Top 100 Đề thi Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 Kết nối tri thức (có đáp án)

Tuyển chọn 100 Đề thi Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 Kết nối tri thức Học kì 1, Học kì 2 năm học 2024 mới nhất có đáp án và lời giải chi tiết, cực sát đề thi chính thức gồm đề thi giữa kì, đề thi học kì giúp học sinh lớp 5 ôn luyện và đạt điểm cao trong các bài thi Lịch Sử và Địa Lí lớp 5.

Đề thi Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 Kết nối tri thức (có đáp án)

Xem thử Đề thi GK1 Sử Địa lớp 5 Xem thử Đề thi CK1 Sử Địa lớp 5

Chỉ từ 70k mua trọn bộ đề thi Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết, dễ dàng chỉnh sửa:

Đề thi Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 Giữa kì 1 Kết nối tri thức

Đề thi Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 Học kì 1 Kết nối tri thức

Đề thi Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 Giữa kì 2 Kết nối tri thức

Đề thi Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 Học kì 2 Kết nối tri thức

Xem thêm Đề thi Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 cả ba sách:

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Trường Tiểu học .....

Đề thi Giữa kì 1 Lịch Sử và Địa Lí lớp 5

(Bộ sách: Kết nối tri thức)

Thời gian làm bài: .... phút

PHẦN 1. TRẮC NGHIỆM (6,0 ĐIỂM)

Từ câu hỏi số 1 đến câu số 10: học sinh lựa chọn 01 đáp án đúng duy nhất trong 4 đáp án A, B, C, D

Câu 1. Lãnh thổ phần đất liền của Việt Nam có

A. bề ngang rộng.

B. chiều bắc – nam ngắn.

C. dạng hình ngôi sao.

D. dạng hình chữ S.

Câu 2. Quốc kì của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thể hiện

A. sự độc lập, tự do, thống nhất và toàn vẹn của đất nước.

B. khát vọng chinh phục đỉnh cao tri thức của nhân dân.

C. ước mơ về một cuộc sống yên bình, nhiều may mắn.

D. hi vọng về sự thịnh vượng và trường tồn của dân tộc.

Câu 3. Một trong những biểu hiện của khí hậu nhiệt đới ấm gió mùa ở Việt Nam là

A. nhiệt độ thấp.

B. độ ẩm thấp.

C. mưa nhiều.

D. gió không thay đổi.

Câu 4. Đặc điểm nào dưới đây không đúng với sông ngòi ở Việt Nam?

A. Mạng lưới sông ngòi dày đặc.

B. Phân bố rộng khắp trên cả nước.

C. Có nhiều sông lớn và đầy nước quanh năm.

D. Lượng nước sông thay đổi theo mùa.

Câu 5. So với phần lãnh thổ đất liền của nước ta, vùng biển Việt Nam nằm ở phía

A. bắc, đông và tây bắc.

B. đông, nam và tây nam.

C. tây, tây nam và nam.

D. bắc, đông và nam

Câu 6. Đội Hoàng Sa được chúa Nguyễn thành lập vào thế kỉ XVII để thực hiện hoạt động nào sau đây trên quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa?

A. Cứu nạn tàu thuyền và thu thuế.

B. Khai thác sản vật và thực thi chủ quyền.

C. Lập bia chủ quyền và cứu nạn.

D. Thu thuế và thực thi chủ quyền.

Câu 7. Trong số 54 dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam, dân tộc nào số dân đông nhất?

A. Tày.

B. Nùng.

C. Thái.

D. Kinh.

Câu 8. Ý nào dưới đây thể hiện mặt tích cực của dân số tăng nhanh?

A. Tạo được nguồn lao động dồi dào và dự trữ lao động lớn.

B. Đẩy nhanh tốc độ khai thác tài nguyên thiên nhiên.

C. Chất lượng cuộc sống của người dân khó được nâng cao.

D. Gia tăng ô nhiễm môi trường và cạn kiệt tài nguyên.

Câu 9. Ở khu vực miền Trung của Việt Nam, Vương quốc Chăm-pa ra đời và tồn tại vào thời gian nào?

A. Cuối thế kỉ II đến thế kỉ XV.

B. Thế kỉ II TCN đến thế kỉ X.

C. Thế kỉ X đến thế kỉ XIX.

D. Thế kỉ VII TCN đến thế kỉ II TCN.

Câu 10. Đền tháp Chăm-pa là công trình kiến trúc

A. tôn giáo có ý nghĩa quan trọng trong đời sống vật chất của người Chăm.

B. nhà ở có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tinh thần của người Chăm.

C. tôn giáo không có nhiều ý nghĩa trong đời sống tinh thần của người Chăm.

D. tôn giáo có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tinh thần của người Chăm.

Câu 11. Đọc thông tin và điền đúng (Đ) hoặc sai (S) vào các ô trống phía trước mỗi ý sau đây:

Thông tin. Nhiều hiện vật khảo cổ như bia đá có khắc chữ San-krit (Sanskrit), tượng thần Vit-xnu (Vishnu), tượng Phật, dấu tích công trình bằng gỗ, gạch,... được phát hiện ở Nam Bộ đã khẳng định sự ra đời và tồn tại của Vương quốc Phù Nam.

□ Nhiều hiện vật khảo cổ phát hiện ở Nam Bộ đã khẳng định sự ra đời và tồn tại của nước Phù Nam.

□ Cư dân Phù Nam đã biết sáng tạo ra chữ viết và được dùng phổ biến.

□ Phát hiện ở Nam Bộ nhiều dấu tích công trình bằng gỗ, gạch của cư dân Phù Nam.

□ Nhiều dấu tích khảo cổ cho thấy cư dân Phù Nam đã tiếp thu văn hoá Ấn Độ.

PHẦN II. TỰ LUẬN (6,0 ĐIỂM)

Câu 1 (2,0 điểm): Hoàn thiện sơ đồ sau đây về ảnh hưởng của vị trí địa lí đến tự nhiên và hoạt động sản xuất của nước ta.

3 Đề thi Giữa kì 1 Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 Kết nối tri thức (có đáp án + ma trận)

Câu 2 (2,0 điểm):

a) Trình bày sự ra đời của Nhà nước Văn Lang và Nhà nước Âu Lạc.

b) Kể tên một số truyền thuyết/ sự tích… liên quan đến Nhà nước Văn Lang và Nhà nước Âu Lạc mà em biết.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Trường Tiểu học .....

Đề thi Học kì 1 Lịch Sử và Địa Lí lớp 5

(Bộ sách: Kết nối tri thức)

Thời gian làm bài: .... phút

PHẦN 1. TRẮC NGHIỆM (6,0 ĐIỂM)

Từ câu hỏi số 1 đến câu số 10 (0,5 điểm/câu hỏi): học sinh lựa chọn 01 đáp án đúng duy nhất trong 4 đáp án A, B, C, D

Câu 1. Trong số 54 dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam, dân tộc nào số dân đông nhất?

A. Tày.

B. Nùng.

C. Thái.

D. Kinh.

Câu 2. Đặc điểm nào dưới đây không đúng với hình dáng lãnh thổ phần đất liền của Việt Nam?

A. Hẹp ngang.

B. Chạy dài từ tây sang đông.

C. Đường bờ biển cong hình chữ S.

D. Chạy dài theo chiều bắc – nam.

Câu 3. Truyền thuyết nào dưới đây phản ánh về nỗ lực trong việc chế ngự lũ lụt của người Việt cổ thời Văn Lang – Âu Lạc?

A. Thánh Gióng.

B. Sự tích trầu cau.

C. Sơn Tinh – Thủy Tinh.

D. Sự tích nỏ thần.

Câu 4. Đền tháp Chăm-pa là công trình kiến trúc

A. tôn giáo có ý nghĩa quan trọng trong đời sống vật chất của người Chăm.

B. nhà ở có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tinh thần của người Chăm.

C. tôn giáo không có nhiều ý nghĩa trong đời sống tinh thần của người Chăm.

D. tôn giáo có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tinh thần của người Chăm.

Câu 5. Việc Lý Bí đặt tên nước là Vạn Xuân thể hiện điều gì?

A. Mong muốn chiến thắng quân xâm lược trong mùa Xuân.

B. Ý chí và quyết tâm bảo vệ độc lập, tự chủ của dân tộc.

C. Ý chí và quyết tâm duy trì nền hòa bình của dân tộc.

D. Mong muốn quốc gia tồn tại lâu dài, yên vui.

Câu 6. Chiến thắng Bạch Đằng (năm 938) đã

A. mở ra thời kì độc lập tự chủ lâu dài cho lịch sử dân tộc Việt Nam.

B. mở ra thời kì đấu tranh giành độc lập, tự chủ trong lịch sử Việt Nam.

C. đập tan tham vọng xâm lược của nhà Nguyên, bảo vệ độc lập dân tộc.

D. đập tan tham vọng xâm lược của nhà Tống, bảo vệ độc lập dân tộc.

Câu 7. Trận Bạch Đằng năm 938 (do Ngô Quyền lãnh đạo) với trận Bạch Đằng năm 1288 (do Trần Quốc Tuấn lãnh đạo) đều

A. diễn ra khi giặc từ ngoài biển tiến vào.

B. diễn ra khi quân giặc rút lui về nước.

C. giết chết được chủ tướng của quân giặc.

D. sử dụng kế sách “đóng cọc gỗ”.

Câu 8. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi là do

A. nhân dân Việt Nam luôn nêu cao tinh thần yêu nước.

B. nhà Minh nhận thấy cuộc chiến tranh xâm lược là phi nghĩa.

C. có sự lãnh đạo của nhiều tướng tài, như: Lê Hoàn, Trần Hưng Đạo…

D. quân Minh cắt một phần lãnh thổ để giảng hòa với quân Lam Sơn.

Câu 9. Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương (cuối thế kỉ XIX) là khởi nghĩa….

A. Ba Đình.

B. Bãi Sậy.

C. Hương Khê.

D. Yên Thế.

Câu 10. Vị quan nào dưới đây đã có công khai phá và lập nên huyện Tiền Hải (Thái Bình), huyện Kim Sơn (Ninh Bình) ngày nay?

A. Nguyễn Tri Phương.

B. Nguyễn Lộ Trạch.

C. Phan Đình Phùng.

D. Nguyễn Công Trứ.

Câu 11 (1,0 điểm). Đọc thông tin và điền đúng (Đ) hoặc sai (S) vào các ô trống phía trước mỗi ý sau đây:

Tư liệu. “ (...) Thành Đại La ( ... ), ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh. Xem khắp nước Việt, đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương".

☐ Lý Thái Tổ chọn thành Đại La để xây dựng kinh đô mới vì gần châu Cổ Pháp (Bắc Ninh, quê của vua).

☐ Trước khi rời về Đại La (Hà Nội), kinh đô của nước Đại Cồ Việt được đóng ở vùng Phong Châu (Phú Thọ).

☐ Thành Đại La có địa thế đẹp, đất rộng, cao và bằng phẳng, thuận lợi cho sự phát triển của đất nước.

☐ Việc rời đô đã cho thấy tầm nhìn sáng suốt của vua Lý Thái Tổ.

PHẦN II. TỰ LUẬN (6,0 ĐIỂM)

Câu 1 (2,0 điểm): Lựa chọn các từ/ cụm từ cho sẵn sào chỗ trống (…..) để hoàn thành đoạn thông tin dưới đây

Lê Lợi

Quốc triều hình luật

Lê Thánh Tông

Tích cực

Đông Kinh

Lam Sơn

Đại Việt

Hậu Lê

Thông tin. Sau thắng lợi của khởi nghĩa ….(1)……, ….(2)……lên ngôi vua, đóng đô ở ….(3)…… (tức thành Thăng Long), lấy tên nước là ….(4)……. Thời ….(5)……, bộ máy chính quyền được hoàn thiện, ban hành ….(6)…… (Luật Hồng Đức); kinh tế phát triển, đời sống nhân dân được quan tâm, đặc biệt là duới triều vua ….(7)……. Thời Hậu Lê, văn hóa, giáo dục đều có sự chuyển biến ….(8)……

Câu 2 (2,0 điểm):

a) Nêu những nét chính về tình hình đất nước thời Trần.

b) Kể tên một nhân vật lịch sử của triều Trần và đóng góp của nhân vật đó với lịch sử dân tộc.

Tham khảo đề thi Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 bộ sách khác có đáp án hay khác:

ĐỀ THI, BÀI TẬP CUỐI TUẦN, SÁCH ÔN TẬP DÀNH CHO KHỐI TIỂU HỌC

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và bài tập cuối tuần, gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Đề thi Tiếng Việt 5 có đáp án của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung chương trình Tiếng Việt 5 hơn.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 5 các môn học
Tài liệu giáo viên