Lý thuyết GDCD 6 Bài 3: Tiết kiệm hay, chi tiết

Lý thuyết GDCD 6 Bài 3: Tiết kiệm hay, chi tiết

I.Khái quát nội dung câu chuyện

- Thảo là người tiết kiệm, thương mẹ

    + Thảo bảo mẹ lấy tiền công đan giỏ để mua gạo.

    + Ngoài giờ học, Thảo còn đan giỏ giúp mẹ.

- Hà cảm thấy hối hận vì xin tiền mẹ để đi liên hoan với bạn

    + Hà nghe được câu chuyện Thảo nói chuyện với mẹ cảm thấy mình có lỗi “mắt Hà nhòe đi lúc nào không biết”.

    + Hà tự hứa với mình từ nay không vòi tiền mẹ nữa và phải biết tiết kiệm trong tiêu dùng hằng ngày để đỡ bố mẹ.

⇒ Ý nghĩa: Trong cuộc sống chúng ta không những cần tiết kiệm tiền của mà quan trọng hơn nữa là tiết kiệm sức khỏe. Tiết kiệm sẽ giúp cuộc sống của chúng ta đầy đủ, sung túc hơn. Cần lên án các hành vi lãng phí.

II. Nội dung bài học

2.1. Thế nào là tiết kiệm?

Tiết kiệm là biết sử dụng đúng mức, hợp lí của cải vật chất, thời gian, sức lực của mình và của người khác. Ví dụ: Tiết kiệm điện, nước trong sinh hoạt hằng ngày. Trái với tiết kiệm là: xa hoa, lãng phí, keo kiệt, hà tiện...khiến cuộc sống trở nên thiếu thốn, con người sẽ vất vả lam lũ...

2.2. Biểu hiện của tiết kiệm

Gia đình Trường, lớp Xã hội
Ăn mặc giản dị; tiêu dùng đúng mức; không lãng phí phô trương; không lãng phí thời gian để chơi, ko làm hỏng đồ dùng do cẩu thả; tận dụng đồ cũ; ko lãng phí điện, nước... Giữ gìn bàn ghế; tắt điện, quạt khi ra về; dùng nước xong khoá lại; ko vẽ lên bàn ghế, bôi bẩn tường; ko làm hỏng tài sản chung; không ăn quà vặt trong giờ; ra vào lớp đúng giờ... Giữ gìn tài nguyên thiên nhiên; thu gom giấy vụn, đồng nát; tiết kiệm điện, nước; không hái hoa bẻ cành; không làm thất thoát tài sản xã hội; ko la cà, nghiện ngập...

2.3. Ý nghĩa:

- Tiết kiệm thể hiện sự quý trọng sức lao động của mình và của người khác.

- Làm giàu cho bản thân gia đình và đất nước.

2.4. Học sinh phải rèn luyện và thực hành tiết kiệm như thế nào?

- Biết kiềm chế những ham muốn thấp hèn.

- Xa lánh lối sống đua đòi, ăn chơi hoang phí.

- Sắp xếp việc làm khoa học tránh lãng phí thời gian.

- Tận dụng, bảo quản những dụng cụ học tập, lao động.

- Sử dụng điện nước hợp lí.

Lý thuyết GDCD 6 Bài 3: Tiết kiệm hay, chi tiết

    Tắt điện khi không sử dụng là cách để tiết kiệm điện.

Lý thuyết GDCD 6 Bài 3: Tiết kiệm hay, chi tiết

    Tắt vòi nước khi không sử dụng.

Xem thêm các bài Lý thuyết & Câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 6 có đáp án, hay khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập Giáo dục công dân lớp 6 | Trả lời câu hỏi GDCD 6 được biên soạn bám sát nội dung sgk Giáo dục công dân lớp 6.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

bai-3-tiet-kiem.jsp

Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên