Giáo án Âm nhạc 9 Chân trời sáng tạo (năm 2024 mới nhất) | Giáo án Âm nhạc 9

Tài liệu Giáo án Âm nhạc 9 Chân trời sáng tạo mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT giúp Thầy/Cô dễ dàng soạn giáo án môn Âm nhạc 9 theo chương trình sách mới.

Giáo án Âm nhạc 9 Chân trời sáng tạo (năm 2024 mới nhất)

Quảng cáo

Chủ đề 1: MÙA THU TỚI TRƯỜNG

(Thời lượng: 4 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Năng lực âm nhạc

– NLÂN1: Hát đúng giai điệu, lời ca và sắc thái của bài hát Mùa thu ngày khai trường.

– NLÂN2: Biết sử dụng nhạc cụ thể hiện tiết tấu để gõ đệm cho bài hát Mùa thu ngày khai trường.

– NLÂN3: Đọc đúng cao độ gam Đô trưởng; đọc đúng tên nốt, cao độ, trường độ và thể hiện được tính chất âm nhạc của Bài đọc nhạc số 1.

– NLÂN4: Thực hiện được nốt Mi 2 và Bài thực hành số 1 trên sáo recorder hoặc thực hiện được

Bài thực hành số 1 trên kèn phím.

2. Năng lực chung

– NLC1: Chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập; vận dụng được một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề trong những tình huống mới.

– NLC2: Hiểu rõ nhiệm vụ của nhóm; đánh giá được khả năng của mình và tự nhận công việc phù hợp với bản thân.

– NLC3: Hình thành ý tưởng mới dựa trên các nguồn thông tin đã cho; đề xuất được giải pháp giải quyết vấn đề.

3. Phẩm chất

– PC1: Yêu và trân trọng mái trường; luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập; có ý thức học tốt môn học.

– PC2: Có ý thức tiết kiệm thời gian; xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập hợp lí.

II. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TIẾN TRÌNH/ THỜI GIAN

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

BÀI 1

HÁT: MÙA THU NGÀY KHAI TRƯỜNG

NHẠC CỤ THỂ HIỆN TIẾT TẤU

YCCĐ: NLÂN1, NLÂN2, NLC1, NLC2, NLC3, PC1, PC2.

TBDH: hình ảnh nhạc sĩ Vũ Trọng Tường; file âm thanh bài hát Mùa thu ngày khai trường (nhạc và lời: Vũ Trọng Tường), Mùa khai trường (nhạc và lời: Phan Việt Phương); đàn phím điện tử, nhạc cụ thể hiện tiết tấu, bảng tương tác (nếu có),...

PP&KTDH:

– PPDH: dùng lời, thực hành luyện tập, làm mẫu, giải quyết vấn đề, hợp tác, trò chơi,...

– KTDH: chia nhóm, đặt câu hỏi, mảnh ghép,…

HÁT: MÙA THU NGÀY KHAI TRƯỜNG

Khởi động

(… phút)

a. Mục tiêu: GV tạo không khí sôi động, vui vẻ, tiếp cận nội dung bài học.

b. Nội dung: Trò chơi âm nhạc.

c. Sản phẩm: HS kể tên các bài hát về ngày khai trường hoặc chủ đề nhà trường.

d. Tổ chức thực hiện:

HĐ1: Trò chơi âm nhạc

– GV tổ chức cho HS chơi trò chơi theo nhóm: kể tên những bài hát về ngày khai trường hoặc chủ đề nhà trường.

– Khi có kết quả của các đội chơi, GV nhận xét nếu HS không kể được bài

Mùa khai trường của Phan Việt Phương, GV bổ sung và tuyên bố đội thắng cuộc.

– Sau đó, cho HS nghe (hoặc hát) bài Mùa khai trường và gõ đệm theo nhạc.

HĐ2: Giới thiệu chủ đề

– GV dẫn dắt giới thiệu vào Chủ đề 1 Mùa thu tới trường và nêu nhiệm vụ của HS là học hát bài Mùa thu ngày khai trường.

– GV có thể gợi ý để HS nói lên suy nghĩ, cảm xúc của mình:

+ Hãy nêu cảm xúc của em khi tham dự lễ khai giảng năm học mới, năm cuối cấp ở trường.

+ Em có dự định, ước mơ gì trong năm học cuối bậc THCS này?

Khám phá

(… phút)

a. Mục tiêu: HS hiểu được tính chất âm nhạc, nội dung và ý nghĩa của bài hát

Mùa thu ngày khai trường.

b. Nội dung: HS tìm hiểu và tập hát bài Mùa thu ngày khai trường.

c. Sản phẩm:

– HS nêu được các kí hiệu âm nhạc đã học.

– HS nêu được cảm nhận về tính chất âm nhạc, nội dung, ý nghĩa của bài hát sau khi tập hát.

d. Tổ chức thực hiện:

HĐ3: Nghe và nêu cảm nhận về bài hát

– GV hướng dẫn HS lắng nghe bài hát Mùa thu ngày khai trường; kết hợp vận động nhẹ nhàng.

– Sau đó, HS nêu cảm nhận về tính chất âm nhạc của bài hát; có thể đưa ra các phương án cho HS lựa chọn:

a. Nhẹ nhàng, tha thiết

b. Rộn ràng, tươi vui

c. Sâu lắng, trữ tình

HĐ4: Tìm hiểu bài hát

– HS đọc trong SGK để tìm hiểu về nội dung, ý nghĩa của bài hát. Nội dung bài hát nói lên tình cảm tuổi học trò bâng khuâng, xao xuyến trong ngày khai trường bước vào năm học mới với bao hoài bão và ước mơ.

– GV giới thiệu đôi nét về tác giả: Nhạc sĩ Vũ Trọng Tường sinh ngày 04/9/1946 tại thị xã Hải Dương (nay là thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương). Sau thời gian phục vụ trong quân đội, ông xuất ngũ đi học ngành Sư phạm âm nhạc, sau đó HĐ trong ngành giáo dục (1974 – 1994). Hiện nay, ông công tác ở Hội nhạc sĩ Việt Nam. Một số bài hát nổi tiếng của ông: Ơi Trường Sa yêu thương, Hạt nắng sân trường, Cây bàng mùa hạ, Mùa thu ngày khai trường,

 

– GV hướng dẫn HS quan sát bản nhạc, đọc trong SGK để tìm hiểu các kí hiệu âm nhạc đã học trong bài liên quan đến học hát về loại nhịp, cấu trúc của bài, trường độ, các kí hiệu đặc biệt (dấu nối, dấu luyến, tiết tấu đảo phách),…

– GV hướng dẫn HS nhận biết cấu trúc 2 đoạn của bài và chia câu hát (đoạn 2 được nhắc lại có thay đổi).

+ Câu 1: Tiếng trống trường rộn rã làm tan cái nắng hè.

+ Câu 2: Dịu đi những tiếng ve còn vương trên vòm cây xanh lá.

+ Câu 3: Mùa thu sang đẹp quá xao xuyến bao tâm hồn.

+ Câu 4: Vui tiếng trống tựu trường trong tiếng hát mùa thu.

+ Câu 5: Mùa thu ơi! Mùa thu! Mùa đi xây những ước mơ.

+ Câu 6: Tung bay màu khăn thắm rực rỡ trên vai em.

+ Câu 7: Mùa thu ơi! Mùa thu! Mùa thơm trang sách mới.

+ Câu 8: Tiếng hát ngày khai trường trong sáng như trời thu.

HĐ5: Khởi động giọng

– GV hướng dẫn HS khởi động giọng theo mẫu âm phù hợp với bài hát.

– GV sửa tư thế, khẩu hình, hơi thở và âm thanh cho HS (hát nhẹ nhàng, vang, sáng); nên luyện các âm thanh đến nốt cao nhất có thể lưu ý HS nữ hát pha giọng, chuyển giọng (còn gọi là giả thanh), không hát giọng cổ.

HĐ6: Dạy bài hát

– GV đàn từng câu cho HS tập hát, hát mẫu khi cần thiết và sửa sai cho HS. Nhắc HS luôn thực hiện vừa hát vừa nhẹ nhàng gõ theo phách (gõ nhẹ nhàng không thành tiếng) để xác định trường độ. Khi lên cao, HS cần hát sao cho nhẹ nhàng, sáng và không quá to; hướng dẫn HS nữ hát pha giọng, chuyển giọng.

Lưu ý: Tập kĩ các từ có dấu luyến với tiết tấu khác nhau ở đoạn 1: “nắng” trong cụm từ “nắng hè”, “tiếng” trong cụm từ “tiếng ve”, “tâm” trong cụm từ “tâm hồn”; các chỗ có đảo phách. Đặc biệt chú ý tiết tấu đảo phách khó ở đoạn 2.

– HS trình bày bài hát theo nhóm hoặc cá nhân.

– HS nhận xét lẫn nhau, GV nhận xét và kịp thời điều chỉnh (nếu có).

................................

................................

................................

(Nguồn: NXB Giáo dục)

Giáo án Âm nhạc 9 Chủ đề 1: Mùa thu tới trường

Giáo án Âm nhạc 9 Bài 1

Hát: Mùa thu ngày khai trường

Nhạc cụ thể hiện tiết tấu

Giáo án Âm nhạc 9 Bài 2

Đọc nhạc: Bài đọc nhạc số 1

Nhạc cụ thể hiện giai điệu:

Sáo recorder: Nốt Mi 2, Bài thực hành số 1

Kèn phím: Bài thực hành số 1

Giáo án Âm nhạc 9 Chủ đề 2: Ơn nghĩa sinh thành

Giáo án Âm nhạc 9 Bài 3

Hát: Tình mẹ

Đọc nhạc: Bài đọc nhạc số 2

Giáo án Âm nhạc 9 Bài 4

Nhạc cụ thể hiện giai điệu: Bài thực hành ső 2

Giáo án Âm nhạc 9 Bài 5

Thường thức âm nhạc: Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý

Nghe nhạc: Mẹ yêu con

Giáo án Âm nhạc 9 Chủ đề 3: Khúc hát biển khơi

Giáo án Âm nhạc 9 Bài 6

Hát: Em yêu biển đảo quê em

Nhạc cụ thể hiện tiết tấu

Giáo án Âm nhạc 9 Bài 7

Lí thuyết âm nhạc: Sơ lược về quãng

Đọc nhạc: Bài đọc nhạc số 3

Giáo án Âm nhạc 9 Bài 8

Thường thức âm nhạc: Một số thể loại nhạc đàn

Nghe nhạc: Tình yêu của biển

Giáo án Âm nhạc 9 Chủ đề 4: Bay đến ước mơ

Giáo án Âm nhạc 9 Bài 9

Hát: Bay đến ước mơ

Nhạc cụ thể hiện tiết tấu

Giáo án Âm nhạc 9 Bài 10

Lí thuyết âm nhạc: Sơ lược về hợp âm

Thường thức âm nhạc: Một số nhạc cụ gõ trong ban nhạc nhẹ

Giáo án Âm nhạc 9 Chủ đề 5: Sắc xuân quê hương

Giáo án Âm nhạc 9 Bài 11

Hát: Mùa xuân đã về

Nhạc cụ thể hiện giai điệu: Bài thực hành số 3

Giáo án Âm nhạc 9 Bài 12

Đọc nhạc: Bài đọc nhạc số 4

Giáo án Âm nhạc 9 Bài 13

Thường thức âm nhạc: Trống paranưng và đàn k'lông pút

Nghe nhạc: Mùa xuân đến

Giáo án Âm nhạc 9 Chủ đề 6: Hướng về nguồn cội

Giáo án Âm nhạc 9 Bài 14

Hát: Lí ngựa ô

Nhạc cụ thể hiện tiết tấu

Giáo án Âm nhạc 9 Bài 15

Nhạc cụ thể hiện giai điệu:

Sáo recorder: Nốt Pha 2, Bài thực hành số 4

Kèn phím: Bài thực hành số 4

Giáo án Âm nhạc 9 Bài 16

Thường thức âm nhạc: Một số di sản văn hoá phi vật thể

Nghe nhạc: Mó cá (Hát xoan Phú Thọ)

Giáo án Âm nhạc 9 Chủ đề 7: Giai điệu bạn bè

Giáo án Âm nhạc 9 Bài 17

Hát: Nụ cười

Đọc nhạc: Bài đọc nhạc số 5

Giáo án Âm nhạc 9 Bài 18

Lí thuyết âm nhạc: Một số hợp âm của giọng Đô trưởng và giọng La thứ

Giáo án Âm nhạc 9 Bài 19

Thường thức âm nhạc: Nhạc sĩ Franz Schubert

Nghe nhạc: Serenade

Giáo án Âm nhạc 9 Chủ đề 8: Tháng năm học trò

Giáo án Âm nhạc 9 Bài 20

Hát: Một thời để nhớ

Nhạc cụ thể hiện giai điệu: Bài thực hành số 5

Giáo án Âm nhạc 9 Bài 21

Lí thuyết âm nhạc: Sơ lược về dịch giọng

Xem thêm giáo án 9 Chân trời sáng tạo các môn học hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Đề thi, giáo án các lớp các môn học
Tài liệu giáo viên