Kiến thức trọng tâm Sinh học 12 Bài 29 (sách mới)



Kiến thức trọng tâm Sinh học 12 Bài 29 (sách mới)

Lời giải Sinh học 12 Bài 29 sách mới. Mời các bạn đón đọc:

Quảng cáo



Lưu trữ: Kiến thức trọng tâm Sinh học 12 Bài 29 : Quá trình hình thành loài (sách cũ)

Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức môn Sinh học lớp 12 để chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc gia năm 2021, VietJack biên soạn Sinh học 12 Bài 29 : Quá trình hình thành loài theo bài học đầy đủ, chi tiết nội dung lý thuyết, câu hỏi trắc nghiệm và giải các bài tập trong sgk Sinh học 12.

A. Lý thuyết bài học

I. HÌNH THÀNH LOÀI KHÁC KHU VỰC ĐỊA LÍ

Bài 29 : Quá trình hình thành loài

1. Vai trò của cách li địa lí trong quá trình hình thành loài mới

- Cách li địa lí là những trở ngại về mặt địa lí như sông, núi, biển…ngăn cản các cá thể của các quần thể cùng loài gặp gỡ và giao phối với nhau.

- Vai trò của cách li địa lí:

+ Sự cách li địa lí góp phần duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể được tạo ra bởi các nhân tố tiến hóa.

+ Do các quần thể sống trong những khu vực địa lí khác nhau nên CLTN và các nhân tố tiến hóa khác có thể tạo nên sự khác biệt về vốn gen giữa các quần thể.

+ Khi sự khác biệt về di truyền giữa các quần thể được tích tụ dẫn đến xuất hiện cách li sinh sản thì loài mới được hình thành.

2. Đặc điểm của quá trình hình thành loài bằng con đường cách li địa lí

- Quá trình hình thành loài bằng con đường cách li địa lí thường xảy ra với những loài động vật có khả năng phát tán mạnh.

- Quá trình hình thành loài bằng con đường cách li địa lí xảy ra một cách chậm chạp qua nhiều dạng trung gian chuyển tiếp.

- Quá trình hình thành loài thường gắn liền với quá trình hình thành quần thể thích nghi.

B. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Quá trình hình thành loài mới là

  1. Quá trình phát sinh những biến đổi lớn trên cơ thể sinh vật làm chúng khác xa với tổ tiên ban đầu.
  2. Quá trình phát sinh những đặc điểm mới trên cơ thể sinh vật làm từ một dạng ban đầu phát sinh nhiều dạng khác nhau rõ rệt và khác xa tổ tiên
  3. Sự cải biến thành phần kiểu gen của quần thể ban đầu theo hướng thích nghi.
  4. Sự cải biến thành phần kiểu gen của quần thể ban đầu theo hướng thích nghi, tạo ra hệ gen mới cách li sinh sản với quần thể gốc.

Đáp án:

Loài mới được đánh dấu khi có sự cách li sinh sản với quần thể gốc

Đáp án cần chọn là: D

Câu 2: Hãy thử tưởng tượng một trường hợp như sau: Một trận bão lớn đã thổi bay một số cá thể của quần thể ở đất liền ra một hòn đảo tương đối xa so với đất liền. Các cá thể đó đã thích nghi với cuộc sống ở đảo và hình thành nên quần thể mới cách li với quần thể gốc ở đất liền. Trải qua hàng nghìn năm, mực nước biển hạ thấp và nối liền đảo đó với đất liền khiến các chim sẻ trên đảo và chim sẻ ở đất liền tự do tiếp xúc với nhau. Quan sát nào sau đây giúp ta có thể kết luận chúng đã trở thành hai loài khác nhau?

  1. Con lai của chúng yếu ớt và chết trước khi thành thục sinh dục.
  2. Chúng có nhiều đặc điểm hình thái khác nhau.
  3. Chúng ăn các loại thức ăn khác nhau.
  4. Con lai chúng có kiểu hình khác với cả hai dạng bố mẹ.

Đáp án :

Con lai của chúng yếu ớt và chết trước khi thành thục sinh dục > Hình thành loài mới khi có sự cách ly sinh sản.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 3: Phát biểu nào sau đây không đúng về quá trình hình thành loài mới bằng con đường địa lý (hình thành loài khác khu vực địa lý)

  1. Điều kiện địa lý là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi tương ứng trên cơ thể sinh vật, từ đó tạo thành loài mới.
  2. Hình thành loài mới bằng con đường địa lý có thể xảy ra đối với các loài động vật có khả năng phát tán kém
  3. Hình thành loài mới bằng con đường địa lý diễn ra chậm chạp trong thời gian lịch sử lâu dài.
  4. Trong những điều kiện địa lý khác nhau, CLTN đã tích lũy các đột biến và các biến dị tổ hợp theo những hướng khác nhau.

Đáp án:

Điều kiện địa lý không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi tương ứng trên cơ thể sinh vật mà chỉ là yếu tố thuận lợi, giúp cho việc thể hiện sự ưu thế của kiểu hình thích nghi thể hiện ra

Còn những biến đổi trên cơ thể sinh vật là do các đột biến gen gây nên

Đáp án cần chọn là: A

Câu 4: Trong các phương án dưới đây, có bao nhiêu phương án không đúng khi nói về vai trò của cách li địa lý trong quá trình hình thành loài mới? 

1. Những trở ngại địa lý ngăn cản các cá thể của các quần thể cùng găp gỡ và giao phối với nhau 

2. Quần thể ban đầu được chia thành nhiều quần thể cách li với nhau. 

3. Hay xảy ra với các loài thực vật 

4. Góp phần duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể được tạo ra bởi các nhân tố tiến hóa. 

5. Quá trình hình thành loài mới thường không nhất thiết phải hình thành quần thể thích nghi.

  1. 5
  2. 4
  3. 3
  4. 2

Đáp án:

Hai ý nói không đúng về vai trò của cách ly địa lý là: (2), (5).

(2), Quần thể ban đầu được chia thành nhiều quần thể cách li với nhau chưa chắc hình thành loài mới

(5), Đây là tính chất của cách ly địa lý không phải vai trò trong quá trình hình thành loài mới.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 5: Cho các ví dụ về quá trình hình thành loài như sau: 

(1) Một quần thể chim sẻ sống ở đất liền và và một quần thể chim sẻ sống ở quần đảo Galapagos. 

(2) Một quần thể mao lương sống ở bãi bồi sông Vônga và và một quần thể mao lương sống ở phía trong bờ sông. 

(3) Hai quần thể cá có hình thái giống nhau nhưng khác nhau về màu sắc: một quần thể có màu đỏ và một quần thể có màu xám sống chung ở một hồ Châu phi.  

(4) Chim sẻ ngô (Parus major) có vùng phân bố rộng trên khắp châu Âu và châu Á phân hóa thành 3 nòi: nòi châu Âu, nòi Trung Quốc và nòi Ấn độ.  

Các quá trình hình thành loài có sự tham gia của cơ chế cách li địa lý là: 

  1. 1, 4.
  2. 1, 2, 3, 4.
  3. 1, 2, 4
  4. 1, 3.

Đáp án:

(1), (4) là cách li địa lý; (2), (3): cách ly sinh thái.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 6: Cho các ví dụ về quá trình hình thành loài như sau: 

(1) Một quần thể chim sẻ sống ở đất liền và và một quần thể chim sẻ sống ở quần đảo Galapagos

(2) Một quần thể mao lương sống một bên bãi bồi sông Vônga và và một quần thể mao lương sống ở phía bên kia sông. 

(3) Hai quần thể cá có hình thái giống nhau nhưng khác nhau về màu sắc: một quần thể có màu đỏ và một quần thể có màu xám sống chung ở một hồ Châu phi.  

(4) Chim sẻ ngô (Parus major) có vùng phân bố rộng trên khắp châu Âu và châu Á phân hóa thành 3 nòi: nòi châu Âu, nòi Trung Quốc và nòi Ấn độ.  

Các quá trình hình thành loài có sự tham gia của cơ chế cách li địa lý là:

  1. 1, 4.
  2. 1, 2, 3, 4.
  3. 1, 2, 4
  4. 1, 3.

Đáp án:

(1), (2), (4) là cách li địa lý; (3): cách ly sinh thái.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 7: Phát biểu nào dưới đây nói về vai trò của cách li địa trong quá trình hình thành loài là đúng nhất?

  1. Môi trường địa lí khác nhau là nguyên nhân chính tạo ra các alen thích nghi cho quần thể.
  2. Ở các quần thể sinh vật có khả năng phát tán mạnh, cách li địa lí luôn dẫn đến cách li sinh sản.
  3. Cách li địa lí có thể dẫn đến hình thành loài mới qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp.
  4. Cách ly địa lý là điều kiện cần duy nhất cho việc hình thành loài mới ở thực vật.

Đáp án:

A sai, môi trường địa lý không tạo ra các alen mới. Các alen mới chỉ xuất hiện qua quá trình đột biến

B sai, cách li địa lý chưa chắc đã hình thành nên cách li sinh sản

D sai, cách li địa lý chỉ góp phần ngăn không cho 2 quần thể có thể trao đổi vốn gen với nhau, giúp nhanh chóng hính thành sự cách li sinh sản mà thôi, ngoài cách li địa lái thì cò hiện tượng cách li sinh thái, tập tính các dạng các li này giúp hình thành loài mới

Đáp án cần chọn là: C

Câu 8: Khi nói về vai trò của cách ly địa lý trong quá trình hình thành loài mới, có các phát biểu sau: 

1. Cách li địa lí là những trở ngại về mặt địa lý như sông, núi, biển,… ngăn các cá thể trong cùng loài gặp gỡ và giao phối với nhau. 

2. Cách li địa lí trong một thời gian dài sẽ luôn dẫn đến cách li sinh sản và hình thành loài mới. 

3. Cách li địa lí góp phần duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể được tạo ra bởi các nhân tố tiến hóa. 

4. Cách li địa lí là những trở ngại sinh học ngăn cản các cá thể của quần thể giao phối với nhau. 

Số phát biểu đúng là:

  1. 1
  2. 3
  3. 4
  4. 2

Đáp án:

Các phát biểu đúng là (1), (3).

(2) sai. Do cách li địa lí không phải luôn tạo ra sự cách ly sinh sản, sự cách ly sinh sản xuất hiện mang tính ngẫu nhiên. Do đó có thể có những quần thể cách li địa lí rất lâu nhưng vẫn không hình thành loài mới.

(4) sai. Do cách li địa lý là những trở ngại về mặt địa lí, làm các cá thể của quần thể cách li ít có cơ hội giao phối với nhau.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 9: Nguyên nhân nào khiến cách ly địa lý trở thành một nhân tố vô cùng quan trọng trong quá trình tiến hóa của sinh vật?

  1. Vì cách li địa lí duy trì sự khác biệt về vốn gen giữa các quần thể.
  2. Vì nếu không có cách li địa lí thì không dẫn đến hình thành loài mới.
  3. Vì điều kiện địa lí khác nhau làm phát sinh các đột biến khác nhau dẫn đến hình thành loài mới.
  4. Vì cách li địa lí là nguyên nhân trực tiếp xuất hiện cách li sinh sản.

Đáp án:

Cách ly địa lý trở thành một nhân tố vô cùng quan trọng trong quá trình tiến hóa của sinh vật vì cách li địa lí ngăn cản quá trình giao phối giữa các cá thể ở các khu vực địa lí khác nhau ⇒ duy trì sự khác biệt về vốn gen giữa các quần thể.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 10: Trong quá trình hình thành loài địa lý, yếu tố địa lý đóng vai trò:

  1. Quyết định chiều hướng biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể gốc.
  2. Tạo điều kiện cho sự phân hóa trong loài.
  3. Quyết định sự phân ly tính trạng của quần thể gốc.
  4. Quyết định nhịp điệu biến đổi kiểu gen của quần thể gốc

Đáp án:

Trong quá trình hình thành loài địa lý, yếu tố địa lý đóng vai trò ngăn cản sự trao đổi vốn gen giữa 2 quần thể, từ đó tạo điều kiện cho sự phân hóa trong loài.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 11: Tại sao trên các đảo và quần đảo đại dương hay tồn tại những loài đặc trưng không có ở nơi nào khác trên trái đất?

  1. Do cách li địa lí khiến cho các loài ở đảo và đất liên không có sự trao đổi gen và chọn lọc tự nhiên diễn ra trong môi trường đặc trưng ở đảo qua thời gian dài
  2. Do các loài này có nguồn gốc từ trên đảo và không phát tán đi nơi khác
  3. Do cách li sinh sản giữa các quần thể trên từng đảo nên mỗi đảo hình thành loài đặc trưng
  4. Do trong cùng điều kiện tự nhiên, chọn lọc tự nhiên diễn ra theo hướng tương tự nhau.

Đáp án:

Trên các đảo và quần đảo đại dương hay tồn tại những loài đặc trưng không nơi nào có là do cách ly địa lý và chọn lọc tự nhiên diễn ra trong môi trường đặc trưng của đảo qua thời gian dài

Đáp án cần chọn là: A

Câu 12: So với đảo lục địa, các đảo đại dương có:

  1. Có độ đa dạng và tỉ lệ loài đặc hữu cao hơn
  2. Có độ đa dạng và tỉ lệ loài đặc hữu kém hơn
  3. Có độ đa dạng kém hơn nhưng có tỉ lệ loài đặc hữu cao hơn
  4. Có độ đa dạng cao hơn nhưng có tỉ lệ loài đặc hữu kém hơn.

Đáp án:

So với đảo lục địa, các đảo đại dương có độ đa dạng kém hơn nhưng có tỉ lệ loài đặc hữu cao hơn.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 13: Hình thành loài bằng con đường cách li địa lí thường xảy ra đối với nhóm loài:

  1. Động vật bậc cao.    
  2. Động vật.
  3. Thực vật
  4. Có khả năng phát tán mạnh.

Đáp án:

Hình thành loài bằng con đường cách li địa lí thường xảy ra đối với nhóm loài có khả năng phát tán mạnh.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 14: Quá trình hình thành loài khác khu vực địa lý, không có đặc điểm nào sau đây?

  1. Diễn ra chậm, qua nhiều giai đoạn trung gian.
  2. Gắn liền với quá trình hình thành quần thể thích nghi.
  3. Thường xảy ở các động vật có khả năng phát tán mạnh.
  4. Không xảy ra đối với thực vật.

Đáp án:

Quá trình hình thành loài khác khu vực địa lý, không có đặc điểm: Không xảy ra ở thực vật.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 15: Hình thành loài bằng con đường cách li địa lí thường xảy ra đối với nhóm loài:

  1. Có khả năng phát tán mạnh.
  2. Động vật và thực vật.
  3. Không có khả năng phát tán.
  4. Có khả năng phát tán yếu.

Đáp án:

Hình thành loài bằng con đường cách li địa lí thường xảy ra đối với nhóm loài có khả năng phát tán mạnh.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 16: Phát biểu nào sau đây không đúng về quá trình hình thành loài mới bằng con đường địa lý (hình thành loài khác khu vực địa lý)

  1. Điều kiện địa lý là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi tương ứng trên cơ thể sinh vật, từ đó tạo thành loài mới.
  2. Hình thành loài mới bằng con đường địa lý có thể xảy ra đối với các loài động vật có khả năng phát tán kém
  3. Hình thành loài mới bằng con đường địa lý diễn ra chậm chạp trong thời gian lịch sử lâu dài.
  4. Trong những điều kiện địa lý khác nhau, CLTN đã tích lũy các đột biến và các biến dị tổ hợp theo những hướng khác nhau.

Đáp án:

Phát biểu không đúng là: A

Điều kiện địa lý chỉ là yếu tố thuận lợi, giúp cho việc thể hiện sự ưu thế của kiểu hình thích nghi thể hiện ra

Còn những biến đổi trên cơ thể sinh vật là do các đột biến gen gây nên

Đáp án cần chọn là: A

Câu 17: Loài phân bố càng rộng, tốc độ tiến hóa diễn ra càng nhanh vì

  1. Loài đó càng có cơ hội hình thành nhiều quần thể cách li về mặt địa lí dẫn đến cách li sinh sản.
  2. Loài đó có cơ hội giao phối với nhiều loài có họ hàng gần gũi, quá trình hình thành loài mới bằng con đường lai xa và đa bội hóa xảy ra nhanh hơn.
  3. Loài đó dễ tích lũy nhiều đột biến hơn các loài có vùng phân bố hẹp
  4. Các quần thể của loài dễ phân hóa về mặt tập tính, đặc biệt là tập tính sinh sản dẫn đến cách li sinh sản.

Đáp án:

Loài phân bố càng rộng, tốc độ tiến hóa diễn ra càng nhanh vì loài đó càng có cơ hội hình thành nhiều quần thể cách li về mặt địa lí dẫn đến cách li sinh sản.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 18: Nhóm loài nào dưới đây có tốc độ tiến hóa diễn ra nhanh hơn các nhóm còn lại?

  1. Nhóm loài có khả năng phát tán yếu.
  2. Nhóm loài đặc hữu.
  3. Nhóm loài phân bố rộng.
  4. Nhóm loài động vật bậc cao.

Đáp án:

Loài phân bố càng rộng, tốc độ tiến hóa diễn ra càng nhanh vì loài đó càng có cơ hội hình thành nhiều quần thể cách li về mặt địa lí dẫn đến cách li sinh sản.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 19: Hình thành loài khác khu vực địa lí dễ xảy ra hơn so với hình thành loài cùng khu vực địa lí. Giải thích nào sau đây hợp lí nhất?

  1. Sự chia li địa lí giữa các quần thể dễ xảy ra
  2. Sinh vật có sự phát tán và di cư.
  3. Ở các loài cùng sinh sản trong một khu vực địa lý thì khó có sự cách li về mặt sinh sản.
  4. Cả ba ý trên.

Đáp án:

Hình thành loài khác khu vực địa lí dễ xảy ra hơn so với hình thành loài cùng khu vực đia lí vì: trong tự nhiên sự chia li địa lí giữa các quần thể dễ xảy ra do xuất hiện các trở ngại địa lí hoặc do sinh vật phát tán, di cư nên các sinh vật nên làm cho các cá thể trong quần thể khác nhau có sự cách li sinh sản với nhau.

Ở các loài cùng sinh sản trong một khu vực địa lý thì khó có sự cách li về mặt sinh sản

Đáp án cần chọn là: D

Câu 20: Theo lĩnh vực địa sinh học thì mối quan hệ giữa khoảng cách từ đảo đến đất liền và số loài sống trên đảo là

  1. Đảo càng xa đất liền thì số lượng loài trên đảo càng ít.
  2. Đảo càng gần đất liền thì số lượng loài trên đảo càng ít.
  3. Đảo càng xa đất liền thì số lượng loài trên đảo càng nhiều
  4. Không có mối quan hệ giữa khoảng cách từ đảo đến đất liền với số loài sống trên đảo

Đáp án:

Đảo gần đất liền thì mới có nhiều quần thể sinh vật có thể di chuyển ra đó và tiến hóa thành loài khác.

Đáp án cần chọn là: A

C. Giải bài tập sgk

Xem thêm các bài học Sinh học lớp 12 đầy đủ, chi tiết khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official




Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên