Trắc nghiệm Lịch Sử 8 Bài 30 có đáp án năm 2023

Trắc nghiệm Lịch Sử 8 Bài 30 có đáp án năm 2023

Tải xuống

Để giúp học sinh có thêm tài liệu ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử lớp 8 năm 2022 đạt kết quả cao, chúng tôi biên soạn câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 8 Bài 30 có đáp án mới nhất đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao.

Quảng cáo

Bài 30: Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918

Câu 1: Phan Bội Châu chủ trương cứu nước bằng các dựa vào

A. Nga  

B. Nhật Bản  

C. Pháp  

D. Mĩ

Trả lời

Nhật Bản được xem là nước cùng màu da, cùng văn hóa Hán học, lại đi theo con đường tư bản châu Âu, đã giàu mạnh lên và đánh thắng đế quốc Nga nên Phan Bội Châu tin tưởng có thể nhờ cậy được.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 2: Mục đích hoạt động chính của Đông Kinh nghĩa thục là gì?

A. Bồi dưỡng lòng yêu nước, truyền bá nội dung học tập và nếp sống mới  

B. Chuẩn bị lực lượng để tổ chức bạo động vũ trang  

C. Chấn hưng nền kinh tế - văn hóa quốc gia  

D. Chấn hưng dân khí để đủ khả năng tự trị

Trả lời

Các hoạt động của Đông Kinh nghĩa thục nhằm bồi dưỡng nâng cao lòng yêu nước, truyền bá nội dung học tập và nếp sống mới.

Đáp án cần chọn là: A

Quảng cáo

Câu 3: Phong trào nào sau đây chịu ảnh hưởng trực tiếp của phong trào Duy tân đầu thế kỉ XX?

A. Khởi nghĩa Thái Nguyên  

B. Vụ Hà Thành đầu độc  

C. Phong trào chống thuế ở Trung Kì  

D. Vụ mưu khởi nghĩa ở Huế

Trả lời

Trong cuộc vận động Duy tân, khi tư tưởng duy tân đi vào quần chúng đã vượt qua khuôn khổ ôn hòa, biến thành cuộc đấu tranh vũ trang quyết liệt, điển hình là phong trào chống thuế ở Trung Kì (1908).

Đáp án cần chọn là: C

Câu 4: Ngày 5-6-1911, ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?

A. Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước  

B. Việt Nam Quang phục hội được thành lập  

C. Phong trào kháng thuế ở Trung Kì bùng nổ  

D. Trường Đông Kinh nghĩa thục được thành lập

Trả lời

Ngày 5-6-1911, tại bến cảng nhà Rồng, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã rời Việt Nam, ra đi tìm đường cứu nước trên con tàu La-tu-sơ-Tơ-rê-vin

Đáp án cần chọn là: A

Câu 5: Điểm đến đầu tiên trong hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành là quốc gia nào?

A. Pháp        

B. Trung Quốc  

C. Nhật Bản         

D. Liên Xô

Trả lời

Điểm đến đầu tiên trong hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành là Pháp.

Đáp án cần chọn là: A

Quảng cáo

Câu 6: Những hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành trong những năm 1911-1918 có ý nghĩa như thế nào?

A. Là cơ sở tiếp nhận ảnh hưởng của điểm tiến bộ của cách mạng tư sản  

B. Bước đầu giải quyết cuộc khủng hoảng đường lối ở Việt Nam  

C. Tuyên truyền và khích lệ tinh thần yếu nước của Việt kiều ở Pháp  

D. Là cơ sở quan trọng để xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc

Trả lời

Những hoạt động yêu nước của Nguyễn Tât Thành trong những năm 1911-1918 tuy mới chỉ là bước đầu nhưng đúng hướng. Nó là cơ sở quan trọng để sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Người đến được với chủ nghĩa Mác- Lênin, xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 7: Nội dung nào sau đây không thuộc hoạt động của trường Đông Kinh nghĩa thục?

A. Tăng cường bắt nông dân đi lính  

B. Chuyển sang trồng các cây công nghiệp phục vụ chiến tranh  

C. Tăng cường khai thác kim loại quý hiếm phục vụ sản xuất  

D. Mở rộng các ngành công nghiệp nặng

Trả lời

Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ, thực dân Pháp tăng cường đầy mạnh việc vơ vét sức người, sức của ở Đông Dương phục vụ cho chiến tranh:

- Chuyển từ chỗ chuyên canh cây lúa chuyển sang trồng các cây công nghiệp phục vụ chiến tranh như thầu dầu, đậu, lạc, đặc biệt là cao su

- Hàng tấn kim loại quý hiếm ở Việt Nam bị thực dân Pháp phục vụ cho chiến tranh

- Thực hiện chính sách nới lỏng, mở rộng các ngành công nghiệp nhẹ phục vụ cho nhu cầu của người Pháp ở Đông Dương

- Hàng vạn người bị bắt sang Pháp làm lính thợ, lính đánh thuê

=> Loại trừ đáp án D: Pháp luôn hạn chế phát triển công nghiệp nặng ở Việt Nam nhằm làm cho kinh tế Việt Nam phụ thuộc chặt chẽ vào chính quốc.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 8: Nội dung nào sau đây không phải sự thay đổi chính sách thống trị của thực dân Pháp trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)?

A. Tăng cường bắt nông dân đi lính  

B. Chuyển sang trồng các cây công nghiệp phục vụ chiến tranh  

C. Tăng cường khai thác kim loại quý hiếm phục vụ sản xuất  

D. Mở rộng các ngành công nghiệp nặng

Trả lời

Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ, thực dân Pháp tăng cường đầy mạnh việc vơ vét sức người, sức của ở Đông Dương phục vụ cho chiến tranh:

- Chuyển từ chỗ chuyên canh cây lúa chuyển sang trồng các cây công nghiệp phục vụ chiến tranh như thầu dầu, đậu, lạc, đặc biệt là cao su

- Hàng tấn kim loại quý hiếm ở Việt Nam bị thực dân Pháp phục vụ cho chiến tranh

- Thực hiện chính sách nới lỏng, mở rộng các ngành công nghiệp nhẹ phục vụ cho nhu cầu của người Pháp ở Đông Dương

- Hàng vạn người bị bắt sang Pháp làm lính thợ, lính đánh thuê

=> Loại trừ đáp án D: Pháp luôn hạn chế phát triển công nghiệp nặng ở Việt Nam nhằm làm cho kinh tế Việt Nam phụ thuộc chặt chẽ vào chính quốc.

Đáp án cần chọn là: D

Quảng cáo

Câu 9: Đâu không phải nguyên nhân một số nhà yêu nước Việt Nam chủ trương cứu nước bằng con đường cải cách?

A. Do sự thất bại liên tiếp của các phong trào đấu tranh vũ trang trước đó  

B. Do ảnh hưởng yếu tố quê hương  

C. Do thất bại của phong trào Đông Du  

D. Do tư tưởng cải cách trên thế giới lúc bấy giờ xâm nhập mạnh vào Việt Nam

Trả lời

Sở dĩ một số nhà yêu nước Việt Nam chủ trương cải cách là do:

- Chứng kiến sự thất bại liên tiếp của các phong trào đấu tranh vũ trang trước đó

- Tư tưởng cải cách trên thế giới xâm nhập mạnh vào Việt Nam, đặc biệt là từ Nhật Bản với thành công của cuộc cách cách Duy tân Minh Trị.

=> Loại trừ đáp án C.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 10: Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn tới thất bại của các phong trào đấu tranh đầu thế kỉ XX là gì?

A. Do thiếu sự liên minh giữa giai cấp nông dân với công nhân.  

B. Do thiếu sự lãnh đạo của một giai cấp tiến tiến cách mạng.  

C. Do thực dân Pháp còn mạnh, lực lượng cách mạng còn non yếu.  

D. Do ý thức hệ phong kiến trở nên lỗi thời, lạc hậu.

Trả lời

Nguyên nhân cơ bản nhất làm cho phong trào đấu tranh của nhân dân ta đến năm 1918 cuối cùng đều bị thất bại là do thiếu sự lãnh đạo của một giai cấp tiên tiến. Đây cũng là minh chứng cho sự khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo và đường lối cứu nước trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 11: Vì sao năm 1911 Nguyễn Tất Thành quyết định ra đi tìm đường cứu nước?

A. Thực dân Pháp hoàn thành xâm lược Việt Nam  

B. Phong trào kháng chiến chống Pháp phát triển mạnh mẽ  

C. Ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản  

D. Yêu cầu tìm kiếm một con đường cứu nước mới cho dân tộc

Trả lời

Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước trong hoàn cảnh:

- Phong trào Cần Vương thất bại cũng đánh dấu sự thất bại của con đường cứu nước theo khuynh hướng phong kiến.

- Sự thất bại của phong trào đấu tranh của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đánh dấu khuynh hướng dân chủ tư sản chưa thực sự xâm nhập sâu vào nước ta và chưa thể hiện được điểm ưu thế hay phù hợp với tình hình thực tiễn của Việt Nam.

=> Con đường cứu nước giải phóng dân tộc ở Việt Nam đang bế tắc, chưa có lối thoát. Yêu cầu đặt ra phải tìm kiếm một con đường cứu nước mới

Đáp án cần chọn là: D

Câu 12: Yếu tố nào quyết định sự xuất hiện của khuynh hướng tư sản ở Việt Nam vào đầu thế kỉ XX?

A. Những chuyển biến về kinh tế, xã hội, tư tưởng  

B. Sự xuất hiện của giai cấp tư sản và tiểu tư sản  

C. Sự lỗi thời của hệ tư tưởng phong kiến  

D. Sự khủng hoảng suy yếu của chế độ phong kiến

Trả lời

Yếu tố quyết định sự xuất hiện của khuynh hướng tư sản ở Việt Nam đầu thế kỉ XX là những chuyển biến về kinh tế, xã hội, tư tưởng

- Kinh tế: trong quá trình tiến hành chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã được du nhập vào Việt Nam và dẫn tới sự chuyển biến cơ cấu kinh tế.

- Xã hội: chuyển biến kinh tế đã dẫn tới chuyển biến xã hội. Phân hóa giai cấp bắt đầu diễn ra. Bên cạnh các giai cấp cũ là nông dân, địa chủ phong kiến, xuất hiện các giai cấp, tầng lớp mới là giai cấp công nhân, tầng lớp tư sản, tiểu tư sản.

- Tư tưởng: tư tưởng dân chủ tư sản được du nhập vào Việt Nam.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 13: Điểm khác biệt giữa hướng đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc so với Phan Bội Châu là

A. đi sang phương Tây tìm đường cứu nước.  

B. đi sang châu Mĩ tìm đường cứu nước.  

C. đi sang châu Phi tìm đường cứu nước.  

D. đi sang phương Đông tìm đường cứu nước.

Trả lời

- Nguyễn Ái Quốc đã hướng sang phương Tây để tìm kiếm con đường cứu nước mới cho dân tộc.

- Phan Bội Châu lại hướng sang phương Đông với tấm gương Nhật Bản - một nước đồng chủ, đồng văn với Việt Nam để cầu viện.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 14: Sự thất bại của phong trào Đông Du đã để lại bài học kinh nghiệm gì cho các phong trào đấu tranh ở giai đoạn sau?

A. Phải tiến hành đoàn kết quốc tế  

B. Phải đoàn kết tất cả các lực lượng trong nước  

C. Phải dựa vào sức mình là chính; bản chất đế quốc là giống nhau.  

D. Phải có phương pháp đấu tranh đúng đắn

Trả lời

Với phong trào Đông Du (1905-1908), Phan Bội Châu hy vọng sẽ nhận được sự giúp đỡ của Nhật Bản trong vấn đề đào tạo nhân lực chuẩn bị cho cuộc bạo động vũ trang. Tuy nhiên thực dân Pháp đã câu kết với Nhật trục xuất những người yêu nước Việt Nam. Phong trào Đông Du kết thúc

=> Bài học kinh nghiệm:

- Muốn giải phóng các dân tộc phải dựa vào sức mình là chính

- Các nước đế quốc luôn có xu hướng bắt tay, thỏa hiệp với nhau vì họ có chung bản chất và mục đích

Đáp án cần chọn là: C

Câu 15: “Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh” là quan điểm cứu nước của nhà cách mạng nào?

A. Phan Bội Châu  

B. Phan Châu Trinh  

C. Huỳnh Thúc Kháng  

D. Lương Văn Can

Trả lời

“Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh” là quan điểm cứu nước của Phan Châu Trinh.

Theo ông:

- Khai dân trí là mở mang nhận thức, tri thức của dân.- Chấn hưng ý chí, chí khí, khí phách của dân.

- Hậu sân sinh: àm cho đời sống của dân được đầy đủ, hùng hậu.

=> Chủ trương này không chỉ có giá trị với Việt Nam ở thời điểm đầu thế kỉ XX, mà còn có thể được Đảng và Nhà nước Việt Nam vận dụng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay.

Đáp án cần chọn là: B

Tải xuống

Xem thêm bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 8 chọn lọc, có đáp án mới nhất hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Lịch Sử 8 khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 8

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập Lịch Sử lớp 8 | Trả lời câu hỏi Lịch Sử 8 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Lịch Sử lớp 8.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 8 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên