Khoa học lớp 5 Bài 17 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều

Trọn bộ lời giải Khoa học lớp 5 Bài 17 sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh lớp 5 dễ dàng làm bài tập Khoa học lớp 5 Bài 17.

Giải Khoa học lớp 5 Bài 17 (sách mới cả ba sách)

Quảng cáo

Giải Khoa học lớp 5 Bài 17 Kết nối tri thức

Giải Khoa học lớp 5 Bài 17 Chân trời sáng tạo

Giải Khoa học lớp 5 Bài 17 Cánh diều

Quảng cáo



Lưu trữ: Giải Khoa học lớp 5 Bài 17 (sách cũ)

A. Hoạt động cơ bản

1. Chơi trò chơi đố bạn “Cao su hay chất dẻo”

Quan sát các hình từ 1 đến 7 và cho biết, đồ vật nào được làm bằng cao su, đồ vật nào được làm bằng chất dẻo?

Khoa học lớp 5 Bài 17 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều Khoa học lớp 5 Bài 17 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều

Trả lời:

- Đồ vật làm bằng cao su: đôi bao tay (hình 2), cục tẩy (hình 4), đôi ủng (hình 5).

- Đồ vật làm bằng chất dẻo: ống xoắn dẫn nước xả (hình 1), chai đựng nước (hình 3), ổ cắm điện (hình 6), ống dẫn nước (hình 7).

2. Làm thí nghiệm xác định tính chất của cao su

Mỗi em viết vào vở thí nghiệm những gì em đã biết về tính chất của cao su

Chia sẻ ý kiến cá nhân với các bạn trong nhóm những hiểu biết ban đầu về tính chất của cao su và đề xuất các câu hỏi nghiên cứu. Ví dụ:

- Cao su có tính đàn hồi không?

- Khi gặp nóng, lạnh cao su thay đổi ra sao?

- Cao su có thể cách điện, cách nhiệt được không?

- Cao su tan và không tan trong những chất nào?

Đề xuất các thí nghiệm nghiên cứu để trả lời các câu hỏi đã đặt ra: Mỗi nhóm chọn một câu hỏi nghiên cứu, đề xuất cách làm thí nghiệm.

Trả lời:

Cao su có tính đàn hồi tốt.

Thí nghiệm: kéo dãn sợi dây chun rồi thả ra, sợi dây chun sê trở về vị trí, hình dạng ban đầu.

Khi gặp nóng, lạnh cao su không thay đổi.

Thí nghiệm: đeo bao tay cao su nhấc nồi canh nóng, cầm viên đá lạnh.

Cao su cách điện và cách nhiệt.

Thí nghiệm: cây bút thử điện có chuôi bằng cao su, quai nồi, quai ấm làm bằng cao su.

3. Quan sát, liên hệ thực tế và trả lời

a. Cao su thường được sử dụng đế làm gì?

Khoa học lớp 5 Bài 17 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều

b. Chất dẻo thường được sử dụng để làm gì? Nêu đặc điểm, tính chất của một số đồ dùng được làm bằng chất dẻo.

Khoa học lớp 5 Bài 17 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều

Trả lời:

a. Cao su thường được sử dụng để làm săm, lô'p, đệm, dây cu-roa, vòi chữa cháy, bóng, dây chun.

b. Chất dẻo thường được sử dụng làm một số vật dụng trong gia đình như: rổ, thau, ca; làm quai ấm, áo mưa, thùng rác, ống nhựa dẫn nước.

Đặc điểm, tính chất của một số bằng chất dẻo: cách điện, cách nhiệt, nhẹ, bền, khó vỡ, có tính dẻo ở nhiệt độ cao.

4. Đọc và trả lời

a) Đọc nội dung sau (Trang 53 SGK Khoa Học 5 VNEN tập 1)

b) Trả lời câu hỏi:

- Cao su và chất dẻo có những tính chất gì?

- Nêu cách bảo quản những đồ dùng bằng cao su và chất dẻo.

Trả lời:

a. Cao su và chất dẻo có tính chất: cách điện, cách nhiệt, không tan trong nước, bền, khó vỡ.

b. Cách bảo quản những đồ dùng bằng cao su và chất dẻo:

+ Không nên để đồ dùng bằng cao su và chất dẻo ở gần chỗ có nhiệt độ cao.

+ Không nên tẩy giặt bằng xà phòng hay xăng dầu.

B. Hoạt động thực thành

1. Lấy một quả bóng cao su và một quả bóng nhựa ở góc học tập. Làm thế nào để phân biệt được quả bóng nào được làm từ chất dẻo, quả bóng nào được làm từ cao su?

Trả lời:

Cách phân biệt quả bóng cao su và một quả bóng nhựa:

- Ta ném hai quả bóng xuống sàn nhà.

- Quả bóng nào nảy lên cao hơn là quả bóng cao su, và quả còn lại là quả bóng nhựa.

2. Sưu tầm các thông tin và hình ảnh để trả lời câu hỏi:

Tại sao hạn chế sử dụng túi nilông là một trong những cách tốt nhất để bảo vệ môi trường?

Trả lời:

Hạn chế sử dụng túi ni lông là một trong những cách tốt nhất để bảo vệ môi trường. Túi ni lông không tan trong nước và rất khó bị phân hủy trong môi trường đất; khi sản xuất túi ni lông, nó sẽ tạo ra khí các-bô-níc làm tăng hiệu ứng nhà kính, thúc đẩy biến đổi khí hậu.

C. Hoạt động ứng dụng

Hạn chế sử dụng túi ni lông là một trong những cách tốt nhất để bảo vệ môi trường. Túi ni lông không tan trong nước và rất khó bị phân hủy trong môi trường đất; khi sản xuất túi ni lông, nó sẽ tạo ra khí các-bô-níc làm tăng hiệu ứng nhà kính, thúc đẩy biến đổi khí hậu.

Xem thêm các bài Giải bài tập Khoa học 5 VNEN hay khác:

ĐỀ THI, BÀI TẬP CUỐI TUẦN, SÁCH ÔN TẬP DÀNH CHO KHỐI TIỂU HỌC

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và bài tập cuối tuần, gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập Khoa học 5 VNEN của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Hướng dẫn học Khoa học 5 chương trình mới.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 5 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên