Công nghệ 7 VNEN Bài 13: Bảo vệ môi trường và an toàn trong nông nghiệp
Công nghệ 7 VNEN Bài 13: Bảo vệ môi trường và an toàn trong nông nghiệp
A. Hoạt động khởi động
2 (trang 82 Công nghệ 7 VNEN tập 1), Quan sát các hình sau và cho biết các hình ảnh đó nói lên vấn đề gì trong sản xuất nông nghiệp?
Trả lời:
- Quan sát các hình trên em thấy được những yếu tô gây ô nhiễm môi trường trong sản xuất nông nghiệp. Đó là sử dụng quá nhiều thuốc sâu, thuốc diệt cỏ; chất thải sinh hoạt chưa qua xử lý; sự phát triển quá mức của bèo,...
2 (trang 82 Công nghệ 7 VNEN tập 1), Ở địa phương em, có hiện tượng nào như trong hình ảnh trên không? Nếu có nó tác động thế nào đến môi trường và cuộc sống của người dân?
Trả lời:
- Ở địa phương em có các hiện tượng như trong hình ảnh trên. Nó gây hậu quả vô cùng to lớn đối với môi trường và cuộc sống của người dân:
+ Gây ô nhiễm nguồn nước, nguồn đất.
+ Không khí có mùi hôi thối gây khó chịu cũng như gây bệnh cho con người.
+ Hiệu quả sản xuất nông nghiệp giảm sút.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1 (trang 83 Công nghệ 7 VNEN tập 1), Những chất thải nào trong chăn nuôi, trồng trọt và nuôi trồng thủy sản có thể gây ô nhiễm môi trường?
(trang 83 Công nghệ 7 VNEN tập 1), Điền kết quả vào các ô trống dưới đây
Trả lời:
2 (trang 84 Công nghệ 7 VNEN tập 1), Thảo luận với các bạn trong nhóm về các hậu quả có thể gặp phải do ô nhiễm môi trường trong sản xuất nông nghiệp.
Trả lời:
- Ô nhiễm môi trường đất: Giảm năng suất cây trồng, suy thoái chất lượng đất, cây trồng nhiễm độc do hấp thụ các hóa chất, kim loại nặng trong đất, phá hủy môi trường sống của các sinh vật trong đất.
- Ô nhiễm môi trường nước: Gây độc hại cho nguồn nước bởi thuốc trừ sâu, N03-, do đó tác động xấu đến sức khoẻ con người, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước ngầm và đối với các loài sinh vật và suy thoái các hệ sinh thái.
- Ô nhiễm môi trường không khí: Khiến cho môi trường sống ngày càng ngột ngạt, không khí nhiều bụi bẩn, nhiều chất độc hại, gây ra nhiều căn bệnh cho con người. Ngoài ra, ô nhiễm không khí làm tăng hiệu ứng nhà kính, khiến cho nhiệt độ ngày càng tăng lên cao. Hoạt động chăn nuôi, sản xuất càng trở nên khó khăn...
- Lương thực, thực phẩm nhiễm độc tố: gây ra hậu quả nghiêm trọng cho người sử dụng, gây ra nhiều các loại bệnh nguy hiểm khác nhau.
3 (trang 85 Công nghệ 7 VNEN tập 1), Hãy sắp xếp các biện pháp trên vào các nhóm và nêu ý nghĩa của từng biện pháp vào bảng sau:
(trang 85 Công nghệ 7 VNEN tập 1), Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong các hoạt động trồng trọt
STT | Tên biện pháp | Ý nghĩa |
---|---|---|
Trả lời:
STT | Tên biện pháp | Ý nghĩa |
---|---|---|
1 | Sử dụng các cây họ Đậu | Các loại nốt sần trong rễ còn lại trong đất sẻ giúp cho đất màu mỡ hơn, xác bã cây đậu là nguồn phân hữu cơ quý cho đất |
2 | Sử dụng thiên địch | Hạn chế việc sử dụng thuốc trừ sâu |
3 | Ủ rơm, rạ thành phân bón hữu cơ | Tận dụng các phế, phụ phẩm nông nghiệp tạo thành phân bón. Vừa tốt cho cây trồng, vừa hạn chế chi phí và sử dụng phân bón hóa học. |
4 | Sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu với liều lượng hợp lí |
(trang 85 Công nghệ 7 VNEN tập 1), Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi
STT | Tên biện pháp | Ý nghĩa |
---|---|---|
Trả lời:
STT | Tên biện pháp | Ý nghĩa |
---|---|---|
1 | Xây hầm bioga | Giữ môi trường xanh sạch đẹp, tận dụng được nguồn phân bón, thu được khí gas để sử dụng trong gia đình. |
2 | Phát triển hệ thống VAC trong chăn nuôi | Bảo vệ môi trường, mang lại hiệu quả kinh tế cao |
3 | Sử dụng các giống vật nuôi cho khả năng chống chịu với sự thay đổi của môi trường | Hạn chế động vật chết, vứt xác ra môi trường bên ngoài gây mùi hôi thối. |
4 | Xử lí môi trường ao nuôi | Làm sạch môi trường nước tránh bốc mùi hôi thối và làm sạch môi trường cho động vật trong ao nuôi. |
(trang 86 Công nghệ 7 VNEN tập 1), Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong nuôi trồng thủy sản
STT | Tên biện pháp | Ý nghĩa |
---|---|---|
Trả lời:
STT | Tên biện pháp | Ý nghĩa |
---|---|---|
1 | Xử lí môi trường ao nuôi | Giúp vật nuôi có môi trường sống tốt, đảm bảo cho sinh trưởng và phát triển, tránh dịch bệnh |
2 | Xử lí nguồn nước ô nhiễm | Hạn chế ô nhiễm môi trường nước |
3 | Cho ăn đúng số lượng, phù hợp | Hạn chế thức ăn dư thừa phân hủy gây thối rữa, bốc mùi |
C. Hoạt động luyện tập
Thảo luận với các bạn trong nhóm để giải quyết tình huống
1 (trang 86 Công nghệ 7 VNEN tập 1), Tình huống 1: Trong đợt tập huấn về phương pháp sử dụng phân bón hóa học, bác An được cán bộ hướng dẫn cho biết phải bón đúng liều lượng, đúng cách thì cây mới sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất cao. Nếu bón phân không đúng sẽ làm giảm năng suất, chất lượng cây trồng, lãng phí phân bón, gây ra ô nhiễm môi trường, gây bệnh cho con người. Theo em, khi bón quá nhiều phân hóa học sẽ gây ra những hậu quả gì cho môi trường và con người?
Trả lời:
- Đối với cây trồng:
+ Gia tăng sự mẫn cảm của cây trồng với các loại bệnh.
+ Ngăn cản sự hấp thụ các dưỡng chất cần thiết cho cây.
+ Diệt các tập đoàn vi sinh vật có lợi cho cây trồng.
- Gây ô nhiễm nguồn nước, đất.
- Một số loại phân hóa học có chứa những chất độc hại cho con người có thể gây ra nhiều loại bệnh nguy hiểm cho con người.
2 (trang 86 Công nghệ 7 VNEN tập 1), Tình huống 2: Tại sao khi sử dụng phân chuồng, phân bắc cần phải ủ phân cho hoai mục rồi mới đem bón cho cây?
Trả lời:
Trong phân chuồng tươi còn có nhiều hạt cỏ dại, nhiều ấu trùng, nhiều bào tử ngủ nghỉ của nấm, xạ khuẩn, vi khuẩn. Hơn nữa còn có nhiều tuyến trùng gây bệnh. Do đó, chúng ta cần phải ủ hoai phần chuồng để tiêu diệt hạt cỏ dại và mầm mống côn trùng, bệnh cây. Vừa thúc đẩy quá trình phân hủy chất hữu cơ. Đẩy nhanh quá trình khoáng hóa để khi bón vào đất phân hữu cơ. Có thể nhanh chóng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây. Hơn nữa việc sử dụng phân chuồng trong trồng trọt còn giúp cải thiện tài nguyên đất.
3 (trang 86 Công nghệ 7 VNEN tập 1), Tình huống 3: Khi về quê vào dịp hè, bạn Nam thường thấy nhiều người dân đốt rơm, rạ trên đồng gây khói bụi, ngột ngạt khó thở cho mọi người. Nếu là Nam, em có thể khuyên người dân sử dụng rơm rạ như thế nào cho vừa có ích vừa không gây ô nhiễm môi trường? Hãy giải thích.
Trả lời:
Em sẽ thuyết phục mọi người không nên đốt rơm rạ, thay vào đó mọi người nên ủ rơm rạ để nó phân hủy thành phân hữu cơ, nhiều chất dinh dưỡng để bón cho ruộng và cây trồng, vừa đảm bảo môi trường trong lành, không bị ô nhiễm
D. Hoạt động vận dụng
1 (trang 86 Công nghệ 7 VNEN tập 1), Hãy áp dụng một trong số các biện pháp học được để góp phần làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong trồng trọt, chăn nuôi hoặc nuôi trồng thủy sản ở gia đình, địa phương em. Chia sẻ kết quả đạt được với các bạn và thầy/ cô giáo.
Trả lời:
Để góp phần làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong trồng trọt, chăn nuôi hoặc nuôi trồng thủy sản ở gia đình, địa phương em, có thể áp dụng một số phương pháp sau:
- Xây hầm biogas.
- Sử dụng thuốc trừ sâu hữu cơ.
- Sử dụng phân bón với liều lượng hợp lý.
- Xử lý môi trường ao nuôi.
- Ủ rơm, rạ thành phân bón hữu cơ.
2 (trang 86 Công nghệ 7 VNEN tập 1), Hãy tìm hiểu các loại hình sản xuất nông nghiệp tại địa phương. Theo em, các hoạt động này ở địa phưng đã đáp ứng được việc bảo vệ môi trường và an toàn trong sản xuất nông nghiệp hay chưa? Vì sao?
Trả lời:
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
1 (trang 86 Công nghệ 7 VNEN tập 1), Sưu tầm về các loại thiên địch trong sản xuất nông nghiệp. Nêu ý nghĩa của chúng trong bảo vệ môi trường và an toàn nông nghiệp.
Trả lời:
Các loại thiên địch trong sản xuất nông nghiệp bao gồm 2 nhóm:
- Nhóm bắt mồi, ăn thịt: nhện, bọ cánh cứng, bọ xít, các loài côn trùng có ích khác.
- Nhóm ký sinh: ong ký sinh, vi sinh vật ký sinh.
Ý nghĩa trong bảo vệ môi trường và an toàn nông nghiệp:
- Điều hòa số lượng sâu hại,kiểm soát dịch hại, côn trùng bất lợi trong canh tác.
- Giảm lượng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu,... từ đó hạn chế khả năng gây ô nhiễm môi trường do sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu gây ra.
- Không chỉ vậy còn góp phần bảo vệ động thực vật trong nước, và các hệ động vật trong đất và chuỗi thức ăn của nhiều loại động vật bậc cao.
2 (trang 86 Công nghệ 7 VNEN tập 1), Sử dụng internet tìm hiểu về phong trào “3 giảm, 3 tăng” ( giảm lượng giống gieo sạ, giảm lượng thuốc trừ sâu bệnh, giảm lượng phân đạm, tăng năng suất lúa, tăng chất lượng lúa gạo, tăng hiệu quả kinh tế) và “1 phải, 5 giảm” (phải sử dụng giống lúa xác nhận, giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật, giảm lượng phân đạm, giảm lượng nước, giảm thất thoát sau thu hoạch) trong sản xuất nông nghiệp.
Trả lời:
- "3 giảm 3 tăng"
– Giảm lượng giống gieo sạ – Giảm lượng thuốc trừ sâu bệnh – Giảm lượng phân đạm.
– Tăng năng suất lúa – Tăng chất lượng lúa gạo – Tăng hiệu quả kinh tế
+ Giảm lượng giống gieo sạ: Với lượng giống gieo sạ cao trước tiên sẽ làm tăng chi phí tiền giống, thứ hai sẽ làm tăng mật độ số cây lúa trên ruộng, việc tăng mật độ này kéo theo hậu quả là dễ phát sinh sâu bệnh trên ruộng lúa, hao tốn thêm số lần phun xịt thuốc. Đồng thời do nhiều cây lúa trên ruộng thì thêm tốn chất dinh dưỡng nhiều hơn, phải bón thêm phân.
+ Yếu tố giảm thứ 2 là lượng thuốc bảo vệ thực vật. Thuốc bảo vệ thực vật đa số đều là những độc chất, việc sử dụng nhiều lượng, nhiều lần sẽ đem lại nguy cơ có hại cho con người, cho gia cầm, gia súc, cho các động vật thủy sinh và cho môi trường nước và đất. Nếu bà con áp dụng tốt kiến thức về IPM, gieo sạ đúng liều lượng hạt giống, bón phân cân đối – hợp lý, sử dụng những loại phân bón chuyên dùng cho lúa có bổ sung các nguyên tố dinh dưỡng trung vi lượng (TE) thì việc hạn chế sâu bệnh sẽ tốt hơn.
+ Yếu tố thứ 3 cần giảm đó là cần giảm lượng phân đạm (N). Thông thường bà con nông dân rất ưa chuộng phân đạm như Urê, SA… Vì phân đạm nhanh làm cho lúa bốc (sinh trưởng nhanh, lá lúa chuyển màu xanh nhanh). Nhưng nếu bà con bón quá lượng phân đạm so với nhu cầu của cây lúa thì không những không làm tăng năng suất mà còn làm cho cây lúa mất cân đối về dinh dưỡng dễ bị sâu bệnh tấn công, dẫn đến giảm năng suất. Đồng thời lãng phí thêm tiền mua phân, lượng đạm (N) dư thừa làm ô nhiễm môi trường và là một trong những nguyên nhân gây ung thư (Do dư thừa chất NO3– –> NO2 trong nước và nông sản).
→ Như vậy, muốn bón đúng liều lượng để hạn chế tác hại trên, bà con nên sử dụng phân NPK chuyên dùng cho lúa. Bón đạm (N) cần sử dụng dụng cụ bảng so màu lá lúa sẽ đáp ứng đúng và đủ nhu cầu N của lúa. Khi áp dụng 3 giảm thì năng suất không giảm mà có chiều hướng tăng và điều chính yếu là tăng lợi nhuận cho người nông dân trồng lúa.
+ Tăng năng suất cần áp dụng đúng quy trình kỹ thuật trồng lúa, áp dụng 3 giảm.
+ Muốn tăng chất lượng lúa gạo cần sử dụng đúng giống lúa, bón phân cân đối hợp lý, chú ý các khâu kỹ thuật sau thu hoạch.
Nếu áp dụng tốt chương trình 3 giảm và 3 yếu tố tăng kể trên thì việc tăng hiệu quả kinh tế cho người trồng lúa rất dễ dàng đạt được. Đây là mục tiêu chính.
"1 phải và 5 giảm"
– Một phải là gì? Phải sử dụng giống lúa xác nhận.
– 5 giảm là gì?
+ Giảm lượng giống gieo sa.
+ Giảm lượng thuốc BVTV.
+ Giảm lượng phân đạm (N).
+ Giảm lượng nước (tiết kiệm nước).
+ Giảm thất thoát sau thu hoạch. Nếu làm tốt, bà con mình sẽ thu nhập cao hơn.
Xem thêm các bài Giải bài tập Công nghệ lớp 7 VNEN (Soạn Công nghệ 7 VNEN) khác:
- Công nghệ 7 VNEN Bài 8: Bảo vệ và khai thác rừng
- Công nghệ 7 VNEN Bài 9: Giới thiệu chung về ngư nghiệp
- Công nghệ 7 VNEN Bài 10: Nuôi thủy sản
- Công nghệ 7 VNEN Bài 11: Một số động vật thủy sản có giá trị xuất khẩu ở nước ta
- Công nghệ 7 VNEN Bài 12: Khai thác và bảo vệ nguồn lợi hải sản
Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 7 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 7 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 7 Cánh diều
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Loạt bài Giải bài tập Công nghệ 7 VNEN | Soạn Công nghệ lớp 7 VNEN của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sách Hướng dẫn học Công nghệ lớp 7 chương trình VNEN.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Lớp 7 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 7 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 7 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 7 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 7 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - KNTT
- Giải sgk Tin học 7 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 7 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 7 - KNTT
- Lớp 7 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 7 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 7 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 7 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 7 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 7 - CTST
- Giải sgk Tin học 7 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 7 - CTST
- Lớp 7 - Cánh diều
- Soạn văn 7 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 7 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 7 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 7 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 7 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 7 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 7 - Cánh diều