Vở bài tập Vật Lí 9 Bài 44 trang 121-122-123

Bài 44: Thấu kính phân kì

A - HỌC THEO SGK

Quảng cáo

I - ĐẶC ĐIỂM CỦA THẤU KÍNH PHÂN KÌ

1. Quan sát và tìm cách nhận biết

C1. Có thể nhận biết thấu kính hội tụ trong hai loại thấu kính có ở phòng thí nghiệm như sau:

- Đưa thấu kính lại gần trang sách. Nếu nhìn qua thấu kính thấy hình ảnh dòng chữ to hơn so với dòng chữ khi không dùng thấu kính thì đó là thấu kính hội tụ.

- Dùng tay nhận biết độ dày phần rìa so với độ dày phần giữa của thấu kính. Nếu thấu kính có phần rìa mỏng hơn thì đó là thấu kính hội tụ.

C2. Thấu kính phân kì có độ dày phần rìa lớn hơn phần giữa (ngược với thấu kính hội tụ).

C3. Chùm tia tới song song cho chùm tia ló là chùm phân kì nên ta gọi thấu kính đó là thấu kính phân kì

II - TRỤC CHÍNH, QUANG TÂM, TIÊU ĐIỂM, TIÊU CỰ CỦA THẤU KÍNH HỘI TỤ

1.Trục chính

C4

Quan sát: Tia ở giữa khi qua quang tâm của thấu kính phân kì tiếp tục truyền thẳng.

Cách kiểm tra: Dùng thước thẳng để kiểm tra dự đoán.

Trục chính của thấu kính phân kì là: trong các tia tới vuông góc với mặt thấu kính hội tụ có một tia cho tia ló truyền thẳng không đổi hướng là trục chính của thấu kính.

2. Quang tâm

Quang tâm của thấu kính là: điểm mà mọi tia sáng đi qua nó đều truyền thẳng

3. Tiêu điểm

C5.

Dự đoán: Nếu kéo dài chùm tia ló ở thấu kính phân kì thì chúng sẽ gặp nhau tại một điểm trên trục chính, cùng phía với chùm tia tới.

Cách kiểm tra dự đoán: Dùng thước thẳng để kiểm tra dự đoán.

C6. Như hình 44.1 biểu diễn chùm tia tới và chùm tia ló:

Vở bài tập Vật Lí 9 Bài 44 trang 121-122-123 | Giải vở bài tập Vật Lí 9

Tiêu điểm của thấu kính là: chùm tia tới song song với trục chính của thấu kính phân kì cho tia ló kéo dài qua một điểm đó là tiêu điểm.

4. Tiêu cự

Tiêu cự của thấu kính là: khoảng cách từ quang tâm tới 2 tiêu điểm

III - VẬN DỤNG

C7.

Vẽ tia ló (hình 44.2).

Vở bài tập Vật Lí 9 Bài 44 trang 121-122-123 | Giải vở bài tập Vật Lí 9

+ Tia tới (1) là tia đi song song với trục chính nên cho tia ló có đường kéo dài đi qua tiêu điểm F

+ Tia tới (2) là tia đi quang tâm O nên cho tia ló đi thẳng

C8. Để biết kính đó là thấu kính hội tụ hay phân kì ta làm như sau:

Vì kính cận là thấu kính phân kì nên có thể nhận biết bằng cách dùng tay để xem phần rìa của thấu kính này có dày hơn phần giữa hay không.

C9. Thấu kính phân kỳ có những đặc điểm trái ngược với thấu kính hội tụ.

- Phần rìa của thấu kính phân kì dày hơn phần giữa.

- Chùm sáng tới song song với trục chính của thấu kính phân kì, cho chùm tia ló phân kì.

- Khi để thấu kính phân kì vào gần dòng chữ trên trang sách, nhìn qua thấu kính ta thấy hình ảnh dòng chữ bé đi so với khi nhìn trực tiếp.

Quảng cáo

Các bài giải bài tập vở bài tập Vật Lí 9 (VBT Vật Lí 9) khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Vật Lí lớp 9 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải vở bài tập Vật Lí lớp 9 | Giải VBT Vật Lí 9 được biên soạn bám sát nội dung VBT Vật Lí lớp 9.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

bai-44-thau-kinh-phan-ki.jsp

Giải bài tập lớp 9 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên