Top 10 Đề thi Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 Học kì 1 năm 2024 (có đáp án)

Trọn bộ 10 đề thi Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 Học kì 1 sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều có đáp án và ma trận sẽ giúp bạn ôn tập và đạt điểm cao trong bài thi Lịch Sử và Địa Lí lớp 5.

Top 10 Đề thi Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 Học kì 1 năm 2024 (có đáp án)

Xem thử Đề thi CK1 Sử Địa lớp 5 KNTT Xem thử Đề thi CK1 Sử Địa lớp 5 CTST Xem thử Đề thi CK1 Sử Địa lớp 5 CD

Chỉ từ 70k mua trọn bộ đề thi Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 Học kì 1 bản word có lời giải chi tiết, dễ dàng chỉnh sửa:

Quảng cáo

Xem thử Đề thi CK1 Sử Địa lớp 5 KNTT Xem thử Đề thi CK1 Sử Địa lớp 5 CTST Xem thử Đề thi CK1 Sử Địa lớp 5 CD

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Trường Tiểu học .....

Đề thi Học kì 1 Lịch Sử và Địa Lí lớp 5

(Bộ sách: Kết nối tri thức)

Thời gian làm bài: .... phút

PHẦN 1. TRẮC NGHIỆM (6,0 ĐIỂM)

Từ câu hỏi số 1 đến câu số 10 (0,5 điểm/câu hỏi): học sinh lựa chọn 01 đáp án đúng duy nhất trong 4 đáp án A, B, C, D

Câu 1. Trong số 54 dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam, dân tộc nào số dân đông nhất?

A. Tày.

B. Nùng.

C. Thái.

D. Kinh.

Câu 2. Đặc điểm nào dưới đây không đúng với hình dáng lãnh thổ phần đất liền của Việt Nam?

A. Hẹp ngang.

B. Chạy dài từ tây sang đông.

C. Đường bờ biển cong hình chữ S.

D. Chạy dài theo chiều bắc – nam.

Câu 3. Truyền thuyết nào dưới đây phản ánh về nỗ lực trong việc chế ngự lũ lụt của người Việt cổ thời Văn Lang – Âu Lạc?

A. Thánh Gióng.

B. Sự tích trầu cau.

C. Sơn Tinh – Thủy Tinh.

D. Sự tích nỏ thần.

Câu 4. Đền tháp Chăm-pa là công trình kiến trúc

A. tôn giáo có ý nghĩa quan trọng trong đời sống vật chất của người Chăm.

B. nhà ở có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tinh thần của người Chăm.

C. tôn giáo không có nhiều ý nghĩa trong đời sống tinh thần của người Chăm.

D. tôn giáo có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tinh thần của người Chăm.

Câu 5. Việc Lý Bí đặt tên nước là Vạn Xuân thể hiện điều gì?

A. Mong muốn chiến thắng quân xâm lược trong mùa Xuân.

B. Ý chí và quyết tâm bảo vệ độc lập, tự chủ của dân tộc.

C. Ý chí và quyết tâm duy trì nền hòa bình của dân tộc.

D. Mong muốn quốc gia tồn tại lâu dài, yên vui.

Câu 6. Chiến thắng Bạch Đằng (năm 938) đã

A. mở ra thời kì độc lập tự chủ lâu dài cho lịch sử dân tộc Việt Nam.

B. mở ra thời kì đấu tranh giành độc lập, tự chủ trong lịch sử Việt Nam.

C. đập tan tham vọng xâm lược của nhà Nguyên, bảo vệ độc lập dân tộc.

D. đập tan tham vọng xâm lược của nhà Tống, bảo vệ độc lập dân tộc.

Câu 7. Trận Bạch Đằng năm 938 (do Ngô Quyền lãnh đạo) với trận Bạch Đằng năm 1288 (do Trần Quốc Tuấn lãnh đạo) đều

A. diễn ra khi giặc từ ngoài biển tiến vào.

B. diễn ra khi quân giặc rút lui về nước.

C. giết chết được chủ tướng của quân giặc.

D. sử dụng kế sách “đóng cọc gỗ”.

Câu 8. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi là do

A. nhân dân Việt Nam luôn nêu cao tinh thần yêu nước.

B. nhà Minh nhận thấy cuộc chiến tranh xâm lược là phi nghĩa.

C. có sự lãnh đạo của nhiều tướng tài, như: Lê Hoàn, Trần Hưng Đạo…

D. quân Minh cắt một phần lãnh thổ để giảng hòa với quân Lam Sơn.

Câu 9. Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương (cuối thế kỉ XIX) là khởi nghĩa….

A. Ba Đình.

B. Bãi Sậy.

C. Hương Khê.

D. Yên Thế.

Câu 10. Vị quan nào dưới đây đã có công khai phá và lập nên huyện Tiền Hải (Thái Bình), huyện Kim Sơn (Ninh Bình) ngày nay?

A. Nguyễn Tri Phương.

B. Nguyễn Lộ Trạch.

C. Phan Đình Phùng.

D. Nguyễn Công Trứ.

Câu 11 (1,0 điểm). Đọc thông tin và điền đúng (Đ) hoặc sai (S) vào các ô trống phía trước mỗi ý sau đây:

Tư liệu. “ (...) Thành Đại La ( ... ), ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh. Xem khắp nước Việt, đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương".

☐ Lý Thái Tổ chọn thành Đại La để xây dựng kinh đô mới vì gần châu Cổ Pháp (Bắc Ninh, quê của vua).

☐ Trước khi rời về Đại La (Hà Nội), kinh đô của nước Đại Cồ Việt được đóng ở vùng Phong Châu (Phú Thọ).

☐ Thành Đại La có địa thế đẹp, đất rộng, cao và bằng phẳng, thuận lợi cho sự phát triển của đất nước.

☐ Việc rời đô đã cho thấy tầm nhìn sáng suốt của vua Lý Thái Tổ.

PHẦN II. TỰ LUẬN (6,0 ĐIỂM)

Câu 1 (2,0 điểm): Lựa chọn các từ/ cụm từ cho sẵn sào chỗ trống (…..) để hoàn thành đoạn thông tin dưới đây

Lê Lợi

Quốc triều hình luật

Lê Thánh Tông

Tích cực

Đông Kinh

Lam Sơn

Đại Việt

Hậu Lê

Thông tin. Sau thắng lợi của khởi nghĩa ….(1)……, ….(2)……lên ngôi vua, đóng đô ở ….(3)…… (tức thành Thăng Long), lấy tên nước là ….(4)……. Thời ….(5)……, bộ máy chính quyền được hoàn thiện, ban hành ….(6)…… (Luật Hồng Đức); kinh tế phát triển, đời sống nhân dân được quan tâm, đặc biệt là duới triều vua ….(7)……. Thời Hậu Lê, văn hóa, giáo dục đều có sự chuyển biến ….(8)……

Câu 2 (2,0 điểm):

a) Nêu những nét chính về tình hình đất nước thời Trần.

b) Kể tên một nhân vật lịch sử của triều Trần và đóng góp của nhân vật đó với lịch sử dân tộc.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Trường Tiểu học .....

Đề thi Học kì 1 Lịch Sử và Địa Lí lớp 5

(Bộ sách: Chân trời sáng tạo)

Thời gian làm bài: .... phút

PHẦN 1. TRẮC NGHIỆM (6,0 ĐIỂM)

Từ câu hỏi số 1 đến câu số 10 (0,5 điểm/ câu hỏi): học sinh lựa chọn 01 đáp án đúng duy nhất trong 4 đáp án A, B, C, D

Câu 1. Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhạc và lời của bài hát nào?

A. Tiến quân ca.

B. Một vòng Việt Nam.

C. Việt Nam ơi!

D. Xin chào Việt Nam.

Câu 2. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tác động tích cực của vị trí địa lí đến tự nhiên và hoạt động sản xuất của Việt Nam?

A. Thiên nhiên Việt Nam phong phú và đa dạng.

B. Tạo điều kiện để phát triển nhiều ngành kinh tế.

C. Việt Nam ít chịu ảnh hưởng của thiên tai (bão,…).

D. Thuận lợi trong việc giao lưu với các nước trên thế giới.

Câu 3. Khu đền tháp Mỹ Sơn (Quảng Nam) được UNESCO ghi danh là

A. Di sản Thiên nhiên Thế giới.

B. Di sản Văn hoá Thế giới.

C. Di sản Văn hoá phi vật thể.

D. Di sản Tư liệu Thế giới.

Câu 4. Truyền thuyết Thánh GióngSự tích nỏ thần đều có nội dung phản ánh về

A. sự nỗ lực trong chế ngự lũ lụt của người Việt cổ.

B. sự nỗ lực trong lao động sản xuất của người Việt cổ.

C. tinh thần đoàn kết trong xóm làng của người Việt cổ.

D. cuộc kháng chiến chống ngoại xâm bảo vệ đất nước.

Câu 5. Câu đố sau đề cập đến nhân vật lịch sử nào?

“Đầu voi phất ngọn cờ vàng,

Làm cho nữ giới vẻ vang oai hùng,

Quần thoa mà giỏi kiếm cung,

Đạp luồng sóng dữ, theo cùng bào huynh?”

A. Triệu Thị Trinh.

B. Lê Chân.

C. Bùi Thị Xuân.

D. Nguyễn Thị Định.

Câu 6. Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng đã

A. giành và giữ được chính quyền độc lập trong khoảng 60 năm.

B. thắng lợi, lật đổ ách cai trị của nhà Ngô, giành độc lập dân tộc.

C. chấm dứt thời kì Bắc thuộc, mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài.

D. thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí anh hùng của phụ nữ Việt Nam.

Câu 7. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng nguyên nhân thắng lợi của chiến thắng Bạch Đằng ở Việt Nam (năm 938)?

A. Quân Nam Hán chủ quan, hiếu chiến, không thông thạo địa hình.

B. Nhân dân Việt Nam có tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh bất khuất.

C. Quân Nam Hán lực lượng ít, khí thế chiến đấu kém cỏi, vũ khí thô sơ.

D. Tài thao lược và vai trò chỉ huy của Ngô Quyền cùng các tướng lĩnh khác.

Câu 8. Nội dung nào dưới đây là hoạt động giáo dục dưới thời Trần?

A. Mở thêm trường học, tổ chức các khoa thi.

B. Lập Văn Miếu và xây dựng Quốc Tử Giám.

C. Dựng bia tôn vinh người thi đỗ tiến sĩ.

D. Chỉ đào tạo con em đại thần để ra làm quan.

Câu 9. Trước nguy cơ nhà Nguyên đang lăm le xâm lược Đại Việt lần thứ hai, Trần Quốc Tuấn đã soạn Hịch Tướng sĩ để

A. kêu gọi quân sĩ và nhân dân hạ vũ khí, đầu hàng giặc.

B. khích lệ tinh thần chiến đấu của quân dân Đại Việt.

C. huy động quân sĩ xây dựng phòng tuyến trên sông Như Nguyệt.

D. vận động nhân dân thực hiện kế sách “vườn không nhà trống”.

Câu 10. Yếu tố tự nhiên nào đã được Trần Quốc Tuấn khai thác triệt để trong trận quyết chiến với quân Nguyên tại cửa biển Bạch Đằng (năm 1288)?  

A. Sự lên xuống của thủy triều.

B. Mưa nhiều, mực nước sông dâng cao.

C. Khí hậu khô, nắng nóng gay gắt.

D. Gió phơn Tây Nam khô nóng.

Câu 11 (1,0 điểm). Đọc thông tin và điền đúng (Đ) hoặc sai (S) vào các ô trống phía trước mỗi ý sau đây:

Thông tin. Dưới ách đô hộ của nhà Minh, đời sống nhân dân vô cùng khổ cực. Đầu năm 1416, Lê Lợi đã tổ chức Hội thể Lũng Nhai (Thanh Hóa), cùng với một số chí sĩ kết nghĩa anh em, quyết tâm đánh giặc giành độc lập (…). Anh hùng hào kiệt từ bốn phương kéo về, Lam Sơn trở thành nơi tụ nghĩa.

(Theo Ngô Sĩ Liên và các sử thần nhà Lê, Đại Việt sử ký toàn thư, tập 2, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998)

☐ Khởi nghĩa Lam Sơn do Nguyễn Trãi lãnh đạo nổ ra vào năm 1416 ở vùng rừng núi Lam Sơn.

☐ Lê Lợi đã cùng với các anh hùng hào kiệt tổ chức Hội thề Lũng Nhai, nguyện chung sức đồng lòng đánh đuổi giặc Minh.

☐ Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn nổ ra nhằm chống lại ách đô hộ của nhà Minh, giành lại độc lập dân tộc.

☐ Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn nhận được sự ủng hộ của đông đảo quần chúng nhân dân.

PHẦN II. TỰ LUẬN (6,0 ĐIỂM)

Câu 1 (2,0 điểm): Lựa chọn các từ/ cụm từ cho sẵn sào chỗ trống (…..) để hoàn thành đoạn thông tin dưới đây

Phú Xuân

Hoàng Việt luật lệ

Minh Mạng

Hành chính

Gia Long

Tây Sơn

Trường Sa

Nguyễn Ánh

Thông tin. Năm 1802, sau khi đánh bại Triều …..(1)….., …..(2)….., lập ra Triều Nguyễn, định đô ở …..(3)…..(Huế), lấy niên hiệu là Gia Long. Các vua Triều Nguyễn đã từng bước củng cố bộ máy nhà nước, cải cách hành chính, thống nhất đất nước,...

Vua …..(4)….., ban hành bộ …..(5)….. nhằm củng cổ trật tự xã hội. Trong những năm 1831 - 1832, vua …..(6)….. tiến hành cải cách …..(7)….. chia cả nước thành 30 tỉnh và 1 phủ.

Các vị vua Triều Nguyễn tiếp tục các hoạt động thực thi chủ quyền biển, đảo, đặc biệt là đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo …..(8)…...

Câu 2 (2,0 điểm): Đọc tư liệu và thực hiện các yêu cầu sau:

Tư liệu. “ (...) Thành Đại La ( ... ), ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh. Xem khắp nước Việt, đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương".

a) Vì sao vua Lý Thái Tổ quyết định rời đô từ Hoa Lư về Đại La?

b) Đánh giá ý nghĩa của sự kiện: nhà Lý định đô ở Thăng Long.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Trường Tiểu học .....

Đề thi Học kì 1 Lịch Sử và Địa Lí lớp 5

(Bộ sách: Cánh diều)

Thời gian làm bài: .... phút

PHẦN 1. TRẮC NGHIỆM (6,0 ĐIỂM)

Từ câu hỏi số 1 đến câu số 10 (0,5 điểm/ câu hỏi): học sinh lựa chọn 01 đáp án đúng duy nhất trong 4 đáp án A, B, C, D

Câu 1. Quốc kì của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thể hiện

A. sự độc lập, tự do, thống nhất và toàn vẹn của đất nước.

B. khát vọng chinh phục đỉnh cao tri thức của nhân dân.

C. ước mơ về một cuộc sống yên bình, nhiều may mắn.

D. hi vọng về sự thịnh vượng và trường tồn của dân tộc.

Câu 2. Ý nào dưới đây thể hiện mặt tích cực của dân số tăng nhanh?

A. Tạo được nguồn lao động dồi dào và dự trữ lao động lớn.

B. Đẩy nhanh tốc độ khai thác tài nguyên thiên nhiên.

C. Chất lượng cuộc sống của người dân khó được nâng cao.

D. Gia tăng ô nhiễm môi trường và cạn kiệt tài nguyên.

Câu 3. Vương quốc Phù Nam ra đời vào khoảng thế kỉ I, gắn với truyền thuyết về

A. Hỗn Điền - Liễu Diệp.

B. Mỵ Châu - Trọng Thủy.

C. Ngưu Lang - Chức Nữ.

D. Nhã Lan - Cảo Nương.

Câu 4. Địa bàn của Vương quốc Chăm-pa chủ yếu thuộc khu vực nào của Việt Nam ngày nay?

A. Miền Bắc.

B. Miền Trung.

C. Tây Nguyên.

D. Miền Nam.

Câu 5. Sự kiện lịch sử nào ở thế kỉ X đã chấm dứt thời kì Bắc thuộc, đưa Việt Nam bước vào thời kì độc lập, tự chủ lâu dài?

A. Trưng Trắc xưng vương, đóng đô ở Mê Linh.

B. Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo.

C. Triệu Thị Trinh cùng Triệu Quốc Đạt dấy binh khởi nghĩa.

D. Lý Bí lên ngôi, xưng Lý Nam Đế, lập ra nước Vạn Xuân.

Câu 6. Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian sau?

“Từng phen khóc lóc theo cha,

Rồi đem nợ nước, thù nhà ra cân,

Lam Sơn tìm giúp minh quân,

Bình Ngô Đại cáo bút thần ra tay?”

A. Lê Lai.

B. Nguyễn Chích.

C. Nguyễn Trãi.

D. Lê Ngân.

Câu 7. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tình hình đất nước dưới thời Hậu Lê?

A. Sản xuất nông nghiệp được phục hồi và phát triển.

B. Quốc hiệu là Đại Nam; đóng đô ở Phú Xuân (Huế).

C. Đời sống nhân dân ổn định, đất nước thịnh đạt.

D. Văn học và khoa học đạt được nhiều thành tựu.

Câu 8. Bộ luật được ban hành dưới Triều Nguyễn là

A. Hình thư.

B. Hình luật.

C. Quốc triều hình luật.

D. Hoàng Việt luật lệ.

Câu 9. Triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử dân tộc Việt Nam là

A. nhà Lý.

B. nhà Trần.

C. nhà Hậu Lê.

D. Nhà Nguyễn.

Câu 10. Vị quan nào dưới triều Nguyễn đã có công khai phá và lập nên huyện Tiền Hải (Thái Bình), huyện Kim Sơn (Ninh Bình) ngày nay?

A. Nguyễn Tri Phương.

B. Nguyễn Lộ Trạch.

C. Phan Đình Phùng.

D. Nguyễn Công Trứ.

Câu 11 (1,0 điểm). Đọc thông tin và điền đúng (Đ) hoặc sai (S) vào các ô trống phía trước mỗi ý sau đây:

Thông tin. Được tin quân Nguyên kéo về cửa sông Bạch Đằng để đón đoàn thuyền lương, Hưng Đạo Đại Vương đã cho đóng cọc gỗ xuống sông Bạch Đằng.

Ngày 9-4-1288, đoàn thuyền của quân Nguyên đến sông Bạch Đằng. Nhân lúc nước triều lên, Hưng Đạo Đại Vương cho quân ra khiêu chiến rồi giả vờ thua chạy. Quân Nguyên dẫn binh thuyền đuổi theo. Nước triều xuống, thuyền giặc sa vào bãi cọc. Phục binh của quân nhà Trần đổ ra đánh cùng với quân tiếp ứng. Quân Nguyên bị tiêu diệt.

(Theo Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Hậu Lê, Đại Việt sử ký toàn thư, Tập 2, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998, tr.61-62).

☐ Trận thủy chiến trên sông Bạch Đằng (1288) đã thể hiện tài năng quân sự kiệt xuất của Hưng Đạo Đại vương.

☐ Hưng Đạo Đại vương là người đầu tiên sáng tạo ra chiến thuật đóng cọc gỗ trên sông bạch Đằng.

☐ Chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 là một trong những trận thủy chiến lớn trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam.

☐ Trong trận Bạch Đằng (1288), quân dân nhà Trần đã có sự kế thừa và phát huy nghệ thuật đánh giặc giữ nước của cha ông.

PHẦN II. TỰ LUẬN (6,0 ĐIỂM)

Câu 1 (2,0 điểm): Lựa chọn các từ/ cụm từ cho sẵn sào chỗ trống (…..) để hoàn thành đoạn thông tin dưới đây

Âu Lạc

Bắc thuộc

độc lập

Tự chủ

Ngô Quyền

Triệu Đà

Đô hộ

Hai Bà Trưng

Thông tin. Sau khi ……(1)…… thôn tính nước ……(2)…… (năm 179TCN), các triều đại phong kiến phương Bắc nối tiếp nhau ……(3)…… nước ta trong hơn 1000 năm.

Dưới ách thống trị của phong kiến phương Bắc, nhân dân ta liên tục đứng lên đấu tranh giành ……(4)…… Trong đó, tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa của ……(5)…… (40 - 43), Bà Triệu (248), Lý Bí - Triệu Quang Phục (542 - 602), Mai Thúc Loan (713 - 722), Phùng Hưng (766 - 779), Khúc Thừa Dụ (905). Chiến thắng Bạch Đằng của ……(6)…… (938) đã kết thúc thời kì ……(7)……, mở ra thời kì độc lập, ……(8)…… lâu dài của dân tộc.

Câu 2 (2,0 điểm):

a) Trình bày một số nét chính về công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước của triều Lý.

b) Đánh giá công lao của Nguyên phi Ỷ Lan và Lý Thường Kiệt đối với đất nước.

Xem thử Đề thi CK1 Sử Địa lớp 5 KNTT Xem thử Đề thi CK1 Sử Địa lớp 5 CTST Xem thử Đề thi CK1 Sử Địa lớp 5 CD




Lưu trữ: Đề thi Học kì 1 Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 (sách cũ)

ĐỀ THI, BÀI TẬP CUỐI TUẦN, SÁCH ÔN TẬP DÀNH CHO KHỐI TIỂU HỌC

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và bài tập cuối tuần, gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Đề thi Tiếng Việt 5 có đáp án của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung chương trình Tiếng Việt 5 hơn.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 5 các môn học
Tài liệu giáo viên