Vật Lí 9 Bài 49: Mắt cận và mắt lão
Giải sgk Vật Lí 9 Bài 49: Mắt cận và mắt lão
Video Giải bài tập Vật Lí 9 Bài 49: Mắt cận và mắt lão - Thầy Đặng Tài Quang (Giáo viên VietJack)
Bài C1 trang 131 SGK Vật Lý 9 (Video giải tại 0:46): Hãy chọn những biểu hiện mà em cho là triệu chứng của tật cận thị.
- Khi đọc sách, phải đặt sách gần mắt hơn bình thường.
- Khi đọc sách, phải đặt sách xa mắt hơn bình thường.
- Ngồi dưới lớp, nhìn chữ viết trên bảng thấy mờ.
- Ngồi trong lớp, nhìn không rõ các vật ở ngoài sân trường.
Lời giải:
Những biểu hiện của tật cận thị:
- Khi đọc sách, phải đặt sách gần mắt hơn bình thường.
- Ngồi dưới lớp, nhìn chữ viết trên bảng thấy mờ.
- Ngồi trong lớp, nhìn không rõ các vật ở ngoài sân trường.
Bài C2 trang 131 SGK Vật Lý 9 (Video giải tại 3:46): Mắt cận không nhìn rõ các vật ở xa hay ở gần mắt? Điểm cực viễn Cv của mặt cận ở xa hay gần hơn mắt bình thường?
Lời giải:
Mắt cận không nhìn rõ những vật ở xa mắt. Điểm cực viễn Cv của mắt cận ở gần mắt hơn bình thường.
Bài C3 trang 131 SGK Vật Lý 9 (Video giải tại 5:54): Nếu có một kính cận, làm thế nào để biết đó là một thâu kính phân kì?
Lời giải:
Nếu kính đó cho ảnh ảo nhỏ hơn vật thì đó là thấu kính phân kì.
Bài C4 trang 131 SGK Vật Lý 9 (Video giải tại ): Giải thích tác dụng của kính cận.
Lời giải:
Mắt cận là mắt nhìn gần tốt hơn mắt thường, nhưng nhìn xa kém hơn mắt thường. Vậy kính cận là dụng cụ để giúp mắt cận nhìn xa được như mắt thường.
+ Để sửa tật cận thị, cần phải đeo kính phân kỳ sao cho:
Vật AB cần quan sát ở rất xa (coi như vô cực, khoảng cách từ vật đến kính là d1 = ∞ ) qua kính sẽ tạo ảnh ảo A’B’ nằm tại điểm cực viễn của mắt người đó. Khi đó mắt sẽ nhìn thấy ảnh A’B này mà không cần điều tiết và qua thể thủy tinh của mắt cho ảnh A”B” trên màng lưới như hình vẽ:
Tức là: B’ ≡ CV (1)
Khi d1 = ∞ → d’ = f → B’ ≡ F (2)
Từ (1) và (2) → F ≡ CV
Vậy kính cận là kính phân kỳ. Muốn nhìn rõ các vật ở xa thì người cận phải đeo kính có tiêu cụ thỏa mãn điều kiện tiêu điểm F của kính trùng với điểm cực viễn của mắt: F ≡ CV
Bài C5 trang 132 SGK Vật Lý 9 (Video giải tại ): Nếu có một kính lão, làm thế nào để biết đó là một thấu kính hội tụ?
Lời giải:
Nếu kính đó cho ảnh ảo lớn hơn vật thì đó là thấu kính hội tụ.
Bài C6 trang 132 SGK Vật Lý 9 (Video giải tại ): Giải thích tác dụng của kính lão.
Lời giải:
Mắt lão là mắt nhìn xa tốt nhưng nhìn gần kém hơn mắt thường. Vậy kính lão là một thấu kính hội tụ có tác dụng để giúp mắt lão nhìn gần được như mắt thường.
+ Để sửa tật mắt lão, cần phải đeo kính hội tụ sao cho:
Vật AB cần quan sát gần qua kính sẽ tạo ảnh ảo A’B’ nằm trong khoảng thấy rõ CCCV của mắt người đó. Khi đó mắt sẽ nhìn ảnh A’B này qua thể thủy tinh của mắt cho ảnh A”B” trên màng lưới như hình vẽ:
Bài C7 trang 132 SGK Vật Lý 9 (Video giải tại ): Hãy tìm cách kiểm tra xem kính của bạn em và kính của một người già là thấu kính hội tụ hay phân kì
Lời giải:
Đặt kính vào sát trang sách và kéo kính ra từ từ. Nếu nhìn thấy ảnh dòng chữ qua thấu kính nhỏ hơn dòng chữ thật trên trang sách thì đó là thấu kính phân kì, còn nếu ảnh dòng chữ qua thấu kính mà lớn hơn kích thước thật của dòng chứ thì đó là thấu kính hội tụ.
Bài C8 trang 132 SGK Vật Lý 9 (Video giải tại ): Hãy tìm cách so sánh khoảng cực cận của mắt em với khoảng cực cận của mắt một bạn bị cận thị và khoảng cực cận của mắt một người già, rồi rút ra kết luận cần thiết.
Lời giải:
Cách so sánh:
Ta lấy cái bút nhỏ ra để so sánh. Khi không đeo kính, bạn bị cận phải để gần mắt hơn em (vì điểm cực viễn Cv gần mắt); người già phải để xa mắt hơn em (vì điểm cực cận Cc xa mắt). Muốn nhìn như mắt bình thường bạn bị cận phải đeo kính cận thị (TKPK) để đưa ảnh ảo của vật vào trong khoảng từ Cc đến Cv, còn người già phải đeo TKHT cũng để đưa ảnh ảo vào khoảng từ Cc đến Cv.
Như vậy: Khoảng cực cận của mắt một bạn bị cận thì nhỏ nhất, rồi đến khoảng cực cận của mắt em và lớn nhất là khoảng cực cận của mắt một người già. Tức là:
(OCc)mắt cận < (OCc)mắt thường < (OCc)mắt lão
Kết luận:
+ Mắt cận nhìn rõ những vật ở gần, nhưng không nhìn rõ những vật ở xa, mắt cận phải đeo kính phân kì để nhìn rõ các vật ở xa.
+ Mắt lão nhìn rõ các vật ở xa nhưng không nhìn rõ các vật ở gần, mắt lão phải đeo kính hội tụ để nhìn rõ các vật ở gần.
Xem thêm các bài Giải bài tập Vật Lí 9 (có video) hay khác:
- Bài 48: Mắt
- Bài 50: Kính lúp
- Bài 51: Bài tập quang hình học
- Bài 52: Ánh sáng trắng và ánh sáng màu
- Bài 53: Sự phân tích ánh sáng trắng
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Video Giải bài tập Vật Lí 9 chi tiết của chúng tôi được các Thầy/Cô biên soạn công phu bám sát nội dung sgk Vật Lí lớp 9.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Lớp 9 Kết nối tri thức
- Soạn văn 9 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 9 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 9 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 9 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - KNTT
- Giải sgk Tin học 9 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 9 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 9 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - KNTT
- Lớp 9 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 9 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 9 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 9 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 9 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - CTST
- Giải sgk Tin học 9 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 9 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 9 - CTST
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - CTST
- Lớp 9 Cánh diều
- Soạn văn 9 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 9 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 9 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 9 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 9 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 9 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 9 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 9 - Cánh diều
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - Cánh diều