Kiến thức trọng tâm Sinh học 12 Bài 32 (sách mới)



Kiến thức trọng tâm Sinh học 12 Bài 32 (sách mới)

Lời giải Sinh học 12 Bài 32 sách mới. Mời các bạn đón đọc:

Quảng cáo



Lưu trữ: Kiến thức trọng tâm Sinh học 12 Bài 32: Nguồn gốc sự sống (sách cũ)

Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức môn Sinh học lớp 12 để chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc gia năm 2021, VietJack biên soạn Sinh học 12 Bài 32: Nguồn gốc sự sống theo bài học đầy đủ, chi tiết nội dung lý thuyết, câu hỏi trắc nghiệm và giải các bài tập trong sgk Sinh học 12.

A. Lý thuyết bài học

Bài 32: Nguồn gốc sự sống

Xét về toàn bộ quá trình tiến hóa, sự sống trên Trái Đất đã trải qua các giai đoạn sau:

Bài 32: Nguồn gốc sự sống

- Tiến hóa hóa học: sự hình thành và tiến hóa của các hợp chất hữu cơ

- Tiến hóa tiền sinh học: sự hình thành và tiến hóa của các tế bào sơ khai

- Tiến hóa sinh học: sự tiến hóa của các loài sinh vật trên Trái Đất cho đến ngày nay.

I. TIẾN HÓA HÓA HỌC

1. Hình thành các chất hữu cơ đơn giản từ các chất vô cơ

Bài 32: Nguồn gốc sự sống

- Theo ông Oparin (Nga) và Haldane (Anh) đã độc lập nhau cùng đưa ra giả thuyết cho rằng các hợp chất hữu cơ đơn giản đầu tiên trên trái đất có thể được xuất hiện bằng con đường hóa tổng hợp từ các chất vô cơ nhờ nguồn năng lượng là sấm sét, tia tử ngoại, núi lửa: Bầu khí quyển nguyên thuỷ không có oxi, dưới tác dụng của nguồn năng lượng tự nhiên (tia chớp, tia tử ngoại, núi lửa …) 1 số các chất vô cơ kết hợp tạo nên chất hữu cơ đơn giản: a. amin, nucleotit, đường đơn, a. xit béo … Các đơn phân kết hợp với nhau tạo thành các đại phân tử.

- Ông Miller và Uray đã làm thí nghiệm kiểm chứng: Tạo ra môi trường có thành phần hóa học giống khí quyển của trái đất nguyên thủy trong bình thuỷ tinh. Hỗn hợp khí CH4, NH3, H2 và hơi nước được đặt trong điều kiện phóng điện liên tục suốt 1 tuần lễ. Kết quả các ông đã thu được 1 số chất hữu cơ đơn giản trong đó có các a. amin. Các chất hữu cơ được hình thành trong điều kiện hoá học của bầu khí quyển nguyên thuỷ ngày càng phức tạp dần CH → CHO → CHON

Bài 32: Nguồn gốc sự sống

2. Quá trình trùng phân tạo nên các đại phân tử hữu cơ

- Để chứng minh các đơn phân như axit amin có thể kết hợp với nhau tạo nên các chuỗi polipeptit đơn giản trong điều kiện trái đất nguyên thuỷ, ông Fox và các cộng sự vào năm 1950 đã tiến hành thí nghiệm đun nóng hỗn hợp các axit amin khô ở nhiệt độ từ 150 → 180 độ C và đã tạo ra được các chuỗi peptit ngắn (gọi là prôtêin nhiệt).

→ Kết luận: Các đơn phân tử kết hợp với nhau tạo thành các đại phân tử.

3. Sự xuất hiện cơ chế tự nhân đôi

a. ADN có trước hay ARN có trước?

Bài 32: Nguồn gốc sự sống

- Một số bằng chứng đã chứng minh ARN có thể tự nhân đôi không cần enzim nên ARN tiến hóa trước ADN.

- ARN có khả năng tự nhân đôi, CLTN sẽ chọn các phân tử ARN có khả năng tự sao tốt, có hoạt tính enzim tốt làm vật liệu di truyền. Từ ARN à ADN.

b. Hình thành cơ chế dịch mã

- ARN là khuôn để các axit amin liên kết nhau tạo thành chuỗi polipeptit và chúng được bao bọc bởi màng bán thấm cách li với môi trường ngoài.

II. TIẾN HÓA TIỀN SINH HỌC

- Các đại phân tử: lipit, protit, a. nucleic … xuất hiện trong nước và tập trung cùng nhau thì các phân tử lipit do đặc tính kị nước sẽ lập tức hình thành nên lớp màng bao bọc lấy tập hợp các đại phân tử hữu cơ tạo nên các giọt nhỏ li ti khác nhau. Các giọt này chịu sự tác động của CLTN sẽ tiến hóa dần tạo nên các tế bào sơ khai.

Bài 32: Nguồn gốc sự sống

- Các tế bào sơ khai nào có được tập hợp các phân tử giúp chúng có khả năng trao đổi chất và năng lượng với bên ngoài, có khả năng phân chia và duy trì thành phần hóa học thích hợp thì được giữ lại và nhân rộng.

- Bằng thực nghiệm các nhà khoa học cũng đã tạo được các giọt gọi là lipôxôm khi cho lipit vào trong nước cùng với một số các chất hữu cơ khác nhau. Lipit đã tạo nên lớp màng bao lấy các hợp chất hữu cơ khác và một số li-pô-xôm cũng đã biểu hiện một số đặc tính sơ khai của sự sống như phân đôi, trao đổi chất với môi trường bên ngoài. Ngoài ra các nhà khoa học cũng tạo được các giọt côaxecva có khả năng tăng kích thước và duy trì cấu trúc ổn định trong dung dịch.

- Sau khi các tế bào nguyên thuỷ được hình thành thì quá trinh tiến hoá sinh học tiếp diễn, dưới tác động của các nhân tố tiến hoá đã tạo ra các loài sinh vật như ngày nay. Tế bào nhân sơ (cách đây 3,5 tỉ năm), đơn bào nhân thực (1,5 – 1,7 tỉ năm), đa bào nhân thực (670 triệu năm).

B. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Năm 1953, Milơ và Urây đã làm thí nghiệm để kiểm tra giả thuyết "các hợp chất hữu cơ đơn giản đầu tiên trên trái đất có thể được tổng hợp bằng con đường hóa học từ hợp chất vô cơ và nguồn năng lượng sấm sét, núi lửa, tia tử ngoại”, chất nào sau đây không có trong thí nghiệm của Milơ và Urây:

  1. Photpho.
  2. Nitơ.
  3. Hydrô.
  4. Cacbon.

Đáp án: 

Chất không có trong thí nghiệm của Milo và Uray là photpho.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 2: Ai là người đã làm thực nghiệm chứng minh sự hình thành hợp chất hữu cơ phức tạp từ các chất hữu cơ đơn giản

  1. Dacuyn
  2. Fox
  3. Milơ
  4. Uray

Đáp án:  

Milơ và Uray đã làm thí nghiệm chứng minh sự hình thành chất hữu cơ đơn giản từ chất vô cơ còn Fox đã làm thí nghiệm chứng minh sự hình thành hợp chất hữu cơ phức tạp từ các chất hữu cơ đơn giản

Đáp án cần chọn là: B

Câu 3: Trong khí quyển nguyên thủy của Trái đất chưa có:

  1. CO
  2. H2O    
  3. Ôxi
  4. NH3

Đáp án:

Trong khí quyển nguyên thủy mới chỉ có các khí như CH4, CO, H2O, NH3… chưa có khí oxi hoặc có thì chỉ rất ít không đáng kể.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 4: Bầu khí quyển nguyên thủy của Trái đất chứa hỗn hợp các hợp chất

  1. CH4, hơi nước
  2. hydrô.
  3. CH4, NH3, C2N2, CO, hơi nước
  4. ôxy.

Đáp án: 

Trong khí quyển nguyên thủy mới chỉ có các khí như CH4, CO, H2O, NH3… chưa có khí oxi hoặc có thì chỉ rất ít không đáng kể.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 5: Trong sự hình thành các chất hữu cơ đầu tiên trên trái đất KHÔNG có sự tham gia của những nguồn năng lượng nào sau đây?

  1. Tia tử ngoại, bức xạ nhiệt của mặt trời
  2. Hoạt động của núi lửa, sự phân rã nguyên tố phóng xạ
  3. Tia tử ngoại, năng lượng sinh học
  4. Sự phóng điện trong khí quyển, bức xạ mặt trời

Đáp án: 

Sự hình thành các chất hữu cơ đơn giản là nhờ điều kiện của khí quyển nguyên thủy: năng lượng từ núi lửa, sấm sét, tia tử ngoại,...

Đáp án cần chọn là: C

Câu 6: Nguồn năng lượng dùng để tổng hợp các phân tử hữu cơ hình thành sự sống là:

  1. Năng lượng hóa học
  2. ATP
  3. Năng lượng sinh học
  4. Năng lượng tự nhiên

Đáp án: 

Nguồn năng lượng dùng để tổng hợp các phân tử hữu cơ hình thành sự sống là năng lượng tự nhiên (núi lửa, sấm sét, tia tử ngoại,...)

Đáp án cần chọn là: D

Câu 7: Kết quả thí nghiệm của Milơ và Urây (1953) đã chứng minh

  1. Các chất hữu cơ được hình thành phổ biến từ con đường sinh học
  2. Các chất hữu cơ được hình thành trong khí quyển nguyên thủy nhờ năng lượng sinh học
  3. Các chất hữu cơ được hình thành từ chất vô cơ trong điều kiện khí quyển nguyên thủy của trái đất
  4. Ngày nay các chất hữu cơ vẫn được hình thành phổ biến theo con đường tổng hợp hóa học trong tự nhiên

Đáp án:

Thí nghiệm đã chứng minh là: các chất hữu cơ được hình thành từ chất vô cơ trong điều kiện khí quyển nguyên thủy của trái đất

Đáp án cần chọn là: C

Câu 8: Thí nghiệm của Milơ và Urây đã chứng minh:

  1. trong điều kiện khí quyển nguyên thủy, chất hữu cơ đơn giản đã được tạo thành từ các chất vô cơ.
  2. trong điều kiện khí quyển nguyên thủy đã có sự trùng phân các phân tử hữu cơ đơn giản thành các phân tử hữu cơ phức tạp.
  3. có sự hình thành các tế bào sống sơ khai từ các đại phân tử hữu cơ.
  4. sinh vật đầu tiên đã được hình thành trong điều kiện trái đất nguyên thủy.

Đáp án:

Thí nghiệm của Milơ và Urây đã chứng minh: trong điều kiện khí quyển nguyên thủy, chất hữu cơ đơn giản đã được tạo thành từ các chất vô cơ.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 9: Quá trình nào đã tạo nên các đại phân tử hữu cơ từ các chất hữu cơ đơn giản hòa tan trong các đại dương nguyên thủy?

  1. Lắng đọng
  2. Thủy phân.
  3. Sao chép.
  4. Trùng phân.

Đáp án:

Quá trình trùng phân tạo nên các đại phân tử hữu cơ: các chất hữu cơ đơn giản hòa tan trong các đại dương nguyên thủy.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 10: Các đại phân tử hữu cơ được hình thành trong các đại dương nguyên thủy nhờ quá trình?

  1. Lắng đọng
  2. Thủy phân.
  3. Sao chép.
  4. Trùng phân.

Đáp án :

Quá trình trùng phân tạo nên các đại phân tử hữu cơ: các chất hữu cơ đơn giản hòa tan trong các đại dương nguyên thủy.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 11: Trong quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất, sự kiện nào sau đây không diễn ra trong giai đoạn tiến hoá hoá học?

  1. Các nuclêôtit liên kết với nhau tạo nên các phân tử axit nuclêic
  2. Các axit amin liên kết với nhau tạo nên các chuỗi pôlipeptit đơn giản.
  3. Hình thành nên các tế bào sơ khai (tế bào nguyên thuỷ).
  4. Từ các chất vô cơ hình thành nên các chất hữu cơ đơn giản.

Đáp án:

Sự kiện không diễn ra trong tiến hóa hóa học là C

Hình thành nên các tế bào sơ khai là kết quả của quá trình tiến hóa tiền sinh học

Đáp án cần chọn là: C

Câu 12: Phát biểu nào dưới đây là không đúng về các sự kiện xảy ra trong giai đoạn tiến hóa hóa học hình thành sự sống trên trái đất?

  1. Quá trình hình thành các chất hữu cơ bằng con đường hóa học mới chỉ là giả thuyết, chưa được chứng minh bằng thực nghiệm.
  2. Do tác dụng của các nguồn năng lượng tự nhiên mà từ các chất vô cơ hình thành nên những hợp chất hữu cơ đơn giản đến phức tạp như axit amin, nucleotit.
  3. Các hợp chất hữu cơ càng phức tạp sẽ càng nặng, theo các cơn mưa kéo dài hàng nghìn năm thuở đó mà rơi xuống biển.
  4. Có sự tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ theo phương thức hóa học.

Đáp án:

A sai vì: Quá trình hình thành các chất hữu cơ bằng con đường hóa học đã được chứng minh năm 1953 qua thí nghiệm của Milo và Uray

Đáp án cần chọn là: A

Câu 13: Nhiều thí nghiệm đã chứng minh rằng các đơn phân nucleotit có thể tự lắp ghép thành những đoạn ARN ngắn, có thể nhân đôi mà không cần đến sự xúc tác của enzim. Điều này có ý nghĩa gì?

  1. Cơ thể sống hình thành từ sự tương tác giữa prôtêin và axit nucleic
  2. Sự xuất hiện các prôtêin và axit nucleic chưa phải là xuất hiện sự sống.
  3. Trong quá trình tiến hóa, ARN xuất hiện trước ADN và prôtêin.
  4. Prôtêin có thể tự tổng hợp mà không cần cơ chế phiên mã và dịch mã

Đáp án: 

Thí nghiệm chức minh: các đơn phân nucleotit có thể tự lắp ghép thành những đoạn ARN ngắn, có thể nhân đôi mà không cần đến sự xúc tác của enzim.

=> Khi các enzyme chưa xuất hiện thì ARN đã được tổng hợp (xuất hiện) trong khi ADN thì khi tổng hợp cần có sự xúc tác của các enzyme (ADN xuất hiện sau khi có enzyme xúc tác)  => ARN là chất xuất hiện trước protein và ADN

Đáp án cần chọn là: C

Câu 14: Hiện nay, người ta giả thiết rằng trong quá trình phát sinh sự sống trên Trái đất, phân tử tự nhân đôi xuất hiện đầu tiên có thể là

  1. Lipit.
  2. ADN.
  3. Prôtêin
  4. ARN

Đáp án:

Khi các enzyme chưa xuất hiện thì ARN đã được tổng hợp (xuất hiện) trong khi ADN thì khi tổng hợp cần có sự xúc tác của các enzyme (ADN xuất hiện sau khi có enzyme xúc tác) → ARN là chất xuất hiện trước protein và ADN.

→ Giả thiết là phân tử tự nhân đôi đầu tiên là ARN

Đáp án cần chọn là: D

Câu 15: Bằng chứng nào sau đây ủng hộ giả thuyết cho rằng vật chất di truyền xuất hiện đầu tiên trên Trái Đất có thể là ARN?

  1. ARN có thể nhân đôi mà không cần đến enzim (prôtêin).
  2. ARN có kích thước nhỏ hơn ADN.
  3. ARN có thành phần nuclêôtit loại uraxin
  4. ARN là hợp chất hữu cơ đa phân tử.

Đáp án:

ARN có thể nhân đôi mà không cần đến enzim (protein) chứng tỏ vật chất di truyền đầu tiên trên trái đất là ARN

Đáp án cần chọn là: A

Câu 16: Đặc điểm nào sau đây là minh chứng rằng trong tiến hóa thì ARN là tiền thân của axitnuclêic mà không phải là ADN?

  1. ARN chỉ có 1 mạch
  2. ARN có loại bazơnitơ Uaxin
  3. ARN nhân đôi mà không cần đến enzim
  4. ARN có khả năng sao mã ngược

Đáp án:

ARN có khả năng sao mã ngược là đặc điểm minh chứng rằng trong tiến hóa thì ARN là tiền thân của axitnuclêic mà không phải là ADN.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 17: Trong quá trình phát sinh sự sống, tiến hóa tiền sinh học là quá trình

  1. Hình thành các tế bào sơ khai đầu tiên từ các đại phân tử hữu cơ.
  2. Tổng hợp các hợp chất hữu cơ đơn giản từ các chất vô cơ.
  3. Trùng phân tạo các đại phân tử hữu cơ
  4. Hình thành các loài sinh vật từ tế bào đầu tiên

Đáp án:

Tiến hóa tiền sinh học là quá trình: hình thành các tế bào sơ khai đầu tiên từ các đại phân tử hữu cơ

Đáp án cần chọn là: A

Câu 18: Tiến hóa tiền sinh học là quá trình hình thành nên

  1. Các đại phân tử hữu cơ.
  2. Tế bào sơ khai đầu tiên.
  3. Động vật nguyên sinh.
  4. Các loài sinh vật đa bào.

Đáp án:

Tiến hóa tiền sinh học là quá trình : hình thành các tế bào sơ khai đầu tiên từ các đại phân tử hữu cơ

Đáp án cần chọn là: B

Câu 19: Về quá trình phát sinh sự sống trên trái đất, nhận định nào dưới dây KHÔNG chính xác?

  1. Chọn lọc tự nhiên chỉ tác động ở giai đoạn tiến hóa tiền sinh học tạo nên các tế bào sơ khai vả sau đó hình thành tế bào sống đầu tiên.
  2. Sự xuất hiện sự sống gắn liền với sự xuất hiện phức hợp đại phân tử prôtêin và axit nuclêic có khả năng tự nhân đôi và dịch mã.
  3. Nhiều bằng chứng thực nghiệm thu được đã ủng hộ quan điểm cho rằng các chất hữu cơ đầu tiên trên Trái đất đuợc hình thành bằng con đường tổng hợp hoá học
  4. Một số bằng chứng khoa học cho rằng vật chất di truyền đầu tiên có lẽ là ARN mà không phải là ADN

Đáp án:

Chọn lọc tự nhiên tác động từ ở giai đoạn tiến hóa tiền sinh học, giai đoạn tiến hóa sinh học, và chọn lọc tự nhiên trực tiếp tác động cho đến nay .

Đáp án cần chọn là: A

Câu 20: Khi nói về quá trình phát sinh sự sống, phát biểu nào sau đây chính xác?

  1. Khi so sánh bằng chứng sinh học phân tử giữa người và vượn người cho phép ta kết luận người có nguồn gốc từ tinh tinh.
  2. Để xác định tuổi của hóa thạch các nhà khoa học chỉ dùng phương pháp xác định tuổi địa tầng.
  3. Sự di chuyển các lục địa có ảnh hưởng lớn đối với sự hình thành và diệt vong của các loài sinh vật.
  4. Các loài động, thực vật lên cạn đầu tiên xuất hiện ở đại Nguyên Sinh.

Đáp án:

Phát biểu chính xác về quá trình phát sinh sự sống là: C

A sai vì người không có nguồn gốc từ tinh tinh

B sai vì để xác định tuổi của các hóa thạch thì các nhà khoa học thường sử dụng phương pháp phân tích đồng vị phóng xạ.

D sai vì thực vật lên cạn xuất hiện ở đại Cổ sinh

Đáp án cần chọn là: C

C. Giải bài tập sgk

Xem thêm các bài học Sinh học lớp 12 đầy đủ, chi tiết khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official




Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên