Kiến thức trọng tâm Sinh học 11 Bài 29: Điện thế hoạt động và sự lan truyền xung thần kinh



Kiến thức trọng tâm Sinh học 11 Bài 29: Điện thế hoạt động và sự lan truyền xung thần kinh

Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức môn Sinh học lớp 11 năm 2021, VietJack biên soạn Sinh học 11 Bài 29: Điện thế hoạt động và sự lan truyền xung thần kinh theo bài học đầy đủ, chi tiết nội dung lý thuyết, câu hỏi trắc nghiệm và giải các bài tập trong sgk Sinh học 11.

A. Lý thuyết bài học

I. ĐIỆN THẾ HOẠT ĐỘNG

Khi bị kích thích thì tế bào thần kinh hưng phấn và xuất hiện điện thế hoạt động.

1. Đồ thị điện thế hoạt động

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 29: Điện thế hoạt động và sự lan truyền xung thần kinh | Lý thuyết Sinh học 11 ngắn gọn

- Khi tế bào thần kinh bị kích thích, điện thế nghỉ biến đổi thành điện thế hoạt động.

- Điện thế hoạt động gồm 3 giai đoạn : mất phân cực (khử cực), đảo cực và tái phân cực.

2. Cơ chế hình thành điện thế hoạt động

- Khi bị kích thích, cổng Na+ mở rộng nên Na+ khuếch tán qua màng vào bên trong tế bào gây ra mất phân cực và đảo cực. Tiếp đó, cổng K+ mở rộng hơn, còn cổng Na+ đóng lại. K+ đi qua màng ra ngoài tế bào dẫn đến tái phân cực.

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 29: Điện thế hoạt động và sự lan truyền xung thần kinh | Lý thuyết Sinh học 11 ngắn gọn

- Như vậy, điện thế hoạt động là sự biến đổi điện thế nghỉ, từ phân cực sang mất phân cực, đảo cực và tái phân cực.

II. LAN TRUYỀN XUNG THẦN KINH TRÊN SỢI THẦN KINH

Điện thế hoạt động khi xuất hiện được gọi là xung thần kinh hay xung điện. Xung thần kinh xuất hiện ở nơi bị kích thích sẽ lan truyền dọc theo sợi thần kinh. Cách lan truyền và tốc độ lan truyền của xung thần kinh trên sợi thần kinh không có bao miêlin và trên sợi thần kinh có bao miêlin là khác nhau.

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 29: Điện thế hoạt động và sự lan truyền xung thần kinh | Lý thuyết Sinh học 11 ngắn gọn

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 29: Điện thế hoạt động và sự lan truyền xung thần kinh | Lý thuyết Sinh học 11 ngắn gọn

Đặc điểm Tế bào thần kinh không có bao mielin Tế bào thần kinh có bao mielin
Đặc điểm cấu tạo Không có bao mielin bọc trên sợi trục thần kinhCó bao mielin bọc quanh sợi trục thần kinh không liên tục mà ngắt quãng tạo thành eo Ranvie.
Sự lan truyền xung thần kinh Xung thần kinh lan truyền liên tiếp từ vùng này sang vùng khác kề bênXung thần kinh lan truyền nhảy cóc từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác
Hướng lan truyền Lan truyền theo hai chiềuLan truyền theo hai chiều
Tốc độ lan truyền xung thần kinh Lan truyền chậmLan truyền nhanh

B. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Nguyên nhân nào gây ra điện thế hoạt động của nơron?

A. Do sự khử cực, đảo cực rồi tái phân cực của tế bào thần kinh.

B. Do tác nhân kích thích làm thay đổi tính thấm của màng nơron dẫn đến trao đổi ion Na+ và K+ qua màng

C. Do tác nhân kích thích nơron quá mạnh.

D. Do sự lan truyền hưng phấn của xung động thần kinh.

Lời giải:

Điện động xuất hiện do tính thấm của màng nơron thay đổi, dẫn đến trao đổi Na+ và K+ qua màng.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 2: Điện thế hoạt động là điện thế phát sinh khi :

A. Tế bào bị kích thích

B. Tế bào bị kích thích tới ngưỡng

C. Tế bào bị kích thích hoặc ức chế

D. Tế bào được kích hoạt bởi xung thần kinh

Lời giải:

Khi bị kích thích với cường độ đủ mạnh ( tới ngưỡng) thì tính thấm của màng nơron nơi bị kích thích thay đổi làm xuất hiện điện thế hoạt động.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 3: Một kích thích khi nào thì lằm thay đổi tính thấm của màng nơron?

A. Dưới ngưỡng.

B. Vượt ngưỡng.

C. Mọi kích thích đều làm thay đổi tính thấm của màng.

D. Ở đầu sợi trục của nơron.

Lời giải:

Kích thích vượt ngưỡng sẽ làm thay đổi tính thấm của màng nơron mặc dù ngưỡng kích thích rất thấp.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 4: “Một kích thích vượt ngưỡng sẽ làm thay đổi ...(1)... của màng nơron”. (1) là?

A. Tính thấm.

B. Điện tích.

C. Cấu trúc.

D. Tính khảm lỏng.

Lời giải:

Kích thích vượt ngưỡng sẽ làm thay đổi tính thấm của màng nơron mặc dù ngưỡng kích thích rất thấp.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 5: Điện thế hoạt động biến đổi qua các giai đoạn:

A. Mất phân cực → Tái phân cực → Đảo cực

B. Mất phân cực → Đảo cực → Tái phân cực

C. Đảo cực → Mất phân cực → Tái phân cực

D. Đảo cực → Tái phân cực → Mất phân cực

Lời giải:

Điện thế hoạt động là sự biến đổi điện thế nghỉ, từ phân cực sang mất phân cực, đảo cực và tái phân cực

Đáp án cần chọn là: B

Câu 6: Trình tự đúng của sự xuất hiện điện động trên nơron là

A. đảo cực, khử cực, tái phân cực.

B. khử cực, đảo cực, tái phân cực.

C. phân cực, khử cực, đảo cực.

D. đảo cực, tái phân cực, khử cực.

Lời giải:

Điện thế hoạt động gồm 3 giai đoạn: mất phân cực (khử cực), đảo cực và tái phân cực

Đáp án cần chọn là: B

Câu 7: Trong điện thế hoạt động xảy ra giai đoạn mất phân cực vì

A. K+ đi vào trong tế bào làm trung hòa điện tích âm phía trong màng tế bào

B. Na+ đi vào trong tế bào làm trung hòa điện tích âm phía trong màng tế bào

C. K+ đi ra ngoài tế bào làm trung hòa điện tích phía ngoài màng tế bào

D. Na+ đi ra ngoài tế bào làm trung hòa điện tích phía ngoài màng tế bào

Lời giải:

Khi bị kích thích, tính thấm của màng đối với các ion thay đổi, màng chuyển từ trạng thái nghỉ sang trạng thái hoạt động → gây nên sự khử cực (cửa Na+ mở, Na+ từ ngoài vào tế bào) → trung hoà điện giữa hai màng tế bào.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 8: Vì sao trong điện thế hoạt động xảy ra giai đoạn mất phân cực?

A. Do K+ đi vào làm trung hòa điện tích âm trong màng tế bào.

B. Do Na+ đi vào làm trung hòa điện tích âm trong màng tế bào.

C. Do K+ ra làm trung hòa điện tích trong và ngoài màng tế bào.

D. Do Na+ đi ra làm trung hòa điện tích trong và ngoài màng tế bào.

Lời giải:

Khi bị kích thích, tính thấm của màng đối với các ion thay đổi, màng chuyển từ trạng thái nghỉ sang trạng thái hoạt động → gây nên sự khử cực (cửa Na+ mở, Na+ từ ngoài vào tế bào) → trung hoà điện giữa hai màng tế bào.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 9: Trong điện thế hoạt động xảy ra giai đoạn đảo cực vì

A. K+ đi ra nhiều, làm phía ngoài màng tế bào tích điện dương và phía trong màng tế bào tích điện âm

B. K+ đi vào còn dư thừa, làm phía trong màng tế bào tích điện dương và mặt ngoài tích điện âm

C. Na+ ra nhiều, làm phía ngoài màng tế bào tích điện dương và phía trong màng tế bào tích điện âm

D. Na+ đi vào còn dư thừa, làm phía trong màng tế bào tích điện dương và phía ngoài màng tế bào tích điện âm

Lời giải:

Cổng Na mở rộng → Na+ từ bên ngoài di chuyển ồ ạt vào trong tế bào → bên trong tế bào tích điện dương, bên ngoài tích điện âm

Đáp án cần chọn là: D

Câu 10: Ở giai đoạn đảo cực

A. Cả trong và ngoài màng tích điện âm

B. Màng trong tích điện dương, màng ngoài tích điện

C. Cả trong và ngoài màng tích điện dương

D. Màng trong tích điện âm, màng ngoài tích điện dương

Lời giải:

Giai đoạn mất phân cực: Na+ từ dịch mô ồ ạt tràn vào dịch nội bào trung hòa với điện tích âm ở mặt trong màng và còn dư thừa làm màng trong tích điện dương, màng ngoài tích điện âm, đây là giai đoạn đảo cực.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 11: Trong điện thế hoạt động xảy ra giai đoạn tái phân cực vì

A. Na+ đi vào ồ ạt làm phía ngoài màng tế bào tích điện âm và phái trong màng tế bào tích điện âm

B. K+ đi ra ồ ạt làm phía ngoài tế bào tích điện dương và phía trong màng tế bào tích điện âm

C. Na+ đi vào ồ ạt làm phái ngoài màng tế bào tích điện dương và phái trong màng tế bào tích điện âm

D. Na+ đi vào ồ ạt làm phía ngoài màng tế bào tích điện âm và phía trong màng tế bào tích điện dương

Lời giải:

Cổng K+ mở rộng, cổng Na+ đóng lại. K+ đi qua màng tế bào ra ngoài → bên ngoài tích điện dương và bên trong tích điện âm → tái phân cực.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 12: Giai đoạn tái phân cực của điện động là do

A. các ion Na+ khuếch tán từ trong ra ngoài màng.

B. các ion K+ khuếch tán từ trong ra ngoài màng.

C. các ion Na+ và K+ đều khuếch tán từ trong ra ngoài màng

D. bơm Na - K vận chuyển chúng từ trong ra ngoài màng

Lời giải:

Ở giai đoạn tái phân cực, kênh K+ mở, kênh Na+ đóng lại làm K+ đi từ bên trong ra ngoài màng tế bào

Đáp án cần chọn là: B

Câu 13: Có bao nhiêu ý sau đây đúng về bơm Na – K?

(1) Bơm Na – K là các chất vận chuyển (bản chất là protein) có trên màng tế bào

(2) Có nhiệm vụ chuyển K+ từ phía ngoài tế bào trả vào phía trong màng tế bào làm cho nồng độ K+ ở bên trong tế bào luôn cao hơn ở bên ngoài tế bào, vì vậy duy trì được điện thế nghỉ

(3) Có nhiệm vụ chuyển Na+ từ phía ngoài tế bào trả vào phía trong màng tế bào làm cho nồng độ Na+ ở bên trong tế bào luôn cao hơn ở bên ngoài tế bào, vì vậy duy trì được điện thế nghỉ

(4) Hoạt động của bơm Na – K tiêu tốn năng lượng. Năng lượng do ATP cung cấp

(5) Bơm Na – K còn có vai trò trong cơ chế hình thành điện thế hoạt động. Bơm này chuyển Na+ từ phía trong tế bào trả ra phía ngoài màng tế bào trong trường hợp điện thế hoạt động xuất hiện

Phương án trả lời đúng là:

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Lời giải:

Các ý đúng là (1), (2), (4), (5)

Ý (3) sai vì bơm Na-K luôn trả Na+ ra ngoài duy trì nồng độ Na+ bên ngoài tế bào cao hơn bên trong tế bào.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 14: Có bao nhiêu ý sau đây đúng về bơm Na – K?

(1) Bơm Na – K là các chất vận chuyển (bản chất là protein) có trên màng tế bào

(2) Có nhiệm vụ chuyển K+ từ phía ngoài tế bào trả vào phía trong màng tế bào làm cho nồng độ K+ ở bên trong tế bào luôn cao hơn ở bên ngoài tế bào, vì vậy duy trì được điện thế hoạt động

(3) Có nhiệm vụ chuyển Na+ từ phía ngoài tế bào trả vào phía trong màng tế bào làm cho nồng độ Na+ ở bên trong tế bào cao hơn ở bên ngoài tế bào, vì vậy tạo được điện thế nghỉ.

(4) Hoạt động của bơm Na – K không tiêu tốn năng lượng

(5) Bơm Na – K còn có vai trò trong cơ chế hình thành điện thế hoạt động. Bơm này chuyển Na+ từ phía trong tế bào trả ra phía ngoài màng tế bào trong trường hợp điện thế hoạt động xuất hiện

Phương án trả lời đúng là:

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Lời giải:

Các ý đúng là (1), (5)

(2) sai, Có nhiệm vụ chuyển K+ từ phía ngoài tế bào trả vào phía trong màng tế bào làm cho nồng độ K+ ở bên trong tế bào luôn cao hơn ở bên ngoài tế bào, vì vậy duy trì được điện thế nghỉ.

(3) sai vì điện thế nghì thì nồng độ Na+ ngoài tế bào cao hơn trong tế bào.

(4) sai vì bơm Na - K hoạt động có tiêu tốn năng lượng.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 15: Xung thần kinh xuất hiện

A. khi xuất hiện điện thế hoạt động

B. tại thời điểm sắp xuất hiện điện thế hoạt động

C. tại thời điểm chuyển giao giữa điện thế nghỉ sang điện thế hoạt động

D. sau khi xuất hiện điện thế hoạt động

Lời giải:

Xung thần kinh xuất hiện khi điện thế hoạt động xuất hiện.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 16: Xung thần kinh là:

A. Thời điểm sắp xuất hiện điện thế hoạt động.

B. Sự xuất hiện điện thế hoạt động.

C. Thời điểm sau khi xuất hiện điện thế hoạt động.

D. Thời điểm chuyển giao giữa điện thế nghỉ sang điện thế hoạt động.

Lời giải:

Xung thần kinh là sự xuất hiện điện thế hoạt động.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 17: Cường độ kích thích lên sợi trục của một nơron tăng sẽ làm cho

A. biên độ của điện thế hoạt động tăng

B. tần số điện thế hoạt động tạo ra tăng

C. thời gian xuất hiện điện thế hoạt động tăng

D. tốc độ lan truyền điện thế hoạt động tăng

Lời giải:

Cường độ kích thích càng lớn thì tần số xung động xuất hiện trên sợi thần kinh càng cao (chứ không phải biên độ tăng).

Đáp án cần chọn là: B

Câu 18: Cường độ kích thích lên sợi trục của một nơron tỷ lệ thuận với

A. tần số điện thế hoạt động tạo ra tăng

B. biên độ của điện thế hoạt động tăng

C. thời gian xuất hiện điện thế hoạt động tăng

D. tốc độ lan truyền điện thế hoạt động tăng

Lời giải:

Cường độ kích thích lên sợi trục của một nơron tỷ lệ thuận với tần số điện thế hoạt động tạo ra.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 19: Sự lan truyền của xung thần kinh là sự lan truyền của:

A. Điện thế nghỉ

B. Điện thế hoạt động

C. Cả điện thế nghỉ và điện thế hoạt động

D. Các chất hóa học.

Lời giải:

Sự lan truyền của xung thần kinh là sự lan truyền của điện thế hoạt động

Đáp án cần chọn là: B

Câu 20: Sự lan truyền của xung thần kinh là:

A. sự xuất hiện điện thế hoạt động

B. thời điểm sắp xuất hiện điện thế hoạt động

C. thời điểm chuyển giao giữa điện thế nghỉ sang điện thế hoạt động

D. sự lan truyền của điện thế hoạt động

Lời giải:

Sự lan truyền của xung thần kinh là sự lan truyền của điện thế hoạt động

Đáp án cần chọn là: D

Câu 21: Cho các nhận định sau về sự lan truyền xung thần kinh, nhận định sai là:

A. Là sự lan truyền điện thế hoạt động.

B. Các ion Na+, K+ chạy trên sợi trục mang theo điện thế đến vùng màng tiếp theo

C. Điện thế không truyền ngược lại vùng nó vừa đi qua

D. Nếu kích thích ở giữa sợi trục thì xung thần kinh truyền theo cả 2 chiều kể từ điểm xuất phát.

Lời giải:

Xung thần kinh không chạy trên sợi trục nó chỉ kích thích vùng màng kế tiếp ở phía trước→ thay đổi tính thấm của màng ở vùng này→ xuất hiện xung thần kinh tiếp theo, cứ tiếp tục như vậy trên suốt dọc sợi trục.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 22: Nhận định nào dưới đây về sự lan truyền của xung thần kinh là đúng:

A. Nơi điện thế hoạt động vừa xuất hiện, màng sẽ ở vào giai đoạn kích thích nên sẵn sang tiếp nhận kích thích

B. Xung thần kinh sau khi xuất hiện sẽ chạy dọc trên sợi thần kinh

C. Xung thần kinh sẽ kích thích làm thay đổi tính thấm của vùng màng kế tiếp và làm xuất hiện xung thần kinh tiếp theo.

D. Nếu kích thích ở giữa sợi thần kinh thì xung thần kinh truyền cũng chỉ đi theo một chiều từ điểm xuất phát đến tế bào đích.

Lời giải:

Sự lan truyền xung thần kinh : bản thân xung thần kinh không chạy trên sợi thần kinh mà nó chỉ kích thích vùng màng kế tiếp thay đổi tính thấm của màng nơ ron.

A sai vì, nơi điện thế xuất hiện đang ở trạng thái trơ hoàn toàn nên không tiếp nhận kích thích

B sai vì xung thần kinh không chạy mà chỉ làm thay đổi tính thấm của màng ở vùng tiếp theo.

D sai vì Nếu kích thích ở giữa sợi thần kinh thì xung thần kinh truyền theo cả 2 chiều.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 23: Trên sợi trục không có bao miêlin, xung thần kinh lan truyền

A. nhảy cóc từ vùng này sang vùng khác

B. liên tục từ vùng này sang vùng khác

C. liên tục từ eo ranvie này sang eo ranvie khác

D. không liên tục từ vùng này sang vùng khác

Lời giải:

Trên sợi trục không có bao miêlin, xung thần kinh lan truyền liên tiếp từ vùng này sang vùng khác.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 24: Sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục không có bao miêlin diễn ra như thế nào?

A. Xung thần kinh lan truyền liên tục từ vùng này sang vùng khác do mất phân cực đến tái phân cực rồi đảo cực.

B. Xung thần kinh lan truyền liên tục từ vùng này sang vùng khác do cực rồi đảo cự đến mất phân cực rồi tái phân c.

C. Xung thần kinh lan truyền liên tục từ vùng này sang vùng khác do mất phân cực đến đảo cực rồi tái phân cực.

D. Xung thần kinh lan truyền không liên tục từ vùng này sang vùng khác do mất phân cực đến đảo cực rồi tái phân cực.

Lời giải:

Sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục không có bao miêlin diễn ra liên tục từ vùng này sang vùng khác do mất phân cực đến đảo cực rồi tái phân cực.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 25: Cho các trường hợp sau:

(1) Diễn truyền theo lối “nhảy cóc” từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác

(2) Sự thay đổi tính chất màng chỉ xảy ra tại các eo

(3) Dẫn truyền nhanh và tốn ít năng lượng

(4) Nếu kích thích tại điểm giữa sợi trục thì lan truyền chỉ theo một hướng

Sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục có bao miêlin có những đặc điểm nào?

A. (1) và (4)

B. (2), (3) và (4)

C. (2) và (4)

D. (1), (2) và (3)

Lời giải:

Sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục có bao miêlin có những đặc điểm (1), (2), (3)

Ý (4) sai vì nếu kích thích tại điểm giữa sợi trục thì lan truyền theo hai hướng

Đáp án cần chọn là: D

Câu 26: Phương án nào không phải là đặc điểm của sự lan truyên xung thần kinh trên sợi trục có bao miêlin?

A. Dẫn truyền theo lối “Nhảy cóc” từ eo Ranvie này chuyển sang eo Ranvie khác.

B. Sự thay đổi tính chất màng chỉ xảy ra tại các eo.

C. Dẫn truyền nhanh và ít tiêu tốn năng lượng.

D. Nếu kích thích tại điểm giưũa sợi trục thì lan truyền chỉ theo một hướng.

Lời giải:

Ý D sai, vì nếu kích thích tại điểm giữa sợi trục thì lan truyền theo hai hướng

Đáp án cần chọn là: D

Câu 27: Sự lan truyền xung thần kinh trên sợi có bao miêlin “nhảy cóc” vì

A. Sự thay đổi tính thấm của màng không xảy ra tại các eo Ranvie

B. Đảm bảo cho sự tiết kiệm năng lượng

C. Giữa các eo Ranvie, sợi trục bị bao bằng bao miêlin cách điện

D. Tạo cho tốc độ truyền xung quanh

Lời giải:

Sự lan truyền xung thần kinh trên sợi có bao miêlin “nhảy cóc” vì bao mielin có bản chất phospholipit (cách điện) nên xung thần kinh không thể truyền qua bao.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 28: Vì sao xung thần kinh lan truyền trên sợi có bao miêlin lại “nhảy cóc”?

A. Vì sự thay đổi tính thấm của màng chỉ xảy ra tại các eo Ranvie mà không xảy ra ở các bao miêlin

B. Vì tốc độ lan truyền nhanh nên xung thần kinh phải bỏ qua một số đoạn trên sợi trục

C. Vì sự lan truyền cung thần kinh ẩn trong các bao miêlin nên ta không thấy được

D. Cả A, B và C

Lời giải:

Sự lan truyền xung thần kinh trên sợi có bao miêlin “nhảy cóc” vì bao mielin có bản chất phospholipit (cách điện) nên xung thần kinh không thể truyền qua bao => sự thay đổi tính thấm của màng chỉ xảy ra tại các eo Ranvie mà không xảy ra ở các bao miêlin.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 29: So sánh tốc độ dẫn truyền của sợi thần kinh có và không có bao mielin dưới đây, nhận định nào là chính xác?

A. Tốc độ dẫn truyền của sợi thần kinh có bao mielin so với sợi thần kinh không có bao mielin tùy thuộc vào vị trí tế bào thần kinh trong hệ thần kinh

B. Tốc độ dẫn truyền của sợi thần kinh có bao mielin chậm hơn sợi thần kinh không có bao mielin

C. Tốc độ dẫn truyền của sợi thần kinh có bao mielin nhanh hơn sợi thần kinh không có bao mielin

D. Tốc độ dẫn truyền của sợi thần kinh có bao mielin bằng sợi thần kinh không có bao mielin

Lời giải:

Xung thần kinh trên sợi trục có bao mielin được dẫn truyền theo cách nhảy cóc nên nhanh hơn so với dẫn truyền trên sợi trục không có bao mielin

Đáp án cần chọn là: C

Câu 30: Điểm khác biệt giữa sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục có bao miêlin so với sợi trục không có bao mielin là

A. Dẫn truyền theo lối “nhảy cóc”, nhanh và ít tiêu tốn năng lượng.

B. Dẫn truyền theo lối “nhảy cóc”, chậm và ít tiêu tốn năng lượng.

C. Dẫn truyền theo lối “nhảy cóc”, nhanh và tiêu tốn nhiều năng lượng.

D. Dẫn truyền theo lối “nhảy cóc” chậm chạp và tiêu tốn nhiều năng lượng.

Lời giải:

Sự lan truyền xung thần kinh trên bao mielin theo kiểu nhảy cóc nên nhanh và ít tiêu tốn năng lượng hơn so với lan truyền trên sợi trục không có bao mielin

Đáp án cần chọn là: A

C. Giải bài tập sgk

Xem thêm các bài học Sinh học lớp 11 đầy đủ, chi tiết khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.




Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên