Kiến thức trọng tâm Sinh học 12 Bài 9 (sách mới)
Kiến thức trọng tâm Sinh học 12 Bài 9 (sách mới)
Lời giải Sinh học 12 Bài 9 sách mới. Mời các bạn đón đọc:
(Kết nối tri thức) Giải sgk Sinh học 12 Bài 9: Mở rộng học thuyết Mendel
(Chân trời sáng tạo) Giải sgk Sinh học 12 Bài 9: Di truyền gene ngoài nhân
(Cánh diều) Giải sgk Sinh học 12 Bài 9: Di truyền gene ngoài nhân
Lưu trữ: Kiến thức trọng tâm Sinh học 12 Bài 9: Quy luật Menđen: Quy luật phân li độc lập (sách cũ)
Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức môn Sinh học lớp 12 để chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc gia năm 2021, VietJack biên soạn Sinh học 12 Bài 9: Quy luật Menđen: Quy luật phân li độc lập theo bài học đầy đủ, chi tiết nội dung lý thuyết, câu hỏi trắc nghiệm và giải các bài tập trong sgk Sinh học 12.
A. Lý thuyết bài học
I. THÍ NGHIỆM LAI HAI TÍNH TRẠNG.
1. Thí nghiệm
2. Nhận xét
- F2 xuất hiện 2 tổ hợp kiểu hình khác bố mẹ (vàng nhăn và xanh trơn).
- Xét riêng từng cặp tính trạng (màu sắc, vỏ hạt) đều có tỉ lệ 3:1 → tỉ lệ 9: 3:3 :1 = (3:1)x(3:1).
- Các cặp nhân tố di truyền qui định các tính trạng khác nhau phân li độc lập trong qua trình hình thành giao tử.(Nội dung định luật phân li độc lập)
3. Sơ đồ của pháp lai:
II. CƠ SỞ TẾ BÀO HỌC
- Các gen qui định các tính trạng khác nhau nằm trên các NST tương đồng khác nhau thì phân li độc lập khi giảm phân:
+ Các cặp NST tương đồng phân li về các giao tử độc lập → sự phân li độc lập của các alen
+ Sự phân li cặp NST xảy ra với xác xuất như nhau → 4 loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau (1AB, 1Ab, 1aB, 1ab).
- Các nhau tử kết hợp ngẫu nhiên trong quá trình thụ tinh → Xuất hiện các tổ hợp gen khác nhau (Biến dị tổ hợp)
* Điều kiện nghiệm đúng:
- Số lượng cá thể ở các thế hệ lai phải đủ lớn để số liệu thống kê được chính xác.
- Sự phân li NST như nhau khi tạo giao tử và sự kết hợp ngẫu nhiên của các kiểu giao tử khi thụ tinh.
- Các giao tử và các hợp tử có sức sống như nhau. Sự biểu hiện hoàn toàn của tính trạng
- Mỗi cặp gen nằm trên một cặp NST tương đồng.
III. Ý NGHĨA CỦA CÁC QUI LUẬT MEN ĐEN.
1. Ý nghĩa lí luận
- Tạo ra số lượng lớn biến dị tổ hợp làm nguyên liệu cho tiến hóa, đa dạng phong phú sinh giới.
- Giúp sinh vật thích nghi với điều kiện sống thay đổi.
2. Ý nghĩa thực tiễn
- Dự đoán đc tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời sau.
- Giúp con người tìm ra những tính trạng cho mình, lai giống, tạo giống mới có năng suất cao.
* Công thức tổng quát
B. Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Định luật phân ly độc lập được phát biểu như sau: Khi lai cặp bố mẹ ………. khác nhau về…….cặp tính trạng tương phản thì sự di truyền của cặp tính trạng này………vào sự di truyền của cặp tính trạng kia.
- Cùng loài; hai; phụ thuộc
- Thuần chủng; hai; phụ thuộc
- Thuần chủng; hai hay nhiều; không phụ thuộc
- Cùng loài; hai hay nhiều; không phụ thuộc
Đáp án:
Định luật phân ly độc lập được phát biểu như sau: Khi lai cặp bố mẹ … Thuần chủng ……. khác nhau về… hai ….cặp tính trạng tương phản thì sự di truyền của cặp tính trạng này… không phụ thuộc ……vào sự di truyền của cặp tính trạng kia
Đáp án cần chọn là: C
Câu 2: Nội dung tóm tắt của quy luật phân li độc lập là
- Các cặp nhân tố di truyền phân li độc lập với nhau
- P thuần chủng, F1 đồng trội, F2 phân li theo tỉ lệ 9:3:3:1
- P khác nhau n cặp tính trạng, F2 có 3n kiểu gen
- Các gen không ở trên cùng 1 NST
Đáp án:
Nội dung tóm tắt là: các cặp nhân tố di truyền phân li độc lập với nhau
Đáp án cần chọn là: A
Câu 3: Trong quy luật di truyền phân ly độc lập với các gen trội là trội hoàn toàn. Nếu P thuần chủng khác nhau bởi n cặp tương phản thì F1 sẽ dị hợp về bao nhiêu cặp gen?
- 2n
- 3n
- n
- 2n
Đáp án:
Nếu P thuần chủng khác nhau bởi n cặp tương phản thì F1 sẽ dị hợp về n cặp gen.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 4: Trong quy luật di truyền phân ly độc lập với các gen trội là trội hoàn toàn. Nếu P thuần chủng khác nhau bởi n cặp tương phản thì: Tỷ lệ kiểu hình ở F2 là:
- (3:1)n
- (1:2:1)n
- 9:3:3:1
- (1:1)n
Đáp án:
Nếu P thuần chủng khác nhau bởi n cặp tương phản thì tỷ lệ kiểu hình ở F2 là (3:1)n
Đáp án cần chọn là: A
Câu 5: Xét 2 cặp alen A, a và B, b nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể thường đồng dạng khác nhau. Hãy cho biết: Có thể có bao nhiêu kiểu gen khác nhau trong quần thể?
- 9
- 6
- 4
- 1
Đáp án:
Với 2 cặp gen dị hợp nằm trên NST thường.
Số kiểu gen khác nhau trong quần thể là 32 = 9
Đáp án cần chọn là: A
Câu 6: Xét 2 cặp alen A, a và B, b nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể thường đồng dạng khác nhau. Hãy cho biết: Có thể có bao nhiêu kiểu hình khác nhau trong quần thể?
- 9
- 6
- 4
- 1
Đáp án:
Với 2 cặp gen dị hợp nằm trên NST thường.
Số kiểu hình khác nhau trong quần thể là 22 = 4
Đáp án cần chọn là: C
Câu 7: Cơ thể có kiểu gen AaBbddEe qua giảm phân sẽ cho số lọai giao tử:
- 6
- 8
- 12
- 16
Đáp án:
Cặp Aa giảm phân cho 2 loại giao tử, cặp Bd và Ee cũng tương tự
Cặp dd giảm phân cho 1 loại giao tử
Số loại giao tử chung là: 23.1 = 8
Đáp án cần chọn là: B
Câu 8: Cơ thể có kiểu gen AaBbDdEe qua giảm phân sẽ cho số lọai giao tử:
- 6
- 8
- 12
- 16
Đáp án:
Cặp Aa giảm phân cho 2 loại giao tử, cặp Bd, Dd và Ee cũng tương tự
Số loại giao tử là: 24 = 16
Đáp án cần chọn là: D
Câu 9: Theo lí thuyết, cơ thể có kiểu gen nào sau đây tạo ra nhiều loại giao tử nhất?
- AaBbdd
- AaBbDd
- AaBBDd
- AABbDd
Đáp án:
Cơ thể dị hợp tử tất cả các cặp gen sẽ cho nhiều loại giao tử nhất: AaBbDd
Đáp án cần chọn là: B
Câu 10: Trong các kiểu gen dưới đây, kiểu gen nào giảm phân bình thường chỉ cho một loại giao tử?
- Aabb
- AABb
- aaBB
- AaBb
Đáp án:
Kiểu gen đồng hợp khi giảm phân chỉ cho 1 loại giao tử.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 11: Quá trình giảm phân diễn ra bình thường. Cơ thể nào sau đây giảm phân cho nhiều loại giao tử nhất?
- AaBbdd.
- AABbdd.
- aaBbdd.
- AabbDD.
Đáp án:
A. AaBbdd → 4 loại giao tử
B. AABbdd → 2 loại giao tử
C. aaBbdd → 2 loại giao tử
D. AabbDD → 2 loại giao tử.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 12: Điều kiện cần để hai tính trạng di truyền theo quy luật phân li độc lập của Menden là:
- Mỗi tính trạng do một gen quy định, các locut gеп quy định các tính trạng khác nhau phải nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau và quá trình giảm phân xảy ra bình thường.
- Bố mẹ phải thuần chủng, tính trạng trội phải trội hoàn toàn.
- Số lượng con lai phải lớn.
- Các gen quy định tính trạng phải nằm trên NST thường
Đáp án:
Điều kiện cần để hai tính trạng di truyền theo quy luật phân li độc lập của Menden là:Mỗi tính trạng do một gen quy định, các locut gеп quy định các tính trạng khác nhau phải nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau và quá trình giảm phân xảy ra bình thường.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 13: Điều kiện nghiệm đúng đặc trưng của quy luật phân li độc lập là:
- Các giao tử và hợp tử có sức sống như nhau, sự biểu hiện hoàn toàn của tính trạng
- Sự phân li các NST là như nhau khi tạo giao tử và sự kết hợp ngẫu nhiên của các giao tử khi thụ tinh
- Số lượng cá thể ở thế hệ lai phải đủ lớn để số liệu thống kê được chính xác
- Mỗi cặp gen phải nằm trên những NST tương đồng khác nhau
Đáp án:
Điều kiện nghiệm đúng đặc trưng của quy luật phân li độc lập là các gen cần nằm trên các NST tương đồng khác nhau.
Sự phân li các NST ở thế hệ lai như nhau khi tạo giao tử và sự kết hợp ngẫu nhiên của các giao tử khi thụ tinh là đặc trung chung của các quy luật Menden.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 14: Khi các cặp alen quy định các tính trạng nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau thì:
- Thường xảy ra hoán vị gen trong quá trình giảm phân tạo giao tử.
- Chúng phân li độc lập với nhau trong giảm phân tạo giao tử.
- Dễ phát sinh đột biến dưới tác động của các nhân tố gây đột biến.
- Chúng liên kết thành từng nhóm trong giảm phân tạo giao tử.
Đáp án:
Khi các cặp alen quy định các tính trạng nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau thì chúng phân li độc lập với nhau trong giảm phân tạo giao tử.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 15: Định luật phân ly độc lập góp phần giải thích hiện tượng:
- Liên kết giữa các gen cùng nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể (NST) tương đồng
- Biến dị tổ hợp vô cùng phong phú ở loài giao phối
- Thay đổi vị trí giữa các gen cùng nằm trên 2 NST khác nhau của cặp NST tương đồng
- Phân ly ngẫu nhiên của các cặp gen trong giảm phân và tổ hợp tự do trong thụ tinh
Đáp án:
Định luật phân ly độc lập góp phần giải thích hiện tượng biến dị tổ hợp vô cùng phong phú ở loài giao phối.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 16: Ý nghĩa của quy luật phân ly độc lập là?
- Dự đoán trước được kết quả lai
- Giải thích sự đa dạng phong phú của sinh vật trong tự nhiên
- Tạo ra các biến dị tổ hợp mong muốn trong chăn nuôi trồng trọt
- Cả ba ý trên
Đáp án:
Định luật phân ly độc lập góp phần giải thích hiện tượng biến dị tổ hợp vô cùng phong phú ở loài giao phối; Dự đoán trước được kết quả lai => tạo ra các biến dị tổ hợp mong muốn trong chăn nuôi trồng trọt
Đáp án cần chọn là: D
Câu 17: Phép lai giữa 2 cá thể khác nhau về 3 tính trạng trội, lặn hoàn toàn AaBbDd x AaBbDd sẽ có:
- 4 kiểu hình : 9 kiểu gen;
- 4 kiểu hình: 12 kiểu gen;
- 8 kiểu hình: 12 kiểu gen;
- 8 kiểu hình: 27 kiểu gen;
Đáp án:
Phép lai: AaBbDd x AaBbDd dị hợp 3 cặp gen
Mỗi phép lai tính trạng như Aa x Aa sẽ cho 2 kiểu hình và 3 kiểu gen
3 phép lai → 23 Kiểu hình = 8 KH và 33 kiểu gen = 27 KG
Đáp án cần chọn là: D
Câu 18: Biết mỗi gen quy định một tính trạng, tính trạng trội lặn là hoàn toàn. Cho phép lai P: AaBbDd x AabbDd. Số kiểu tổ hợp giao tử, số kiểu gen và số kiểu hình xuất hiện ở F1 lần lượt là:
- 32, 27 và 8
- 64, 27 và 8.
- 32, 18 và 16.
- 32, 18 và 8
Đáp án:
P: AaBbDd x AabbDd
AaBbDd cho số loại giao tử là 23 = 8
AabbDd cho số loại giao tử là: 2 x 1 x 2 = 4
Vậy phép lai trên cho số kiểu tổ hợp giao tử là 8 x 4 = 32
F1 có số loại kiểu gen là 3 x 2 x 3 = 18
F1 có số loại kiểu hình là: 2 x 2 x 2 = 8
Đáp án cần chọn là: D
Câu 19: Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lý thuyết, phép lai AaBb × aabb cho đời con có bao nhiêu loại kiểu gen?
- 4
- 2
- 3
- 9
Đáp án:
AaBb × aabb → (Aa × aa)(Bb × bb)
(Aa × aa) → 2 kiểu gen
(Bb × bb) → 2 kiểu gen
→ Tổng là: 2x2 = 4 kiểu gen (1AaBb:1Aabb:1aaBb:1aabb)
Đáp án cần chọn là: A
Câu 20: Phép lai nào sau đây cho đời con có nhiều loại kiểu gen nhất?
- AabbDd ×AaBbdd
- AaBbDd × AaBbDd
- Aabbdd × AaBbdd
- aabbDd × AaBbdd
Đáp án:
Phép lai cho nhiều loại kiểu gen nhất là B: 27 kiểu gen
A: 3×2×2=12
C: 3×2×1=6
D: 2×2×2=8
Đáp án cần chọn là: B
C. Giải bài tập sgk
Xem thêm các bài học Sinh học lớp 12 đầy đủ, chi tiết khác:
- Sinh học 12 Bài 10: Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
- Sinh học 12 Bài 11: Liên kết gen và hoán vị gen
- Sinh học 12 Bài 12: Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân
- Sinh học 12 Bài 13: Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen
- Sinh học 12 Bài 16: Cấu trúc di truyền của quần thể
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Lớp 12 Kết nối tri thức
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT
- Lớp 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST
- Lớp 12 Cánh diều
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều