Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 Bài 5: Vượt qua tình thế hiểm nghèo,quyết tâm chống Pháp trở lại xâm lược

A. Hoạt động cơ bản

1. Tìm hiểu về tình thế hiểm nghèo sau Cách mạng tháng Tám (trang 33 Lịch sử và địa lí 5 Tập 1 VNEN).

a. Đọc kĩ đoạn hội thoại (trang 33 sgk)

c. Kết hợp quan sát các bức ảnh dưới đây, thảo luận và làm bài tập.

Hãy lựa chọn và ghi ý đúng nhất vào vở.

Ngay sau Cách mạng tháng Tám, đất nước ta gặp nhiều khó khăn vì:

Trả lời:

Chính quyền mới được thành lập, bị nhiều kẻ thù phá hoại
Tình trạng vỡ đê, mất mùa, nạn đói đe dọa
Phải đối phó với: giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm
Thiếu trường học, bệnh viện

Trả lời:

Ngay sau Cách mạng tháng Tám, đất nước ta gặp nhiều khó khăn vì:

Đáp án đúng là: Phải đối phó với: giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm

2. Tìm hiểu biện pháp vượt qua tình thế hiểm nghèo (trang 34 Lịch sử và địa lí 5 Tập 1 VNEN).

a. Đọc thông tin kết hợp quan sát các bức ảnh (trang 34, 35 sgk)

b. Thảo luận và hoàn thiện phiếu học tập

- Hoàn thành bảng sau về những biện pháp mà Chính phủ và nhân dân ta đã thực hiện để vượt qua tình thế hiểm nghèo

Tình thế hiểm nghèo Biện pháp
Giặc đói ......
Giặc dốt ......
Giặc ngoại xâm ......

Trả lời:

Tình thế hiểm nghèo Biện pháp
Giặc đói - Lập "hữu gạo cứu đói", "ngày đồng tâm" dành gạo cho dân nghèo
- Thực hiện khẩu hiệu: "Không một tấc đất bỏ hoang", "tấc đất tấc vàng"
- Đắp lại những đoạn đê vỡ, chia đất cho nhân dân sản xuất
Giặc dốt - Phát động phong trào xóa nạn mù chữ trong cả nước
- Trường học được mở thêm
- Trẻ em đều được cắp sách đến trường
Giặc ngoại xâm - Thực hiện ngoại giao khôn khéo đẩy quân Tưởng về nước
- Nhân nhượng với Pháp để có thời gian chuẩn bị kháng chiến lâu dài.

3. Tìm hiểu nguyên nhân bùng nổ cuộc kháng chiến toàn quốc (trang 35 Lịch sử và địa lí 5 Tập 1 VNEN).

a. Đọc kĩ đoạn hội thoại (trang 35 sgk)

c. Kết hợp dọc đoạn trích từ Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh và quan sát các bức ảnh tư liệu, thảo luận, trả lời câu hỏi:

- Nêu những dẫn chứng về âm mưu và hành động thể hiện quyết tâm cướp nước ta một lần nữa của thực dân Pháp.

- Trước âm mưu của thực dân Pháp, Đảng, Chính phủ và nhân dân ta đã làm gì?

- Ngày 19-12-1946 xảy ra sự kiện gì?

Trả lời:

- Những dẫn chứng về âm mưu và hành động thể hiện quyết tâm cướp nước ta một lần nữa của thực dân Pháp là:

   + Thực dân Pháp đã quay lại nước ta đánh chiếm Sài Gòn, mở rộng xâm lược Nam Bộ

   + Đánh chiếm Hải Phòng, chiếm dần Hà Nội.

   + Gửi tối hậu thư đòi Chính phủ ta giải tán lực lượng tự vệ, giao quyền kiểm soát Hà Nội cho chúng, nếu không chúng sẽ tấn công Hà Nội.

- Trước âm mữu của thực dân Pháp, Đảng và Chính phủ đã không nhân nhượng, quyết định đứng lên cùng nhân dân đánh đuổi thực dân Pháp

- Ngày 19/12/1946 là ngày Đảng và Chính Phủ họp và đưa ra quyết định phát động toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp

4. Tìm hiểu những ngày đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (trang 37 Lịch sử và địa lí 5 Tập 1 VNEN).

a. Đọc thông tin và quan sát bức ảnh tư liệu (trang 37 sgk).

b. Thảo luận và trả lời câu hỏi:

- Cuộc chiến đấu chống quân xâm lược của quân dân Hà Nội và cả nước đã diễn ra như thế nào?

- Ý nghĩa của việc quân dân Hà Nội trong hai tháng giam chân dịch trong thành phố là gì?

Trả lời:

- Diễn biến cuộc chiến đấu chống quân xâm lược của quân dân Hà Nội và cả nước:

   + Ở Hà Nội: Chiến sĩ vệ quốc quân và tự về Thủ đô đã kiên quyết dành giật từng ngôi nhà, góc phố. Đồng bào khuôn vác đồ đạc ra đường làm vật cản bước chân của địch.

⇒ Kết quả: Ròng rã hơn 2 tháng trời, ta đánh hơn 200 trận, tiêu diệt 2000 tên địch, giam chân địch.

   + Ở các địa phương khác trong cả nước, cuộc kháng chiến chống quân xâm lược cũng diễn ra quyết liệt.

- Ý nghĩa của việc quân dân Hà Nội trong hai tháng giam chân địch trong thành phố là để bảo vệ cho hàng vạn đồng bào ta và để các cơ quan rời thành phố về căn cứ kháng chiến, bảo toàn tính mạng và lực lượng của ta, chuẩn bị cho kháng chiến lâu dài.

B. Hoạt động thực hành

1. Tìm hiểu tấm gương Bác Hồ trong việc diệt “giặc đói” (trang 38 Lịch sử và địa lí 5 Tập 1 VNEN).

- Tư liệu lịch sử và câu chuyện trên nói lên điều gì? Chọn các câu trả lời đúng trong những phương án dưới đây và ghi vào vở:

Nhịn ăn cứu đói là việc quốc gia đại sự.
Bác Hồ lịch sự trong công tác ngoại giao.
Bác Hồ là người trung thực, lời nói đi đôi với việc làm.

Trả lời:

Tư liệu lịch sử và câu chuyện trên nói lên điều:

- Nhịn ăn cứu đói là việc quốc gia đại sự.

- Bác Hồ là người trung thực, lời nói đi đôi với việc làm.

2. Chép vào vở và lựa chọn những cụm từ thích hợp cho trước dưới đây, điền vào chỗ trống (...) để hoàn thành đoạn văn (trang 39 Lịch sử và địa lí 5 Tập 1 VNEN).

(không chịu làm nô lệ, không chịu mất nước, phải nhân nhượng, thà hi sinh tất cả, càng lấn tới)

“... Chúng ta muôn hòa bình, chúng ta ....... Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp ......., vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa.

Không! Chúng ta .........., chứ nhất định .........., nhất định .........!”

Trả lời:

Điền vào chỗ chấm như sau:

“... Chúng ta muôn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa.

Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ...!”

3. Quyết tử cho Tố quốc quyết sinh. (trang 39 Lịch sử và địa lí 5 Tập 1 VNEN).

a. Quan sát bức ảnh, đọc trích đoạn hồi kí của Thượng tướng Vũ Lăng (trang 39 sgk).

b. Trả lời câu hỏi (vào vở):

- Các tư liệu lịch sử nêu ở trên thể hiện điều gì?

Trả lời:

- Các tư liệu lịch sử nêu ở trên thể hiện tinh thần yêu nước của quân dân ta. Chúng ta thà hi sinh của cải và tính mạng chứ nhất định không chịu lùi bước, không chịu làm nô lệ. Chúng ta luôn chiến đấu hết mình để bảo vệ từng tấc đất của mình. Đó là tinh thần "Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh".

C. Hoạt động ứng dụng

1. (trang 40 Lịch sử và địa lí 5 Tập 1 VNEN). Tìm hiểu và sưu tầm những mẫu chuyện ở địa phương em về buổi đầu toàn quốc kháng chiến

Trả lời:

Cuộc lui quân thần kì ở Hà Nội những ngày đầu kháng chiến

Cụ Nguyễn Mạnh Hải tham gia Vệ quốc đoàn đóng ở Bắc Bộ Phủ chia sẻ: Trong điều kiện chiến đấu không cân sức, vũ khí đánh nhau thô sơ nhưng lực lượng quân ta sáng tạo ra nhiều cách đánh hay. Đó là cách đục tường từ nhà này sang nhà khác từ đầu phố đến cuối phố theo hình dích dắc tựa trận đồ bát quái, diện tích chỉ đủ người chui qua.

Khi Pháp tấn công, lực lượng của ta nhỏ người chui được nhưng khi quân Pháp người to bị kẹt lại nên ta thừa thế tấn công. Hoặc tại những nhà đầu phố, quân ta phá hết cầu thang lên tầng hai, chỉ sử dụng thang tre hoặc thang dây. Lúc địch với ta đánh giáp lá cà, nó xông vào nhà bắn, ta rút lên gác rồi ném lựu đạn xuống.

Sau 60 ngày đêm chiến đấu ác liệt, đến chiều 17/2/1947, Đại đội được lệnh rút quân, mỗi người được phát một tấm biểu tượng Vệ quốc đoàn và cả Đại đội được phát một cuộn dây dài vài chục mét, một lá cờ. Cuộc rút quân diễn ra vào ban đêm nên có thể sử dụng cuộn dây để mọi người túm vào tránh lạc nhau. Buổi tối, cả Đại đội tập trung ở đền Phát Lộc, sau ra Cột đồng hồ rồi hành quân qua mép nước sông Hồng, vượt qua gầm cầu Long Biên. Có điều thần kỳ, cả đoàn quân đông tới vài trăm người nhưng cứ đi, im phăng phắc, không một tiếng động.

Trên cầu Long Biên, quân Pháp vẫn canh gác, dọi đèn pin nhưng không hề phát hiện hành trình lui quân của Đoàn Thủ đô. Cụ Nguyễn Mạnh Hải nhớ lại: “Dù đêm rét căm căm, đoàn quân cứ lặng lẽ di chuyển nhưng cũng vô cùng căng thẳng vì đồn địch ngay gần đó”.

Qua cầu Long Biên khá xa, đoàn quân lội qua một rạch nước sang bãi giữa sông Hồng, đến cuối bãi có thuyền đón đoàn quân sang bên kia bãi Tứ Tổng. Ngủ qua đêm ở bãi Tứ Tổng, sáng hôm sau tiếp tục sang bên kia sông để rút lên chiến khu Việt Bắc. Cuộc lui quân của Đoàn Thủ đô được coi là cuộc lui quân thần kỳ, vượt qua sự canh gác gắt gao của quân Pháp mà lực lượng ta không mất một chiến sỹ nào.

2. (trang 40 Lịch sử và địa lí 5 Tập 1 VNEN). Kể tên các trường học, tên phố, di tích lịch sử... liên quan đến các sự kiện, nhân vật lịch sử trong bài vừa học

Trả lời:

Tên các trường học, tên phố, di tích lịch sử... liên quan đến các sự kiện, nhân vật lịch sử trong bài vừa học là:

- Đường Pháo Đài Láng, Đống Đa, Hà Nội

- Phố Mai Hắc Đế, Hai Bà Trưng, Hà Nội

- Trường THPT Mai Hắc Đế, Hoàng Mai, Hà Nội

3. (trang 40 Lịch sử và địa lí 5 Tập 1 VNEN). Hãy kể lại một cách ngắn gọn về chuyến tham quan ( nếu có ) di tích lịch sử liên quan bài học mà em và người thân đã thực hiện

Trả lời:

Quần thể di tích chiến trường Ðiện Biên Phủ là một quần thể các di tích lịch sử nằm tại tỉnh Điện Biên ghi lại chiến công của Quân đội nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Hiện nay, nơi đây đã được thủ tướng chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách xếp hạng 23 di tích quốc gia đặc biệt.

Các di tích nổi bật của chiến trường Ðiện Biên năm xưa bao gồm đồi A1, C1, C2, D1, cứ điểm Hồng Cúm, Him Lam, đồi Ðộc Lập, cầu Mường Thanh, sân bay Mường Thanh (nay là sân bay Điện Biên Phủ) và hầm chỉ huy tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

Xem thêm các bài Giải bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 chương trình VNEN hay khác:

ĐỀ THI, BÀI TẬP CUỐI TUẦN, SÁCH ÔN TẬP DÀNH CHO KHỐI TIỂU HỌC

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và bài tập cuối tuần, gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập Lịch Sử và Địa Lí 5 VNEN được biên soạn bám sát nội dung Hướng dẫn học Lịch Sử & Địa Lí lớp 5 chương trình mới VNEN.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 5 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên