Vở bài tập Vật Lí 9 Bài 6 trang 18-19

Bài 6: Bài tập vận dụng định luật Ôm

A – HỌC THEO SGK

Quảng cáo

Bài 1

a) Điện trở tương đương của đoạn mạch là:

Vở bài tập Vật Lí 9 Bài 6 trang 18-19 | Giải vở bài tập Vật Lí 9

b) Điện trở R2 là: Vì đoạn mạch gồm hai điện trở ghép nối tiếp nên ta có:

R = R1 + R2 → R2 = R – R1 = 12 – 5 = 7 Ω

Cách giải khác:

Áp dụng cho câu b.

Trong đoạn mạch nối tiếp, cường độ dòng điện có giá trị như nhau tại mọi điểm.

I = I1 = I2 = 0,5 A

→ hiệu điện thế giữa hai đầu R1 là: U1 = I1.R1 = 0,5.5 = 2,5 V

Mà UAB = U1 + U2 = 6V → U2 = 6 – 2,5 = 3,5 V

→ R2 = U2/I2 = 3,5 / 0,5 = 7 Ω.

Bài 2.

Mạch gồm R1 mắc song song với R2 ( R1 // R2)

a) Tính UAB: vì R1 song song R2 nên U1 = U2 = UAB vậy hiệu điện thế U của đoạn mạch được tính như sau: UAB = U2 = U1 = R1.I1 = 10.1,2 = 12 V.

b) Điện trở R2 là:

Cường độ dòng điện chạy qua R2 là I2 = I – I1 = 1,8 – 1,2 = 0,6 A.

→ Điện trở R2: R2 = U2 / I2 = 12/0,6 = 20 Ω

Cách giải khác:

Áp dụng cho câu b.

Theo câu a, ta tìm được UAB = 12 V

→ Điện trở tương đương của đoạn mạch là: R = UAB / I = 12/1,8 = 20/3 Ω

Mặt khác ta có:

Vở bài tập Vật Lí 9 Bài 6 trang 18-19 | Giải vở bài tập Vật Lí 9

Bài 3

Mạch gồm hai đoạn mạch con AM (chỉ gồm R1) ghép nối tiếp với MB ( gồm R2 // với R1).

a) Điện trở của đoạn mạch AB là:

Vở bài tập Vật Lí 9 Bài 6 trang 18-19 | Giải vở bài tập Vật Lí 9

b) Tính cường độ dòng điện qua mỗi điện trở

Cường độ dòng điện qua điện trở R1 chính là cường độ dòng điện qua mạch chính:

I1 = I = UAB/R = 12/30 = 0,4 A

Hiệu điện thế giữa hai đầu dây điện trở R1 là: U1 = R1.I1 = 15.0,4 = 6 V.

Hiệu điện thế giữa hai đầu dây điện trở R2 và R3 là:

U2 = U3 = UMB = UAB – UAM = 12 – 6 = 6V

Vì R2 = R3 nên cường độ dòng điện qua R2 và R3 là: I2 = I3 = U3/R3 = 6/30 = 0,2 A

Cách giải khác: Áp dụng cho câu b (có sử dụng kết quả câu a)

Vì R1 ghép nối tiếp với đoạn mạch RAM nên ta có:

Vở bài tập Vật Lí 9 Bài 6 trang 18-19 | Giải vở bài tập Vật Lí 9

(vì MB chứa R2 // R3 nên UMB = U2 = U3).

Mà U1 + UMB = UAB → U1 = UMB = U2 = U3 = UAB/2 = 12/2 = 6 V

→ Cường độ dòng điện qua các điện trở là:

I1 = U1/R1 = 6/15 = 0,4 A; I2 = U2/R2 = 6/30 = 0,2 A

I3 = U3/R3 = 6/30 = 0,2 A

(hoặc I3 = I1 – I2 = 0,4 – 0,2 = 0,2 A).

Quảng cáo

Các bài giải bài tập vở bài tập Vật Lí 9 (VBT Vật Lí 9) khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Vật Lí lớp 9 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải vở bài tập Vật Lí lớp 9 | Giải VBT Vật Lí 9 được biên soạn bám sát nội dung VBT Vật Lí lớp 9.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

bai-6-bai-tap-van-dung-dinh-luat-om.jsp

Giải bài tập lớp 9 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên