Công nghệ 7 VNEN Bài 7: Nông nghiệp hữu cơ trong trồng trọt
A. Hoạt động khởi động
1 (Trang 40 Công nghệ 7 VNEN). Hãy kể tên một số sản phẩm nông nghiệp hữu cơ.
Trả lời:
- Một số sản phẩm nông nghiệp hữu cơ: rau sạch hữu cơ, chăn nuôi gia súc, gia cầm, thịt, sữa và trứng hữu cơ.
2 (Trang 40 Công nghệ 7 VNEN). Em hãy hiểu thế nào là nông nghiệp hữu cơ?
Trả lời:
- Nông nghiệp hữu cơ hay còn gọi canh tác hữu cơ là một hệ thống nông nghiệp luân canh có nguồn gốc từ thế kỷ XX ra đời trong sự thay đổi nhanh chóng các hệ thống canh tác trên thế giới. Nông nghiệp hữu cơ liên tục được phát triển bởi tổ chức Nông nghiệp hữu cơ khác nhau cho đến ngày hôm nay. Canh tác này chủ yếu dựa vào phân bón có nguồn gốc hữu cơ như phân từ gia súc gia cầm, phân xanh, phân trộn, bột xương, … tăng độ phì cho đất bằng nhóm cây trồng có tác dụng cải tạo đất. Nhấn mạnh vào các kỹ thuật luân canh giống cây trồng, kiểm soát dịch hại sinh học, sử dụng xen canh cây trồng khắc chế dịch hại hoặc khuyến khích sự tồn tại động vật là thiên địch của sâu bệnh dịch hại.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Khái niệm, ý nghĩa của nông nghiệp hữu cơ
a) Đọc thông tin
b) Trả lời câu hỏi (Trang 41 Công nghệ 7 VNEN)
- Nông nghiệp hữu cơ là gì? Tại sao sản xuất nông nghiệp hữu cơ lại được mọi người quan tâm?
- Điền Đ (đúng) hoặc S (sai) vào cột Đúng/Sai trong bảng sau đây để xác định đặc điểm và ý nghĩa của sản xuất nông nghiệp hữu cơ.
Trả lời:
- Canh tác nông nghiệp hữu cơ là phương pháp canh tác không sử dụng bất cứ loại hóa chất độc hại nào như thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc diệt cỏ, các loại phân hóa học. Phương pháp này chỉ sử dụng các phương pháp canh tác thân thiện với môi trường, dựa trên các nguyên lí sinh thái tự nhiên như luân canh cây trồng, sử dụng phân xanh, phân hữu cơ và các phương pháp sinh thái khác để quản lí dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi và nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi.
2. Các nguyên tắc của nông nghiệp hữu cơ
a) Đọc thông tin
b) Chọn câu trả lời đúng
Câu 1 (Trang 43 Công nghệ 7 VNEN). Nguyên tắc về sức khoẻ trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ là
A . Quan tâm đến sức khỏe của con người
B . Quan tâm đến sức khỏe của các loài sinh vật
C . Quan tâm đến sức khỏe của đất và các thành phần sinh thái khác
D . Cả A , B và C
Trả lời:
Câu 2 (Trang 43 Công nghệ 7 VNEN). Nguyên tắc về sinh thái trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ là:
A. Quan tâm đến tính bền vững của hệ sinh thái.
B. Phương thức sản xuất dựa trên các quy luật sinh thái.
C. Quan tâm đến tính đa dạng trong hệ sinh thái.
D. Phương thức sản xuất phải dựa trên các quy luật sinh thái và quan tâm đến tính bền vững của hệ sinh thái.
Trả lời:
Câu 3 (Trang 43 Công nghệ 7 VNEN). Nguyên tắc về công bằng trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ là:
A. Đảm bảo sự công bằng trong xã hội con người.
B. Đảm bảo sự công bằng giữa người giàu và người nghèo.
C. Đảm bảo sự công bằng với môi trường.
D. Đảm bảo sự công bằng với môi trường và tất cả mọi sinh vật trên Trái Đất.
Trả lời:
Câu 4 (Trang 43 Công nghệ 7 VNEN). Nguyên tắc về tính cẩn trọng trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ là
A. Đảm bảo sức khoẻ và sự giàu mạnh của các thế hệ hiện tại.
B. Đảm bảo sức khoẻ và sự giàu mạnh của các thế hệ tương lai.
C. Sức khoẻ và sự giàu mạnh của các thế hệ hiện tại, tương lai và của môi trường.
D. Cả A, B và C.
Trả lời:
1. Chọn D
2. Chọn D
3. Chọn D
4. Chọn C
3. Phương pháp trồng các rau, củ hữu cơ trong vườn nhà.
a) Đọc thông tin
b) Trả lời câu hỏi (Trang 44 Công nghệ 7 VNEN)
- Tại sao cần lựa chọn các loại giống có khả năng chống chịu sâu bệnh khi sản xuất rau, củ hữu cơ?
- Khi trồng rau củ theo phương pháp canh tác hữu cơ cần sử dụng những loại phân bón gì?
- Tại sao cần phải tiến hành luân canh cây trồng?
- Thường xuyên kiểm tra cây trồng và loại bỏ các phần bị sâu bệnh hoặc trứng sâu bằng tay có ý nghĩa gì?
- Tại sao cần sử dụng nước sạch trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ
- Tại sao trong các khu vườn trồng rau củ hoặc các khu vườn trồng các loại cây khác người ta hay trồng hoa?
Trả lời:
- Lựa chọn các loại giống có khả năng chống chịu sâu bệnh để làm tăng năng suất và chất lượng nông sản, làm cho cây trồng có năng suất cao, chất lượng tốt, khả năng kháng sâu bệnh và khả năng chịu hạn tốt.
- Khi trồng rau củ theo phương pháp canh tác hữu cơ cần sử dụng những loại phân chuồng, phân xanh, phân rác hoặc phân rác từ các phế phụ phẩm có sẵn
- Cần phải tiến hành luân canh cây trồng để giúp giảm thiểu sâu bệnh trong đất
- Thường xuyên kiểm tra cây trồng và loại bỏ các phần bị sâu bệnh hoặc trứng sâu bằng tay có ý nghĩa là tránh việc lây lan dịch bệnh cho các cây khác
- Cần sử dụng nước sạch trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ để hạn chế sự lây nhiễm của dịch bệnh và đảm bảo an toàn cho sản phẩm
- Trong các khu vườn rau, củ hoặc cả các khu vực trồng các loại cây khác, người ta hay trồng hoa vì trồng hoa không chỉ có ý nghĩa làm đẹp cho khu vườn mà hoa còn có thể thu hút các côn trùng có ích tiêu diệt các loại sâu bệnh cho cây
4. Quy trình sản xuất rau hữu cơ theo tiêu chuẩn VietGAP
a) Đọc thông tin
b) Trả lời câu hỏi (Trang 46 Công nghệ 7 VNEN)
Viết các nội dung chính của các bước trong quy trình sản xuất rau hữu cơ theo tiêu chuẩn VietGAP vào bảng sau:
Trả lời:
Tên bước | Ý nghĩa của các bước |
---|---|
Bước 1: Lựa chọn vùng sản xuất | An toàn, ko có nguy cơ bị ô nhiễm và cũng ko ảnh hưởng tới tính đa dạng của hệ sinh thái xung quanh. |
Bước 2: Tạo khu vực cách li | Tránh nguy cơ xâm nhiễm dịch hại từ bên ngoài. |
Bước 3: Làm phân bón | Tăng tối đa các chất hữu cơ cho đất giúp phục hồi và tăng độ phì cho đất giúp đất chốn chịu được sự xâm hại của sâu bệnh |
Bước 4: Làm đất | Tiêu diệt các mầm sâu bênh trước khi gieo trồng |
Bước 5: Trồng trọt, chăm sóc | Tăng tính đa dạng sinh học, điều hòa sinh thái |
Bước 6: Quản lí sâu bệnh, dịch | Hạn chế các loại thuốc trừ sâu có hại ảnh hưởng tới sức khỏe con người |
Bước 7: Thu hoạch và sơ chế | Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, giữ độ tươi sạch cho cây trồng |
Bước 8: Dán nhãn cho sản phẩm | Thể hiện nguồn gốc cây trồng hữu cơ để người tiêu dùng dễ dàng lựa chọn |
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
1 (Trang 46 Công nghệ 7 VNEN). Tìm hiểu các biện pháp sản xuất nông nghiệp hữu cơ trong chăn nuôi
Trả lời:
- Chăn nuôi gia súc, gia cầm, thịt, sữa và trứng, là một hoạt động truyền thống hỗ trợ bổ sung cho phát triển canh tác. Trang trại hữu cơ cố gắng để cung cấp cho động vật điều kiện sống tự nhiên và thức ăn tốt nhất. Chứng nhận hữu cơ là cơ sở để kiểm chứng rằng gia súc được nuôi theo quy định hữu cơ của bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) trong suốt cuộc đời của chúng. Các quy định này bao gồm các yêu cầu tất cả các thức ăn động vật phải được chứng nhận hữu cơ.
- Chăn nuôi hữu cơ có thể được và phải được điều trị bằng thuốc khi bị bệnh, nhưng không được phép sử dụng thuốc để thúc đẩy tăng trưởng, thức ăn của chúng phải được chứng nhận hữu cơ, và chúng phải được chủ động ăn một cách tự nhiên.
- Ngoài ra, trâu, bò, ngựa và một số loại gia súc đã từng là các đối tượng cung cấp sức kéo cho trang trại, sinh sản, cung cấp phân chuồng, … Đối với phương pháp nuôi trồng hữu cơ thì những hoạt động trên được hạn chế tới mức nhỏ nhất.
2 (Trang 46 Công nghệ 7 VNEN). Hãy sưu tầm các hình ảnh và thông tin về vai trò của các loại côn trùng có ích cho sản xuất nông nghiệp
Trả lời:
- Nhện: Các loài nhện ăn thịt, nhện lùn, nhện nhảy, nhện lưới, nhện linh miêu… đều ăn sâu bọ. Sống trên cạn hay dưới nước, nhện đều rất giỏi trong việc săn mồi là các loài sâu bọ, côn trùng khác. Một nhện trưởng thành có thể ăn tới 15 con mồi mỗi ngày.
- Bọ xít: Trong họ hàng loài gây hại này vẫn có một số ít có ích đối với cây trồng, đó là bọ xít mù xanh, bọ xít nước chúng thường dùng vòi để hút trứng và tiêu diệt rầy hại lúa. Bọ xít mù xanh mỗi con ăn hết 7-10 trứng/ngày hay 1-5 con rầy/ngày, bọ xít nước có thể ăn tới 10 con rầy mỗi ngày.
- Bọ rùa: Đây là nhóm côn trùng đa dạng, chúng có ích ở cả giai đoạn ấu trùng và trưởng thành. Chúng có hình oval với nhiều màu sắc khác nhau: đỏ, vàng hoặc có nhiều chấm đen trên lưng. Các loại bọ rùa có ích như: Bọ rùa đỏ (Micraspis sp.); bọ rùa vàng (M. crocea); bọ rùa 6 chấm (Menochilus sexmaculatus); bọ rùa 8 chấm (Hamonia octomaculata). Các loài bọ rùa này cả con trưởng thành và ấu trùng của chúng đều ăn rầy nâu trưởng thành, rầy cám (rầy non) và trứng rầy, mỗi ngày mỗi con có thể ăn từ 5-10 con rầy
- Ong ký sinh: Có thể kể đến các loài ong ký sinh như ong kén nhỏ, ong đen, ong xanh mắt đỏ. Chúng đẻ trứng vào trứng hoặc sâu non. Sau đó trứng ong sẽ phát triển, phá huỷ vật ký sinh. Một ngày một con ong có thể đẻ được vài chục trứng. Ngoài ra còn có một loài ong ký sinh nữa là ong đa phôi ký sinh sâu cuốn lá. Loài ong này đẻ một trứng vào trứng của sâu cuốn lá. Nhưng một quả trứng ong ban đầu này nhanh chóng phân chia thành nhiều trứng, có thể nở thành hơn 200 con ong.
Xem thêm các bài Giải bài tập Công nghệ lớp 7 VNEN (Soạn Công nghệ 7 VNEN) khác:
- Công nghệ 7 VNEN Bài 8: Giống vật nuôi
- Công nghệ 7 VNEN Bài 9: Thức ăn vật nuôi
- Công nghệ 7 VNEN Bài 10: Chuồng trại và vệ sinh trong chăn nuôi
- Công nghệ 7 VNEN Bài 11: Chăm sóc và nuôi dưỡng vật nuôi
- Công nghệ 7 VNEN Bài 12: Phòng chống bệnh cho vật nuôi
Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 7 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 7 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 7 Cánh diều
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Loạt bài Giải bài tập Công nghệ 7 VNEN | Soạn Công nghệ lớp 7 VNEN của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sách Hướng dẫn học Công nghệ lớp 7 chương trình VNEN.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Lớp 7 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 7 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 7 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 7 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 7 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - KNTT
- Giải sgk Tin học 7 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 7 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 7 - KNTT
- Lớp 7 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 7 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 7 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 7 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 7 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 7 - CTST
- Giải sgk Tin học 7 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 7 - CTST
- Lớp 7 - Cánh diều
- Soạn văn 7 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 7 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 7 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 7 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 7 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 7 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 7 - Cánh diều