Giáo án Mĩ thuật 9 Chân trời sáng tạo (năm 2024 mới nhất) | Giáo án Mĩ thuật 9

Tài liệu Giáo án Mĩ thuật 9 Chân trời sáng tạo mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT giúp Thầy/Cô dễ dàng soạn giáo án môn Mĩ thuật 9 theo chương trình sách mới.

Giáo án Mĩ thuật 9 Chân trời sáng tạo (năm 2024 mới nhất)

Quảng cáo

BÀI 1: TRÀO LƯU NGHỆ THUẬT ĐƯƠNG ĐẠI THẾ GIỚI (2 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

2. Về kiến thức

– Nhận biết được đặc điểm một số trào lưu nghệ thuật đương đại thế giới.

– Vận dụng được hình thức phong cách tạo hình của trào lưu đương đại trong thực hành sản phẩm.

– Trình bày được ý tưởng sáng tạo SPMT theo phong cách đương đại.

– Có ý thức trân trọng giá trị các tác phẩm nghệ thuật đương đại.

Nhiệm vụ của GV

Gợi ý phương pháp, hình thức dạy học

– Tổ chức cho HS quan sát tranh ảnh của trào lưu nghệ thuật đương đại thế giới và thảo luận tìm ra nét đặc trưng của trào lưu đó.

– Hướng dẫn HS cách tạo ra sản phẩm mang phong cách nghệ thuật đương đại.

– Tổ chức cho HS thực hành tạo ra sản phẩm mang phong cách nghệ thuật đương đại.

– Trưng bày, phân tích, đánh giá.

– Phương pháp: thuyết trình, vấn đáp, gợi mở, trực quan, thực hành sáng tạo, thảo luận nhóm, luyện tập, đánh giá.

– Hình thức tổ chức: hướng dẫn thực hành hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

2. Về năng lực

2.1. Năng lực đặc thù môn học

– Năng lực quan sát và nhận thức thẩm mĩ: biết quan sát và cảm nhận được các tác phẩm tiêu biểu thuộc trào lưu nghệ thuật đương đại; nắm bắt được những đặc điểm, tính chất của phong cách tạo hình tiêu biểu.

– Năng lực sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: thực hiện được một SPMT theo trào lưu nghệ thuật đương đại thế giới qua cảm nhận của cá nhân bằng các yếu tố tạo hình: đường nét, hình khối, màu sắc,... trong SPMT; phân tích được một số nguyên lí tạo hình được sử dụng trong bài thực hành của bạn, qua đó, cảm thụ được vẻ đẹp thiên nhiên, cuộc sống.

– Năng lực phân tích và đánh giá thẩm mĩ: biết trưng bày, phân tích, nhận xét, đánh giá vẻ đẹp của sản phẩm; nêu được hướng phát triển mở rộng cho sản phẩm bằng nhiều chất liệu; biết phân tích những giá trị thẩm mĩ trên sản phẩm của cá nhân và nhóm.

2.2. Năng lực chung

– Năng lực tự chủ và tự học: biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập và hoàn thiện bài thực hành.

– Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết trao đổi, thảo luận trong quá trình học, thực hành, trưng bày, chia sẻ nhận xét sản phẩm.

– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết dùng vật liệu và công cụ, hoạ phẩm để thực hành tạo SPMT.

2.3. Năng lực đặc thù của học sinh

– Năng lực ngôn ngữ: vận dụng kĩ năng nói trong trao đổi, giới thiệu, nhận xét,…

– Năng lực tính toán: vận dụng sự hiểu biết về hình trong không gian 2 chiều, 3 chiều để áp dụng vào sản phẩm.

3. Về phẩm chất

Chủ đề góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, trung thực, tinh thần trách nhiệm ở HS, cụ thể qua một số biểu hiện:

– Phát triển tình yêu thiên nhiên, cuộc sống muôn màu và có ý thức bảo vệ thiên nhiên, môi trường.

– Cảm nhận được cảnh đẹp thiên nhiên, vẻ đẹp của cuộc sống qua tác phẩm thuộc trào lưu nghệ thuật đương đại.

– Biết cách sử dụng, bảo quản một số vật liệu, chất liệu thông dụng như màu vẽ, giấy màu, giấy bìa,… trong thực hành, sáng tạo; tích cực tự giác và nỗ lực học tập; biết yêu quý và phát huy giá trị nghệ thuật từ việc học tập và tìm hiểu về nghệ thuật thuộc trào lưu nghệ thuật đương đại.

– Xây dựng tình thương yêu, đoàn kết, trách nhiệm với bạn bè qua hoạt động nhóm.

– Cảm nhận được cái đẹp, thể hiện được tình yêu, trách nhiệm của mình với cộng đồng, với nhóm.

– Biết chia sẻ chân thực suy nghĩ của mình qua trao đổi, nhận xét sản phẩm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

– SGK, SGV, KHBD biên soạn theo định hướng phát triển năng lực, tìm hiểu mục tiêu bài học.

– Một số phiên bản tác phẩm thuộc trào lưu nghệ thuật đương đại.

– Phương tiện hỗ trợ (nếu có).

2. Học sinh

– SGK, SBT (nếu có), đồ dùng học tập, giấy vẽ, giấy bìa, màu vẽ, bút vẽ,…

– Sưu tầm tranh, ảnh liên quan đến bài học.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Tiết 1

– Ổn định tổ chức lớp.

– Kiểm tra đồ dùng học tập.

– Bài mới:

HOẠT ĐỘNG 1: QUAN SÁT VÀ NHẬN THỨC

a. Mục tiêu: HS nhận biết được chủ đề tác phẩm, ý tưởng và hình thức thể hiện, đặc điểm, phong cách qua quan sát các tác phẩm thuộc nghệ thuật đương đại.

b. Nội dung hoạt động:

– HS quan sát các tác phẩm thuộc trào lưu nghệ thuật đương đại trong SGK trang 5 hoặc SPMT do GV chuẩn bị, qua đó, nhận thức, khai thác và hình thành ý tưởng thể hiện SPMT về chủ đề phong cảnh thiên nhiên theo phong cách nghệ thuật đương đại.

– GV hướng dẫn HS quan sát, đặt câu hỏi định hướng về những nội dung liên quan đến chủ đề trong SGK trang 5 – 7.

c. Sản phẩm học tập: HS nhận thức, có kiến thức về việc khai thác hình ảnh theo phong cách nghệ thuật đương đại, từ đó hình thành được ý tưởng sáng tạo.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

– Khởi động: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi xem tranh và đoán tên của trào lưu nghệ thuật đương đại hoặc cho HS kể tên những trào lưu nghệ thuật đương đại mà mình biết.

– Tham gia trò chơi theo sự hướng dẫn của GV.

– Giới thiệu hình ảnh về nghệ thuật Địa hình, nghệ thuật Sắp đặt, nghệ thuật Ý niệm, nghệ thuật Tối giản, nghệ thuật Đại chúng; yêu cầu HS (cá nhân/ nhóm) quan sát các hình ảnh trong SGK trang 5 – 7 hoặc hình ảnh do GV sưu tầm; gợi ý cho HS tìm hiểu về nét đặc trưng của từng loại hình nghệ thuật và giá trị của chúng

trong đời sống hằng ngày.

– Quan sát tìm hiểu những tác phẩm trong SGK trang 5 – 7.

– Thảo luận nhóm theo sự hướng dẫn của GV.

– Có thể gợi mở để HS nắm bắt được nội dung câu hỏi liên quan đến các loại hình nghệ thuật này.

– Triển khai tiếp hoạt động quan sát và tìm hiểu về trào lưu nghệ thuật đương đại qua từng trào lưu nghệ thuật cụ thể:

+ Nghệ thuật Địa hình (Land art) với tác phẩm Đê chắn sóng hình xoáy ốc (1970): Từ cuối thập niên 1960, vấn đề về môi trường như nạn phá rừng, ô nhiễm, tuyệt chủng động thực vật đã gây nhiều tranh luận trong công chúng. Nhiều nghệ sĩ đã tạo ra những tác phẩm trực tiếp trên mặt đất, trong rừng,… để gửi gắm những thông điệp của mình. Robert Smithson (1938 – 1973) là một trong số các nghệ sĩ đó. Năm 1970, ông cho ra đời một công trình bằng đất có tên Đê chắn sóng hình xoáy ốc diễn tả một đường xoáy ốc dài 457 m, rộng 4,6 m, làm từ đất và đá bazan, cuộn tròn trong hồ Great Salt ở bang Utah, Hoa Kỳ. Vị trí thực hiện tác phẩm được chọn ở phần hồ nơi hình tượng con đê chắn sóng sẽ xuất hiện hoặc biến mất tuỳ theo sự dao động của mực nước. Những tảng đá bazan cũng đổi màu khi bị muối phủ lên, giúp người xem chiêm nghiệm sự tái định hình tác phẩm do thiên nhiên tác động.

+ Nghệ thuật Sắp đặt (Installation art) với tác phẩm Đại bàng nâu (1977): Đây là tác phẩm được thực hiện bằng sợi đay và sợi salu (một loại sợi có nguồn gốc từ cây xương rồng sisan) với phương pháp dệt thủ công truyền thống. Tác phẩm được treo lơ lửng trong không gian như hình một con chim đang bay. Trong quá trình thực hiện tác phẩm, nghệ sĩ Aurèlia Muñoz đã thử nghiệm các phương pháp mô hình hoá không gian kiến trúc thông qua vật liệu sợi và chuyển tải hình thức thể hiện từ chức năng (tấm vải) đến điêu khắc và môi trường (tác phẩm nghệ thuật). Hình tượng đại bàng phản ánh văn hoá và được kết nối như một biểu tượng của Barcelona.

+ Nghệ thuật Tối giản (Minimalism art) với tác phẩm Homage to the Square (1968 – 1972): Đây là loạt tác phẩm có bố cục đơn giản, gồm các hình vuông lặp đi lặp lại với những màu sắc khác nhau. Mỗi hình vuông lớn đều có các hình vuông nhỏ lồng vào nhau, kết hợp với hiệu ứng quang học tạo thành mối quan hệ màu sắc.

+ Nghệ thuật Ý niệm (Conceptual art) với tác phẩm Cấu trúc hình học mở (1979): Từ những năm 1960, Sol LeWitt tạo ra các cấu trúc hình học 3 chiều bằng cách sử dụng đơn vị hình học cơ bản là hình vuông hoặc khối lập phương làm cấu trúc chính. Ông sáng tạo tác phẩm dựa trên ý tưởng đã định trước và cho rằng cách thức này giúp người nghệ sĩ tránh được tính chủ quan. Tác phẩm Cấu trúc hình học mở gồm 5 khối cơ bản: vuông, tam giác, chữ nhật, thang, bình hành. Chúng là phép ngoại suy 3 chiều của các hình 2 chiều.

+ Nghệ thuật Đại chúng (Pop art) với tác phẩm Shot Sage Blue Marilyn (1964): Ở thập niên 60 của thế kỉ XX, sự nghiệp sáng tác của Andy Warhol được đánh dấu bằng việc sử dụng phương pháp in lụa phóng đại hình ảnh chân dung của Marilyn Monroe, Liz Taylor hoặc hình ảnh về Campbell’s Soup Cans,… Đây là cách tiếp cận ban đầu để minh hoạ nhân vật hoặc hình tượng cơ bản nhất.

– Trả lời câu hỏi và ghi nhớ kết luận về đặc điểm của trào lưu nghệ thuật đương đại thế giới.

– Nhận xét, chia sẻ cảm nhận của bản thân về các tác phẩm theo gợi ý của GV.

Bắt nguồn từ hình chụp cho bộ phim Niagara năm 1953 của Marilyn Monroe, trước khi thực hiện tác phẩm Shot Sage Blue Marilyn, Andy Warhol đã trưng bày 50 bản in lụa Marilyn Monroe giống nhau. Những tác phẩm Shot Sage Blue Marilyn được sáng tác năm 1964 gồm 5 bản in với các màu nền tương phản khác nhau.

– GV kết luận theo nội dung được trình bày trong SGK: Trào lưu nghệ thuật đương đại ra đời từ giữa thế kỉ XX trên quan điểm tự do sáng tạo, đa dạng về hình thức, chất liệu, xoá bỏ khoảng cách giữa tác phẩm và người xem. Tác phẩm là không gian người nghệ sĩ tạo ra nhằm đem đến những trải nghiệm thực tế cho công chúng. Nhiều hình thức nghệ thuật mới được thể nghiệm như nghệ thuật Sắp đặt, nghệ thuật Trình diễn (Performance art), nghệ thuật Ý niệm, nghệ thuật Đại chúng, nghệ thuật Tối giản, nghệ thuật Số (Digital art), nghệ thuật Hình ảnh động (Video art), nghệ thuật Địa hình,...

................................

................................

................................

(Nguồn: NXB Giáo dục)

Xem thêm giáo án 9 Chân trời sáng tạo các môn học hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Các loạt bài lớp 12 khác
Tài liệu giáo viên