Kiến thức trọng tâm Sinh học 11 Bài 22: Ôn tập chương 1



Kiến thức trọng tâm Sinh học 11 Bài 22: Ôn tập chương 1

Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức môn Sinh học lớp 11 năm 2021, VietJack biên soạn Sinh học 11 Bài 22: Ôn tập chương 1 theo bài học đầy đủ, chi tiết nội dung lý thuyết, câu hỏi trắc nghiệm và giải các bài tập trong sgk Sinh học 11.

A. Lý thuyết bài học

I. MỐI QUAN HỆ DINH DƯỠNG Ở THỰC VẬT

Quá trình sống của thực vật bao gồm rất nhiều quá trình sống : quá trình lấy vật chất và năng lượng từ môi trường ngoài vào cơ thể thực vật ; quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng lấy được thành vật chất của chúng…

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 22: Ôn tập chương 1 | Lý thuyết Sinh học 11 ngắn gọn

a. CO2 khuếch tán qua khí khổng vào lá

b. Quang hợp trong lục lạp của lá

c. Mạch rây vận chuyển các chất hữu cơ từ lá xuống rễ

d. Mạch gỗ vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá

e. Thoát hơi nước qua khí khổng và cutin trên lớp biểu bì lá

- Dòng vận chuyển nước, muối khoáng và chất hữu cơ sẽ cung cấp nguyên liệu cho quang hợp và hô hấp ở thực vật. Thoát hơi nước làm mở khí khổng, giúp CO2 khuếch tán vào lá và O2 khuếch tán ra môi trường ngoài.

II. MỐI QUAN HỆ GIỮA QUANG HỢP VÀ HÔ HẤP Ở THỰC VẬT

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 22: Ôn tập chương 1 | Lý thuyết Sinh học 11 ngắn gọn

Quang hợp và hô hấp ở thực vật có mối quan hệ gắn bó, phụ thuộc lẫn nhau, sản phẩm của quang hợp là nguyên liệu cho hô hấp và ngược lại.

III. TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 22: Ôn tập chương 1 | Lý thuyết Sinh học 11 ngắn gọn

- Tiêu hóa thức ăn ở động vật đơn bào là tiêu hóa nội bào (tiêu hóa bên trong tế bào)

- Ở động vật có túi tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa ngoại bào (tiêu hóa trong lòng túi tiêu hóa, bên ngoài tế bào) và tiêu hóa nội bào (tiêu hóa bên trong các tế bào trên thành túi tiêu hóa)

- Trong ống tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa ngoại bào nhờ hoạt động cơ học của ống tiêu hóa và nhờ tác dụng của dịch tiêu hóa.

IV. HÔ HẤP Ở ĐỘNG VẬT

- Cơ quan hô hấp

   + Cơ quan trao đổi khí ở thực vật là khí khổng

   + Cơ quan trao đổi khí ở động vật là : Bề mặt cơ thể, mang, hệ thống ống khí, phổi.

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 22: Ôn tập chương 1 | Lý thuyết Sinh học 11 ngắn gọn

V. HỆ TUẦN HOÀN Ở ĐỘNG VẬT

- Ở thực vật

   + Hệ thống vận chuyển : Dòng mạch gỗ (quản bào và mạch gỗ), dòng mạch rây (ống rây, tế bào kèm)

   + Động lực của dòng mạch gỗ là lực đẩy của rễ, lực hút do thoát hơi nước ở lá, lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ.

   + Động lực của dòng mạch rây là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn có áp suất thẩm thấu cao và cơ quan chứa có áp suất thẩm thấu thấp.

- Ở động vật

   + Hệ tuần hoàn động vật gồm có tim và hệ mạch (động mạch, mao mạch, tĩnh mạch)

   + Động lực của sự vận chuyển máu là nhờ sự co bóp của tim. Tim co bóp tạo áp lực đẩy máu đi trong vòng tuần hoàn.

- Cơ thể sống trao đổi chất với môi trường sống bằng cách: Lấy O2 , nước và chất dinh dưỡng từ môi trường vào cơ thể để duy trì sự sống và thải ra môi trường CO2 , nước tiểu, mồ hôi và nhiệt.

- Mối quan hệ về chức năng của các hệ cơ quan

   + Hệ tiêu hóa tiếp nhận chất dinh dưỡng và đưa vào hệ tuần hoàn

   + Hệ hô hấp tiếp nhận O2 / CO2 và đưa vào hệ tuần hoàn.

   + Hệ tuần hoàn vận chuyển O2 / CO2 và chất dinh dưỡng đi cung cấp cho tất cả các tế bào của cơ thể. O2 và chất dinh dưỡng tham gia vào chuyển hóa nội bào tạo ra CO2 và chất bài tiết. Hệ tuần hoàn vận chuyển chất bài tiết đến thận và vận chuyển CO2 đến phổi để thải ra ngoài.

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 22: Ôn tập chương 1 | Lý thuyết Sinh học 11 ngắn gọn

VI. CƠ CHẾ DUY TRÌ CÂN BẰNG NỘI MÔI

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 22: Ôn tập chương 1 | Lý thuyết Sinh học 11 ngắn gọn

Cơ chế duy trì cân bằng nội môi có sự tham gia của bộ phận tiếp nhận kích thích, bộ phận điều khiển và bộ phận thực hiện.

- Bộ phận tiếp nhận kích thích là thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm. Bộ phận này tiếp nhận kích thích từ môi trường (trong và ngoài) và hình thành xung thần kinh truyền về bộ phận điều khiển.

- Bộ phận điều khiển là trung ương thần kinh hoặc tuyến nội tiết. Bộ phận này có chức năng điều khiển hoạt động của các cơ quan bằng cách gửi đi các tín hiệu thần kinh hoặc hoocmôn.

- Bộ phận thực hiện là các cơ quan như thận, gan, phổi, tim, mạch máu,… Bộ phận này dựa trên tín hiệu thần kinh hoặc hoocmôn (hoặc tín hiệu thần kinh và hoocmôn) để tăng hay giảm hoạt động nhằm đưa môi trường trong trở về trạng thái cân bằng và ổn định.

B. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1. Cho các đặc điểm sau:

(1) cần ít phôtôn ánh sáng để cố định 1 gam phân tử CO2

(2) quang hợp xảy ra ở nồng độ CO2 thấp hơn so với thực vật C3

(3) sử dụng nước một cách chọn lọc hơn thực vật C3

(4) đòi hỏi ít chất dinh dưỡng hơn so với thực vật C3

(5) sử dụng ít ATP hơn trong pha tối so với thực vật C3

Thực vật C4 có những lợi thế nào?

A. (1) và (2)       B. (4) và (5)

C. (2) và (3)       D. (3) và (4)

Đáp án: C

Câu 2. Các nguyên tố vi lượng cần cho cây với số lượng nhỏ, nhưng có vai trò quan trọng vì chúng

A. cần cho một số pha sinh trưởng

B. được tích lũy trong hạt

C. tham gia vào hoạt động của các enzim

D. có trong cấu trúc của tất cả các bào quan

Đáp án: A

Câu 3. Những phát biểu nào dưới đây phù hợp với các đặc điểm của nhóm thực vật C3 và C4?

(1) chất nhận CO2 đầu tiên trong quang hợp là RiDP

(2) điểm bão hòa ánh sáng gần bằng ánh sáng mặt trời toàn phần

(3) cường độ quang hợp không bị ảnh hưởng bởi nồng độ oxi

(4) điểm bão hòa ánh sáng bằng 1/3 ánh sáng mặt trời toàn phần

(5) điểm bù CO2 từ 30 - 70 ppm

(6) lục lạp xuất hiện ở cả tế bào thịt lá và tế bào bao bó mạch

(7) perôxixôm có liên quan đến quang hợp

(8) có nhu cầu nước cao trong quá trình sinh trưởng và phát triển

Phương án trả lời đúng là:

A. thực vật C3 : (1), (4), (5), (7) và (8) ; thực vật C4 : (2), (3) và (6)

B. thực vật C3 : (2), (4), (5), (7) và (8) ; thực vật C4 : (1), (3) và (6)

C. thực vật C3 : (4), (5), (7) và (8) ; thực vật C4 : (1), (2), (3) và (6)

D. thực vật C3 : (2), (4), (6) và (7) ; thực vật C4 : (1), (3), (5) và (8)

Đáp án: A

Câu 4. Một cây C3 và một cây C4 được đặt trong cùng một chuông thủy tinh kín được chiếu sáng. Nồng độ CO2 sẽ

A. không thay đổi

B. giảm đến điểm bù của cây C3

C. giảm đến điểm bù của cây C4

D. tăng

Câu 5. Điều không đúng với sự giống nhau giữa thực vật CAM với thực vật C4 khi cố định CO2

A. đều diễn ra vào ban ngày

B. tiến trình gồm hai giai đoạn (2 chu trình)

C. sản phẩm quang hợp đầu tiên

D. chất nhận CO2

Đáp án: A

Câu 6. Chu trình cố định CO2 ở thực vật CAM diễn ra như thế nào?

A. giai đoạn đầu cố định CO2 và cả giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình Canvin đều diễn ra vào ban ngày

B. giai đoạn đầu cố định CO2 và cả giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình Canvin đều diễn ra vào ban đêm

C. giai đoạn đầu cố định CO2 diễn ra vào ban đêm, còn giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình Canvin đều diễn ra vào ban ngày

D. giai đoạn đầu cố định CO2 diễn ra vào ban ngày, còn giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình Canvin đều diễn ra vào ban đêm

Đáp án: C

Câu 7. Sự hoạt động của khí khổng ở thực vật CAM có tác dụng chủ yếu là

A. tăng cường khả năng quang hợp

B. hạn chế sự mất nước

C. tăng cường sự hấp thụ nước của rễ

D. tăng cường CO2 vào lá

Đáp án: B

Câu 8. Nội dung nào dưới đây không đúng với chu trình Canvin?

A. cần ADP

B. giải phóng ra CO2

C. xảy ra vào ban đêm

D. tạo ra C6H12O6

Đáp án: A

Câu 9. Khi được chiếu sáng, cây xanh giải phóng ra khí O2 . Các phân tử O2 đó được bắt nguồn từ

A. sự khử CO2

B. sự phân li nước

C. phân giải đường

D. quang hô hấp

Đáp án: B

Câu 10. Một nhóm học sinh tiến hành thí nghiệm sau:

- Cho vài hạt cây vào bình thủy tinh

- Đặt cốc nước vôi trong, nhiệt kế vào bình và ghi nhiệt độ của nhiệt kế

- Đậy nút cao su thật kín

- Đặt bình vào hộp xốp cách nhiệt

Hiện tượng gì xảy ra sau 90 - 120 phút và mục đích của thí nghiệm là gì?

A. Nhiệt độ của nhiệt kế tăng so với ban đầu, cốc nước vôi trong chuyển thành đục. Thí nghiệm chứng minh hô hấp thải khí CO2

B. Nhiệt độ của nhiệt kế giảm so với ban đầu, cốc nước vôi trong chuyển thành đục. Thí nghiệm chứng minh hô hấp thải khí CO2

C. Nhiệt độ của nhiệt kế tăng so với ban đầu, cốc nước vôi trong chuyển thành đục. Thí nghiệm chứng minh hô hấp tỏa nhiệt

D. Nhiệt độ của nhiệt kế giảm so với ban đầu, cốc nước vôi trong chuyển thành đục. Thí nghiệm chứng minh hô hấp tỏa nhiệt

Đáp án: A

Câu 11. Xét các trường hợp sau

(1) những cơn giông : N2 + O2 → NO2 (tia lửa điện)

(2) xác của động vật, thực vật: RNH2→ NH3 → NO3-

(3) sự cố định của vi sinh vật: N2 + NH3 → 2 NH3

(4) sự cung cấp của con người: muối NO3- , NH4+

(5) quang hợp của cây xanh

Những trường hợp nào trên đây là nguồn cung cấp nitơ cho cây?

A. (1), (2), (3) và (4)

B. (1), (3), (4) và (5)

C. (2), (3), (4) và (5)

D. (1), (2), (4) và (5)

Đáp án: A

Câu 12. Khi cây bị hạn, hàm lượng AAB trong tế bào khí khổng tăng có tác dụng

A. kích thích các bơm ion hoạt động

B. tạo cho các ion đi vào khí khổng

C. làm cho các tế bào khí khổng tăng áp suất thẩm thấu

D. làm tăng sức trương của nước trong tế bào khí khổng

Đáp án: A

Câu 13. Ở động vật nhai lại, thức ăn được di chuyển qua 4 ngăn của dạ dày theo thứ tự sau:

A. dạ cỏ → dạ tổ ong → dạ lá sách → dạ múi khế

B. dạ lá sách → dạ tổ ong → dạ cỏ → dạ múi khế

C. dạ cỏ → dạ lá sách → dạ tổ ong → dạ múi khế

D. dạ cỏ → dạ tổ ong → dạ múi khế → dạ lá sách

Đáp án: A

Câu 14. Trong các phát biểu sau:

(1) ở hầu hết động vật, nhịp tim tỉ lệ nghịch với khối lượng cơ thể

(2) huyết áp cực đại lúc tim co, cực tiểu lúc tim giãn

(3) càng xa tim, huyết áp càng giảm, tốc độ máu chảy càng lớn

(4) tim đập nhanh và mạnh làm huyết áp tăng, tim đập chậm và yếu làm huyết áp giảm

Có bao nhiêu phát biểu sai ?

A. 4       B. 3      C. 1       D. 2

Đáp án: C

Giải thích: Các phát biểu sai là: (3)

Câu 15. Một mẫu ruộng ngô đang kết hạt thu được như sau: toàn bộ cây kể cả thân, gốc rễ và lá 0,40 tấn chất khô/ha/ngày ; riêng phần bắp ngô là 0,15 tấn chất khô/ha/ngày. Nếu tách hạt ra thì được 0,05 tấn chất khô/ha/ngày. Giả sử chỉ có hạt là có giá trị kinh tế thì năng suất kinh tế là

A. 0,15 tấn chất khô/ha/ngày

B. 0,40 tấn chất khô/ha/ngày

C. 0,05 tấn chất khô/ha/ngày

D. 0,60 tấn chất khô/ha/ngày

Đáp án: C

Giải thích: Năng suất kinh tế là một phần của năng suất sinh học được tích lũy trong các cơ quan chứa sản phẩm có giá trị kinh tế.

C. Giải bài tập sgk

Xem thêm các bài học Sinh học lớp 11 đầy đủ, chi tiết khác:

Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.




Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên