Giải VBT Ngữ Văn 8 Tổng kết phần văn (tiếp theo)



Tổng kết phần văn (tiếp theo)

Câu 1:

Trả lời:

STT Tên văn bản Thể loại Tác giả Nội dung chính
1 Chiếu dời đô Chiếu Lí Công Uẩn
2 Hịch tướng sĩ Hịch Trần Quốc Tuấn
3 Nước Đại Việt ta Cáo Nguyễn Trãi
4 Bàn về phép học
5 Thuế máu

Câu 2 (Câu 3∗ tr.144 – SGK Ngữ văn tập 2):

Trả lời:

- Văn nghị luận:

Là loại văn được viết nhằm xác lập cho người nghe, người đọc một tư tưởng, quan điểm nào đó. Văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, có lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục. Những tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận phải hướng tới giải quyết những vấn đề đặt ra trong cuộc sống, xã hội thì mới có ý nghĩa.

- Sự khác biệt giữa văn nghị luận hiện đại, văn nghị luận trung đại:

   + Từ ngữ cổ, cách diễn đạt cổ, những hình ảnh có tính ước lệ, câu văn được viết theo lối biền ngẫu, sóng đôi nhịp nhàng, sử dụng nhiều điển tích, điển cố. Viết bằng chữ Hán, thường được chia ra theo chức năng và mục đích sử dụng, thường gắn với những sự kiện lịch sử trọng đại.

   + Nghị luận trung đại thể hiện rõ thế giới quan con người trung đại: tư tưởng “mệnh trời”, đạo “thần chú”, lí tưởng nhân nghĩa…

   + Ngược lại với những đặc điểm trên, văn nghị luận hiện đại thường có lối viết giản dị, câu văn gần với đời sống hằng ngày.

Câu 3 (Câu 4 tr.144 - SGK Ngữ văn 8 tập 2):

Trả lời:

- Một số đặc điểm của văn nghị luận

   + Có lí: Có luận điểm xác đáng, lập luận chặt chẽ.

   + Có tình: Thể hiện được cảm xúc của người viết.

Yếu tố biểu cảm được đưa vào văn nghị luận với mục đích bộc lộ tình cảm một cách kín đáo thông qua hệ thống lập luận.

Người viết phải thể hiện được niềm tin, thái độ (khẳng định, phê phán) hay một khát vọng mạnh mẽ đối với những vấn đề được đề cập tới.

   + Chứng cứ: Đưa ra được sự thật hiển nhiên, xác đáng để khẳng định luận điểm.

(1) Phân tích văn bản Chiếu dời đô dưới góc nhìn thể loại:

   - Có lí: luận điểm 1: sự cần thiết, lý do phải dời đô, luận điểm 2: Thành Đại La xứng đáng là kinh đô của Đại Việt.

   - Có tình: Sự tin tưởng chắc chắn rằng thành Đại La là mảnh đất thích hợp dựng nghiệp lớn.

   - Vua Lý Công Uẩn xót thương cho vận nước, dân chúng bị hao tổn khi triều Đinh Lê vẫn còn đóng đô ở Hoa Lư.

   - Có chứng cứ: Viện dẫn các triều đại Trung Quốc đã từng có những cuộc dời chuyển kinh đô thuận theo ý trời, lòng dân, vùng kinh đô Hoa Lư không còn thích hợp khiến cho vận mệnh ngắn ngủi, trăm họ phải hao tốn, muôn vật không được thích nghi được, chỉ ra lợi thế của thành Đại La trong việc lựa chọn làm kinh đô.

(2) “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn

   - Có thể thấy đoạn mở đầu, tác giả cho hàng loạt các dần chứng cụ thể nổi danh trong lịch sử Trung Hoa từ xa tới gần là để chứng minh cho “Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ, bỏ mình vì nước”.

   - Để chứng minh cho sự ngạo mạn, ngược ngạo của bọn sứ giả nhà Nguyên, tác giả vừa dùng dẫn chứng có miêu tả, bày tỏ thái độ căm hận ở trong những dẫn chứng đó “Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ”...

   Chỉ riêng việc dùng hình thức vật hóa, gọi lũ giặc là cú diều là dê chó đã cho thấy tình cảm của người viết bộc lộ trong việc đưa dẫn chứng vào bài văn

   - Đoạn văn giàu tình cảm, thể hiện cái “Tôi - trữ tình” của tác giả có sức thuyết phục rất mạnh mẽ tới tướng sĩ. Trần Quốc Tuấn dùng tâm can của mình để kích động lòng căm thù giặc cho các tướng sĩ.

   “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa [...] ta cũng vui lòng

   - Hịch tướng sĩ là một văn bản nghị luận rất chặt chẽ vì thế mà nó thuyết phục người đọc không những bằng tình cảm mà bằng lí trí, bằng lập luận.

   + Mở đầu là nêu gương các trung thần nghĩa sĩ. Họ là những người lưu danh sử sách muôn đời.

   Đó là những gương xa xưa

   Đó là những tấm gương vừa mới xảy ra.

   + Phần hai nhận định tình hình, phân tích phải trái để gây lòng căm thù giặc.

   + Phần cuối nêu chủ trương cụ thể và xác lập tâm thế sẵn sàng chiến đấu.

(3) Bàn luận về phép học của Nguyễn Thiếp

   - Có lí: cái hại vô lường của lối học cầu danh lợi; cái lợi của việc học chân chính

   - Có tình: hết lòng lo lắng cho sự học, cho tương lai của đất nước.

   - Có chứng cứ: cái hại của lối học hình thức; cái lợi của học chân chính

(4) Thuế máu của Nguyễn Ái Quốc

   - Có lí: bóc trần bản chất tàn ác của chính quyền thực dân trong việc lừa bịp để lợi dụng thuế máu của nhân dân thuộc địa phục vụ quyền lợi của chúng.

   - Có tình: sự đồng cảm với những nạn nhân vô tội; lên án chủ nghĩa thực dân.

   - Có chứng cứ: con số chính xác, hình ảnh cụ thể.

Câu 4 (Câu 5 tr. 144 – SGK Ngữ văn 8 tập 2):

Trả lời:

- Sự giống nhau: Đều mang tinh thần yêu nước sâu sắc, thái độ thẳng thắn, dứt khoát của người viết được thể hiện qua những câu văn hùng tráng.

- Khác nhau: Chiếu dời đô thể hiện được ý chí, tinh thần độc lập tự cường của dân tộc, khát vọng phát triển của dân tộc đang lớn mạnh, hịch tướng sĩ tinh thần quyết chiến, quyết thắng lũ giặc bạo tàn. Nước Đại Việt ta ý thức được sâu sắc, tự hào về đất nước độc lập, có chủ quyền.

Câu 5 (Câu 6 tr.144 – SGK Ngữ văn 8 tập 2):

Trả lời:

- Văn bản Bình Ngô đại cáo được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc Việt Nam:

   + Bài cáo khẳng định dứt khoát rằng Việt Nam là nước độc lập, có chủ quyền, đây là sự thật hiển nhiên.

   + So với bài thơ Sông núi nước Nam, bài Nước Đại Việt ta được phát triển toàn diện và sâu sắc hơn. Bởi có thêm những yếu tố như nền văn hiến lâu đời, tập quán riêng, truyền thống lịch sử anh hùng…

Các bài giải vở bài tập Ngữ Văn lớp 8 (VBT Ngữ Văn 8) khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn 8 hay khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 8

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải vở bài tập Ngữ văn lớp 8 | Giải VBT Ngữ văn 8 Tập 1, Tập 2 được biên soạn bám sát nội dung VBT Ngữ văn lớp 8 Tập 1, Tập 2.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.




Giải bài tập lớp 8 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên