Sách bài tập Toán 8 Bài 1: Đa giác. Đa giác đều
Sách bài tập Toán 8 Bài 1: Đa giác. Đa giác đều
Bài 1 trang 155 SBT Toán 8 Tập 1: Trong các hình dưới đây hình nào là đa giác lồi? Vì sao?
Lời giải:
Các hình c, e, g là các đa giác lồi vì đa giác nằm trên một nửa mặt phẳng với bờ chứa bất kỳ cạnh nào của đa giác.
Bài 2 trang 155 SBT Toán 8 Tập 1: Hình vẽ bên. Hãy vẽ một đa giác lồi mà các đỉnh là một trong các điểm đã cho trong hình.
Lời giải:
Bài 3 trang 155 SBT Toán 8 Tập 1: Cho ví dụ về các đa giác đều mà cạnh của chúng bằng nhau.
Lời giải:
Tam giác đều, hình vuông, ngũ giác đều, lục giác đều,…
Bài 4 trang 156 SBT Toán 8 Tập 1: Chứng minh rằng số đo của một hình n-giác đều là
Lời giải:
Vẽ một n-giác lồi, kẻ các đường chéo xuất phát từ một đỉnh của n-giác lồi thì chia đa giác đó thành (n - 2) tam giác.
Tổng các góc của n-giác lồi bằng tổng các góc của (n - 2) tam giác bằng (n - 2).180o.
Hình n-gíác đều có n góc bằng nhau nên số đo mỗi góc bằng:
Bài 5 trang 156 SBT Toán 8 Tập 1: Tính số đo của hình 8 cạnh đều, 10 cạnh đều, 12 cạnh đều.
Lời giải:
Công thức tính số đo mỗi góc của đa giác đều có n cạnh:
- Đa giác đều 8 cạnh ⇒ n = 8, số đo mỗi góc là: ((8 – 2).180o) / 8 = 135o
- Đa giác đều 10 cạnh ⇒ n = 10, số đo mỗi góc là: ((10 – 2).180o) / 10 = 144o
- Đa giác đều 12 cạnh ⇒ n = 12, số đo mỗi góc là: ((12 – 2).180o) / 12 = 150o
Bài 6 trang 156 SBT Toán 8 Tập 1: a. Vẽ hình và tính số đường chéo của ngũ giác, lục giác
b. Chứng minh rằng hình n-giác có tất cảđường chéo.
Lời giải:
a. Từ mỗi đỉnh của ngũ giác vẽ được 2 đường chéo. Ngũ giác có 5 đỉnh ta kẻ được 5.2=10 đường chéo, trong đó mỗi đường chéo được tính hai lần. Vậy ngũ giác có tất cả 5 đường chéo.
Từ mỗi đỉnh của lục giác vẽ được 3 đường chéo. Lục giác có 6 đỉnh ta kẻ được 6.3 = 18 đường chéo, trong đó mỗi đường chéo được tính hai lần. Vậy lục giác có tất cả 9 đường chéo.
b. Từ mỗi đỉnh của n-giác nối với các đỉnh còn lại ta được n – 1 đoạn thẳng, trong đó có 2 đoạn thẳng là cạnh của hình n-giác (hai đoạn thẳng nối với hai đỉnh kề nhau).
Vậy qua mỗi đỉnh n-giác vẽ được n-3 đường chéo. Hình n-giác có n đỉnh kẻ được n(n- 3) đường chéo, trong đó mỗi đường chéo được tính hai lần. Vậy hình n-giác có tất cảđường chéo.
Bài 7 trang 156 SBT Toán 8 Tập 1: Tìm số đường chéo của hình 8 cạnh, 10 cạnh, 12 cạnh.
Lời giải:
Áp dụng công thức tính ở bài 6 chương này.
Đa giác có 8 cạnh, số đường chéo là: (8.(8 – 3)) / 2 = 20 đường chéo;
Đa giác có 10 cạnh, số đường chéo là: (10.(10 – 3)) / 2 = 35 đường chéo;
Đa giác có 12 cạnh, số đường chéo là: (12.(12 – 3)) / 2 = 54 đường chéo.
Bài 8 trang 156 SBT Toán 8 Tập 1: Chứng minh rằng tổng các góc ngoài của một đa giác có số đo bằng 360o.
Lời giải:
Tổng số đo của góc trong và góc ngoài ở mỗi đỉnh của hình n-giác bằng 180o. Hình n-giác có n đỉnh nên tổng số đo các góc trong và góc ngoài của đa giác bằng n.180o. Mặt khác, ta biết tổng các góc trong của hình n-giác bằng (n – 2).180o.
Vậy tổng số đo các góc ngoài của hình n-giác là:
n.180o – (n – 2).180o = n.180o – n.180o + 2.180o = 360o
Bài 9 trang 156 SBT Toán 8 Tập 1: Đa giác nào có tổng số đo các góc trong bằng tổng số đo các góc ngoài?
Lời giải:
Hình n-giác lồi có tổng số đo các góc trong bằng (n – 2).180o và tổng các góc ngoài bằng 360o.
Đa giác lồi có tổng các góc trong bằng tổng các góc ngoài bằng 360o.
⇒ (n – 2).180o = 360o ⇒n = 4
Vậy tứ giác lồi có tổng các góc trong và góc ngoài bằng nhau.
Bài 10 trang 156 SBT Toán 8 Tập 1: Đa giác có nhiều nhất là bao nhiêu góc nhọn?
Lời giải:
Ta có: nếu góc của đa giác lồi là góc nhọn thì góc ngoài tương ứng là góc tù. Nếu đa giác lồi có 4 góc nhọn thì tổng các góc ngoài của đa giác lớn hơn 360o.
Vậy đa giác lồi có nhiều nhất là 3 góc nhọn.
Bài 11 trang 156 SBT Toán 8 Tập 1: Một đa giác đều có tổng sô đo tất cả các góc ngoài và một góc trong của đa giác đó bằng 468o. Hỏi đa giác đều đó có mấy cạnh?
Lời giải:
Tổng số đo các góc ngoài của đa giác bằng 360o.
Số đo một góc trong của đa giác đều là 468o – 360o = 108o
Gọi n là số cạnh của đa giác đều. Ta có số đo mỗi góc của đa giác đều bằng
Suy ra:= 108o⇒ 180.n – 360 = 108.n⇒ 72n = 360⇒ n = 5
Vậy đa giác đều cần tìm có 5 cạnh.
Bài 1.1 trang 156 SBT Toán 8 Tập 1: Mỗi câu sau đây đúng hay sai ?
a. Tam giác và tứ giác không phải là đa giác
b. Hình gồm n đoạn thẳng đôi một có một điểm chung được gọi là đa giác (với n là số tự nhiên lớn hơn 2)
c. Hình gồm n đoạn thẳng (n là số tự nhiên lớn hơn 2) trong đó bất kì hai đoạn thẳng nào có một điểm chung cũng không cùng nằm trên một đường thẳng được gọi là đa giác.
d. Hình tạo bởi nhiều hình tam giác được gọi là đa giác
e. Đa giác luôn nằm trong nửa mặt phẳng cho trước được gọi là đa giác lồi
f. Đa giác luôn nằm trong nửa mặt phẳng có bờ là một đường thẳng chứa một cạnh của nó được gọi là đa giác lồi
g. Hình gồm hai đa giác lồi cho trước là một đa giác lồi.
Lời giải:
a. Sai; b. Sai; c. Đúng; d. Sai; e. Sai; f. Sai; g. Sai
Bài 1.2 trang 156 SBT Toán 8 Tập 1: a. Cho tam giác đều ABC. Gọi M,N,P tương ứng là trung điểm của các cạnh BC, CA, AB. Chứng minh MNP là tam giác đều.
b. Cho hình vuông ABCD. Gọi M, N, P, Q tương ứng là trung điểm của các cạnh BC, CD, DA, AB. Chứng minh MNPQ là hình vuông (tứ giác đều)
c. Cho ngũ giác đều ABCDE. Gọi M, N, P, Q,, R tương ứng là trung điểm của các cạnh BC, CD, DE, EA, AB. Chứng minh MNPQR là ngũ giác đều.
Lời giải:
a. Ta có: M là trung điểm của BC
N là trung điểm của AC nên MN là đường trung bình của Δ ABC ⇒ MN = 1/2 AB
Ta có: P là trung điểm của AB nên MP là đường trung bình của Δ ABC
⇒ MP = 1/2 AC
NP là đường trung bình của Δ ABC ⇒ NP = 1/2 BC
Mà AB = BC = AC (gt) ⇒ MN = MP = NP. Vậy Δ MNP đều
b.Do ABCD là hình vuông có M, N, P, Q lần lượt là trung điểm của BC, CD, DA, AB nên: AQ = QB = BM = MC= CN = ND = DP = PA
Xét Δ APQ và Δ BQM:
AQ = BM (gt)
∠A = ∠B = 90o
AP = BQ (gt)
Do đó: Δ APQ = Δ BQM (c.g.c) ⇒ PQ = QM (1)
Xét Δ BQM và Δ CMN:
BM = CN (gt)
∠B = ∠C = 90o
BQ = CM (gt)
Do đó: Δ BQM = Δ CMN (c.g.c) ⇒ QM = MN (2)
Xét Δ CMN và Δ DNP:
CN = DP (gt)
∠C = ∠D = 90o
CM = DN (gt)
Do đó: Δ CMN = Δ DNP (c.g.c) ⇒ MN = NP (3)
Từ (1), (2) và (3) suy ra: MN = NP = PQ = QM
nên tứ giác MNPQ là hình thoi
Vì AP = AQ nên Δ APQ vuông cân tại A
BQ = BM nên Δ BMQ vuông cân tại B
⇒ ∠(AQP) = ∠(BQM) = 45o
∠(AQP) + ∠(PQM) + ∠(BQM) = 180o (kề bù)
⇒ ∠(PQM) = 180o - ( ∠(AQP) + ∠(BQM) )
= 180o- (45o + 45o) = 90o
Vậy tứ giác MNPQ là hình vuông.
c.
Xét Δ ABC và Δ BCD:
AB = BC (gt)
∠B = ∠C (gt)
BC = CD (gt)
Do đó: Δ ABC = Δ BCD (c.g.c)
⇒ AC = BD (1)
Xét Δ BCD và Δ CDE:
BC = CD (gt)
∠C = ∠D (gt)
CD = DE (gt)
Do đó: Δ BCD = Δ CDE (c.g.c) ⇒ BD = CE (2)
Xét Δ CDE và Δ DEA:
CD = DE (gt)
∠D = ∠E (gt)
DE = EA (gt)
Do đó: Δ CDE = Δ DEA (c.g.c) ⇒ CE = DA (3)
Xét Δ DEA và Δ EAB:
DE = EA (gt)
∠E = ∠A (gt)
EA = AB (gt)
Do đó: Δ DEA = Δ EAB (c.g.c) ⇒ DA = EB (4)
Từ (1), (2), (3), (4) suy ra: AC = BD = CE = DA = EB
Trong Δ ABC ta có RM là đường trung bình
⇒ RM = 1/2 AC (tính chất đường trung bình của tam giác)
Mặt khác, ta có: Trong Δ BCD ta có MN là đường trung bình
⇒ MN = 1/2 BD (tính chất đường trung bình của tam giác)
Trong Δ CDE ta có NP là đường trung bình
⇒ NP = 1/2 CE (tính chất đường trung bình của tam giác)
Trong Δ DEA ta có PQ là đường trung bình
⇒ PQ = 1/2 DA (tính chất đường trung bình của tam giác)
Trong Δ EAB ta có QR là đường trung bình
⇒ QR = 1/2 EB (tính chất đường trung bình của tam giác)
Suy ra: MN = NP = PQ = QR = RM
Ta có: ∠A = ∠B = ∠C = ∠D = ∠E = ((5-2 ).180o)/5 = 108o
Δ DPN cân tại D
⇒ ∠(DPN) = ∠(DNP) = (180o- ∠D )/2 = (180o - 108o)/2 = 36o
Δ CNM cân tại C
⇒ ∠(CNM) = ∠(CMN) = (180o- ∠D )/2 = (180o - 108o)/2 = 36o
∠(ADN) + ∠(PNM) + ∠(CNM) = 180o
⇒ ∠(PNM) = 180o - (∠(ADN) + ∠(CNM) )
=180o - (36o – 36o) = 108o
Δ BMR cân tại B
⇒ ∠(BMR) = ∠(BRM) = (180o- ∠B )/2 = (180o - 108o)/2 = 36o
∠(CMN) + ∠(BRM) + ∠(BMR) = 180o
⇒ ∠(NMR) = 180o - (∠(CMN) + ∠(BMR) )
= 180o - (36o – 36o) = 108o
Δ ARQ cân tại A
⇒ ∠(ARQ) = ∠(AQR) = (180o- ∠A )/2 = (180o - 108o)/2 = 36o
∠(BRM) + ∠(MRQ) + ∠(ARQ) = 180o
⇒ ∠(MRQ) = 180o - (∠(BRM) + ∠(ARQ) )
= 180o - (36o – 36o) = 108o
Δ QEP cân tại E
⇒ ∠(EQP) = ∠(EPQ) = (180o- ∠E )/2 = (180o - 108o)/2 = 36o
∠(AQR) + ∠(RQP) + ∠(EQP) = 180o
⇒ ∠(RQP) = 180o - (∠(AQR) + ∠(EQP) )
= 180o - (36o – 36o) = 108o
∠(EQP) + ∠(QPN) + ∠(DPN) = 180o
⇒ ∠(QPN) = 180o - (∠(EPQ) + ∠(DPN) )
= 180o - (36o – 36o) = 108
Suy ra : ∠(PNM) = ∠(NMR) = ∠(MRQ) = ∠(RQP) = ∠(QPN)
Vậy MNPQR là ngũ giác đều.
Bài 1.3 trang 157 SBT Toán 8 Tập 1: Cho hình vuông ABCD có AB = 3cm
Trên tia đối của tia BA lấy điểm K sao cho BK = 1cm
Trên tia đối của tia CB lấy điểm L sao cho CL = 1cm
Trên tia đối của tia DC lấy điểm M sao cho MD = 1cm
Trên tia đối của tia AD lấy điểm N sao cho NA = 1cm
Chứng minh KLMN là hình vuông
Lời giải:
Xét ΔANK và ΔBKL :
AN = BK (gt)
∠A = ∠B = 90o
AK = BL (vì AB = BC, BK = CL)
Do đó ΔANK = ΔBKL (c.g.c)
⇒ NK = KL (1)
Xét ΔBKL và ΔCLM:
BK = CL (gt)
∠B = ∠C = 90o
BL = CM (vì BC = CD, CL = DM)
Do đó: ΔBKL = ΔCLM (c.g.c)
⇒ KL = LM (2)
Xét ΔCLM và ΔDMN :
CL = DM (gt)
∠C = ∠D = 90o
CM = DN (vì CD = DA, DM = AN)
Do đó: ΔCLM = ΔDMN (c.g.c)
⇒ LM = MN (3)
Từ (1), (2) và (3) ⇒ NK = KL = LM = MN
Tứ giác MNKL là hình thoi
ΔANK = ΔBKL ⇒ ∠(ANK) = ∠(BKL)
Trong tam giác ANK có A là góc vuông ⇒ ∠(ANK) + ∠(AKN) = 90o
⇒∠(BKL) + ∠(AKN) = 90o hay ∠(NKL) = 90o
Vậy tứ giác MNKL là hình vuông.
Xem thêm các bài giải sách bài tập Toán lớp 8 chọn lọc, chi tiết khác:
- Bài 2: Diện tích hình chữ nhật
- Bài 3: Diện tích tam giác
- Bài 4: Diện tích hình thang
- Bài 5: Diện tích hình thoi
Xem thêm các loạt bài Để học tốt Toán lớp 8 hay khác:
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giải sách bài tập Toán 8 hay, chi tiết của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung Sách bài tập Toán 8 Tập 1 & Tập 2.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 8 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Friends plus
- Lớp 8 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 8 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) KNTT
- Giải sgk Toán 8 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 8 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 8 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - KNTT
- Giải sgk Tin học 8 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 8 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 8 - KNTT
- Lớp 8 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 8 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 8 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 8 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 8 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - CTST
- Giải sgk Tin học 8 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 8 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 8 - CTST
- Lớp 8 - Cánh diều
- Soạn văn 8 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 8 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 8 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 8 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 8 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 8 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 8 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 8 - Cánh diều