Trắc nghiệm Tin học 11 Bài 15 Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo

Với câu hỏi trắc nghiệm Tin học 11 Bài 15 có đáp án sách mới Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng sẽ giúp học sinh ôn tập trắc nghiệm Tin 11 Bài 15.

Trắc nghiệm Tin học 11 Bài 15 có đáp án (sách mới)

Quảng cáo



Lưu trữ: Trắc nghiệm Tin học 11 Bài 15: Thao tác với tệp (sách cũ)

Câu 1: Trong NNLT Pascal, cú pháp để khai báo biến tệp văn bản là:

A. var < tên tệp > : txt; 

B. var < tên biến tệp > : txt; 

C. var < tên tệp > : text; 

D. var < tên biến tệp > : text;

Trả lời: Trong NNLT Pascal, cú pháp để khai báo biến tệp văn bản là:

var < tên biến tệp > : text;

Trong đó tên biến tệp được đặt theo quy tắc đặt tên trong Pascal (không bắt đầu bằng số, dấu gạch ngang, không chứa kí tự đặc biêt, không quá 127 kí tự).

Đáp án: D

Câu 2: Để có thể thao tác với tệp dữ liệu trên đĩa thông qua biến tệp cho trước thì bước đầu tiên chúng ta phải làm gì?

A. Gắn tên tệp cho biến tệp

B. Mở tệp để ghi dữ liệu vào tệp

C. Mở tệp để đọc dữ liệu từ tệp

D. Đóng tệp

Trả lời: Để có thể thao tác với tệp dữ liệu trên đĩa thông qua biến tệp cho trước thì bước đầu tiên chúng ta phải gắn tên tệp cho biến tệp. Cú pháp để gắn tên tệp cho biến tệp là:

assign ( < biến tệp > , < tên tệp > );

Trong đó: tên tệp là biến xâu hoặc hằng xâu, biến tệp được đặt tên theo quy tắc Pascal.

Đáp án: A     

Quảng cáo

Câu 3: Trong NNLT Pascal, cú pháp để gắn tên tệp cho biến tệp là:

A. < biến tệp > := < tên tệp >;

B. < tên tệp > := < biến tệp >;

C. assign ( < biến tệp > , < tên tệp > );

D. assign ( < tên tệp > , < biến tệp > );

Trả lời: Trong NNLT Pascal, cú pháp để gắn tên tệp cho biến tệp là:

assign ( < biến tệp > , < tên tệp > );

Trong đó: tên tệp là biến xâu hoặc hằng xâu, biến tệp được đặt tên theo quy tắc Pascal.

Đáp án: C

Câu 4: Trong NNLT Pascal, cú pháp để mở tệp ở chế độ đọc dữ liệu từ tệp là:

A. repeat( < biến tệp >);

B. reset ( < biến tệp >);

C. restart ( < biến tệp >);

D. rewrite ( < biến tệp >);

Trả lời: Trong NNLT Pascal, cú pháp để mở tệp ở chế độ đọc dữ liệu từ tệp là:

reset ( < biến tệp >);

Trong đó biến tệp được đặt tên theo quy tắc Pascal.

Đáp án: B

Câu 5: Cú pháp của thủ tục đọc dữ liệu từ tệp văn bản là:

A. read ( < biến tệp > , < danh sách biến > );

B. readln ( < biến tệp > , < danh sách biến > );

C. readln ( < tên tệp > , < danh sách biến > );

D. Cả đáp án A và B đều đúng

Trả lời: Cú pháp của thủ tục đọc dữ liệu từ tệp văn bản là:

 read ( < biến tệp > , < danh sách biến > );

 readln ( < biến tệp > , < danh sách biến > );

Trong đó: danh sách kết quả gồm một hoặc nhiều biến đơn, các phần tử cách nhau bởi dấu phẩy.

Đáp án: D

Quảng cáo

Câu 6: Cú pháp của thủ tục ghi dữ liệu vào tệp văn bản là:

A. write (< biến tệp > , < danh sách kết quả >);

B. write (< tên tệp > , < danh sách kết quả >);

C. writeln (< biến tệp  > , < danh sách kết quả >);

D. Cả đáp án A và C đều đúng

Trả lời: Cú pháp của thủ tục ghi dữ liệu vào tệp văn bản là:

write (< biến tệp > , < danh sách kết quả >);

hoặc

writeln (< biến tệp  > , < danh sách kết quả >);

Trong đó: danh sách kết quả gồm một hoặc nhiều phần tử, các phần tử cách nhau bởi dấu phẩy. Phần tử là biến đơn, biểu thức hoặc hằng xâu.

Đáp án: D

Câu 7: Hàm eof() trả về giá trị TRUE khi nào?

A. Khi con trỏ tệp đang chỉ tới cuối tệp

B. Khi con trỏ tệp đang chỉ tới đầu tệp

C. Khi con trỏ tệp đang chỉ tới cuối dòng

D. Khi con trỏ tệp đang chỉ tới đầu dòng

Trả lời: Hàm eof() (viết tắt từ tiếng anh là End Of File) trả về giá trị TRUE khi con trỏ tệp đang chỉ tới cuối tệp.

Đáp án: A

Câu 8: Hàm eoln() trả về giá trị TRUE khi nào?

A. Khi con trỏ tệp đang chỉ tới cuối tệp

B. Khi con trỏ tệp đang chỉ tới cuối dòng

C. Khi con trỏ tệp đang chỉ tới đầu tệp

D. Khi con trỏ tệp đang chỉ tới đầu dòng

Trả lời: Hàm eoln() (viết tắt từ tiếng anh là End Of Line) trả về giá trị TRUE khi con trỏ tệp đang chỉ tới cuối dòng.

Đáp án: B

Quảng cáo

Câu 9: Trong NNLT Pascal, sau khi làm việc với tệp cần phải đóng tệp. Cú pháp để đóng tệp là:

A. close( < tên tệp > );

B. close( < biến tệp > );

C. close;

D. close all;

Trả lời: Trong NNLT Pascal, sau khi làm việc với tệp cần phải đóng tệp. Việc đóng tệp là rất quan trọng sau khi ghi dữ liệu vì khi đó hệ thống mới hoàn tất việc ghi dữ liệu ra tệp. Cú pháp để đóng tệp là:  close( < biến tệp > );

Đáp án: B

Câu 10: Trong một chương trình Pascal, sau khi đã đóng tệp bằng thủ tục đóng tệp thì có thể mở lại tệp đó hay không?

A. Không được phép mở lại

B. Được phép mở lại vô số lần tùy ý

C. Được phép mở lại 1 lần duy nhất

D. Cần phải gắn lại tên tệp cho biến tệp trước khi mở

Trả lời: Trong một chương trình Pascal, sau khi đã đóng tệp bằng thủ tục đóng tệp thì vẫn có thể mở lại tệp đó với số lần tùy ý. Khi mở lại nếu vẫn dùng biến tệp cũ thì không cần phải gắn lại tên tệp cho biến tệp trước khi mở.

Đáp án: B

Xem thêm các bài Câu hỏi trắc nghiệm Tin học 11 chọn lọc, có đáp án khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên