Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 23 phần 2



Bài 23 phần 2: Kinh tế, văn hóa thế kỉ XVI - XVIII

(trang 113 sgk Lịch Sử 7): - Câu ca dao sau nói lên điều gì ? Em hãy kể thêm vài câu ca dao có nội dung tương tự.

"Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng"

Quảng cáo

Trả lời:

    - Câu ca dao nói lên tinh thần đoàn kết tương thân, tương ái trong thôn xóm, làng bản, cộng đồng người Việt có chung một cội nguồn "con Rồng, cháu Tiên". Đó là tình cảm, là tinh thần yêu quê hương, đất nước. Tình yêu quê hương, đất nước và con người đã là truyền thống tốt đẹp từ bao đời nay của người Việt Nam.

    - Câu ca dao có nội dung tương tự là:

Quảng cáo

"Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn."

(trang 114 sgk Lịch Sử 7): - Ở thế kỉ XVI – XVII, nước ta có những tôn giáo nào ?

Trả lời:

    Ở thế kỉ XVI – XVII, nước ta có những tôn giáo là: Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo, Thiên Chúa giáo.

(trang 114 sgk Lịch Sử 7): - Chữ quốc ngữ ra đời trong hoàn cảnh nào ?

Trả lời:

    - Cho đến thế kỉ XVII, tiếng Việt ngày càng phong phú.

    - Một số giáo sĩ phương Tây học tiếng Việt để truyền đạo Thiên Chúa. Họ dùng chữ cái La – tinh để ghi âm tiếng Việt.

    → Chữ Quốc ngữ ra đời.

Quảng cáo

(trang 114 sgk Lịch Sử 7): - Vì sao chữ cái La - tinh ghi âm tiếng Việt trở thành chữ Quốc ngữ của nước ta cho đến ngày nay ?

Trả lời:

    - Chữ cái La –tinh ghi âm tiếng Việt trở thành chữ Quốc ngữ của nước ta cho đến nay vì đây là loại chữ viết tiện lợi, khoa học, dễ phổ biến và là công cụ thông tin rất thuận tiện.

    - Chữ quốc ngữ có vai trò quan trọng góp phần đắc lực vào việc truyền bá khoa học, phát triển văn hóa trong các thế kỉ sau, đặc biệt trong văn học viết.

(trang 114 sgk Lịch Sử 7): - Thơ Nôm xuất hiện ngày càng nhiều đã có ý nghĩa như thế nào đối với tiếng nói và văn hóa dân tộc.

Trả lời:

    - Thơ Nôm xuất hiện ngày càng nhiều đã có tác dụng làm cho tiếng Việt thêm trong sáng, gọn gàng, văn hóa dân tộc thêm phong phú.

    - Khẳng định người Việt có ngôn ngữ riêng của mình, thể hiện ý thức tự lập, tự cường của dân tộc.

(trang 115 sgk Lịch Sử 7): - Em biết thêm gì về Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Trả lời:

    Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585) quê ở huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng), đỗ Trạng Nguyên, làm quan triều Mạc rồi từ quan về dạy học, người đương thời quen gọi ông là Trạng Trình. Ông có tấm lòng cao thượng, muốn "lo trước những việc lo của thiên hạ".

(trang 115 sgk Lịch Sử 7): - Hãy kể tên một số công trình nghệ thuật dân gian mà em biết.

Trả lời:

    - Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay ở chùa Bút Tháp (Bắc Ninh).

Tham khảo thêm các bài giải Lịch sử 7 Bài 23 phần 2 khác:

Câu hỏi (trang 116 sgk Lịch Sử 7)

Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập Lịch Sử 7 | Để học tốt Lịch Sử 7 của chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách: Để học tốt Lịch Sử 7Giải bài tập Lịch Sử 7 và bám sát nội dung sgk Lịch Sử lớp 7.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


kinh-te-van-hoa-the-ki-16-18-phan-2.jsp


Giải bài tập lớp 7 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên