Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng diễn ra trong tương lai



Bài 33: Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng

Bài 3 trang 153 Địa Lí 12: Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng diễn ra như thế nào? Nêu những định hướng chính trong tương lai.

Trả lời:

Quảng cáo

a. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế

- Giai đoạn 1986 – 2005, cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng có sự chuyển dịch qua các năm.

   + Khu vực I (nông – lâm – ngư nghiệp) có xu hướng giảm tỉ trọng từ 49,5% (1986) xuống 25,1% (2005), giảm 24,4%.

   + Khu vực II (công nghiệp – xây dựng) tăng tỉ trọng của từ 21,5% (1986) lên 29,9% (2005), tăng 8,4%.

   + Khu vực III (dịch vụ) tăng tỉ trọng của từ 29,0% (1986) lên 45,0% (2005), tăng 16,0%.

Quảng cáo

- Cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng có sự chuyển dịch theo hướng tích cực nhưng còn chậm.

b. Những định hướng chính trong tương lai

- Giữa các ngành

   + Xu hướng chính là phải tiếp tục giảm tỉ trọng của khu vực I (nông – lâm – ngư nghiệp).

   + Tăng nhanh tỉ trọng của khu vực II (công nghiệp – xây dựng) và khu vực III (dịch vụ).

   + Đảm bảo tăng trưởng kinh tế với tốc độ nhanh, hiệu quả cao gắn với việc giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường.

   + Phấn đấu đến năm 2010 các chỉ tiêu sẽ đạt là khu vực I (nông – lâm – ngư nghiệp): 20%, khu vực II (công nghiệp – xây dựng): 34% và khu vực III (dịch vụ): 46%.

Quảng cáo

- Trong nội bộ ngành

   + Trọng tâm là phát triển và hiện đại hoá công nghiệp chế biến, các ngành công nghiệp khác và dịch vụ gắn với yêu cầu phát triển nền nông nghiệp hàng hoá.

   + Đối với khu vực I:

    • Giảm tỉ trọng của ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng của ngành chăn nuôi và thuỷ sản.

    • Riêng trong ngành trồng trọt lại giảm tỉ trọng của cây lương thực và tăng dần tỉ trọng của cây công nghiệp, cây thực phẩm, cây ăn quả.

   + Đối với khu vực II:

    • Quá trình chuyển dịch lại gắn với việc hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm để sử dụng có hiệu quả các thế mạnh về tự nhiên và con người của vùng.

    • Đó là các ngành công nghiệp như chế biến lương thực – thực phẩm, ngành dệt – may và da giày, ngành sản xuất vật liệu xây dựng, ngành cơ khí – kĩ thuật điện – điện tử.

   + Đối với khu vực III:

    • Du lịch là một ngành tiềm năng, trong tương lai du lịch (đặc biệt là Hà Nội và phụ cận như Hải Phòng) sẽ có vị trí xứng đáng trong nền kinh tế của vùng.

    • Các dịch vụ khác như tài chính, ngân hàng, giáo dục – đào tạo… cũng phát triển mạnh.

Xem thêm các bài giải bài tập sách giáo khoa Địa Lí lớp 12 ngắn nhất, hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


bai-33-van-de-chuyen-dich-co-cau-kinh-te-theo-nganh-o-dong-bang.jsp


Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên