Giải bài tập Vật Lí lớp 6 Bài 18: Sự nở vì nhiệt của chất rắn

Giải bài tập Vật Lí lớp 6 Bài 18: Sự nở vì nhiệt của chất rắn

Video Giải bài tập Vật Lí lớp 6 Bài 18: Sự nở vì nhiệt của chất rắn - Cô Phạm Thị Hằng (Giáo viên VietJack)

Bài C1 trang 58 SGK Vật Lí 6 (Video giải tại 4:05): Tại sao sau khi bị hơ nóng, quả cầu lại không lọt qua vòng kim loại.

Hướng dẫn giải:

Khi hơ nóng quả cầu nở ra, thể tích của nó tăng lên, quả cầu không lọt qua vòng kim loại.

Bài C2 trang 58 SGK Vật Lí 6 (Video giải tại 5:00): Tại sao sau khi được nhúng vào nước lạnh, quả cầu lại lọt qua vòng kim loại.

Hướng dẫn giải:

Khi được nhúng vào nước lạnh, quả cầu nguội đi nên co lại (thể tích giảm) nên quả cầu nhỏ hơn lúc hơ nóng, do đó nó lọt qua đươc vòng kim loại.

Bài C3 trang 59 SGK Vật Lí 6 (Video giải tại 5:59): Chọn từ thích hợp: nóng lên, lạnh đi, tăng, giảm để điền vào chỗ trống của các câu sau:

a) Thể tích quả cầu (1)... khi quả cầu nóng lên.

b) Thể tích của quả cầu giảm khi quả cầu (2)... đi.

Hướng dẫn giải:

a) Thể tích quả cầu (1) tăng khi quả cầu nóng lên.

b) Thể tích của quả cầu giảm khi quả cầu (2) lạnh đi.

Bài C4 trang 59 SGK Vật Lí 6 (Video giải tại 8:15): Từ bảng dưới đây có thể rút ra nhận xét gì về sự nở vì nhiệt của các chất rắn khác nhau:

Nhôm 0,12cm
Đồng 0,086cm
Sắt 0,060cm

Hướng dẫn giải:

Các chất rắn khác nhau, nở (co lại) vì nhiệt khác nhau (nhôm nở nhiều nhất đến đồng sau đó là sắt).

Bài C5 trang 59 SGK Vật Lí 6 (Video giải tại 9:47): Ở đầu cán (chuôi) dao, liềm bằng gỗ, thường có một đai bằng sắt, gọi là cái khâu. Dùng để giữ chặt lưỡi dao hay lưỡi liềm. Tại sao khi lắp khâu, người thợ rèn phải nung nóng khâu rồi mới tra vào cán?

Hướng dẫn giải:

Khi lắp khâu sắt vào cán dao, liềm bằng gỗ, người thợ rèn phải nung nóng khâu để khâu nở rộng ra dễ tra vào cán, khi nguội đi khâu co lại bám chặt vào cán dao làm cho dao, liềm được gắn chặt vào cán hơn.

Bài C6 trang 59 SGK Vật Lí 6 (Video giải tại 12:26): Hãy nghĩ cách làm cho quả cầu trong thí nghiệm ở hình 18.1, dù đang nóng vẫn có thể lọt qua vòng kim loại. Hãy làm thí nghiệm kiểm chứng

Giải bài C6 trang 59 SGK Vật Lí 6 | Video Giải bài tập Vật Lí 6

Hướng dẫn giải:

Ta vẫn có thể làm cho quả cầu trong thí nghiệm đang nóng vẫn có thể lọt qua vòng kim loại bằng cách nung nóng vòng kim loại.

Bài C7 trang 59 SGK Vật Lí 6 (Video giải tại 14:14): Hãy tự trả lời câu hỏi đã nêu ở đầu bài học. Biết rằng ở Pháp, tháng 1 đang là mùa đông, còn tháng 7 đang là mùa hạ.

Hướng dẫn giải:

Tính chất chung của chất rắn là nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi.

Ở Pháp, tháng Một đang là mùa Đông, tháng Bảy là mùa hạ, do đó tháng Bảy nóng hơn tháng Một (tức nhiệt độ ngoài trời tháng 7 cao hơn tháng 1). Mà thép giãn nở theo nhiệt độ tăng, do đó vào tháng 7 tháp Ép-phen sẽ cao hơn so với tháng 1 (cao thêm l0cm).

Xem thêm các bài Giải bài tập Vật Lí lớp 6 hay, chi tiết khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt môn Vật Lí lớp 6 khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Video Giải bài tập Vật Lí 6 hay, chi tiết của chúng tôi được các Thầy/Cô biên soạn bám sát nội dung sgk Vật Lí lớp 6.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên