Giáo dục công dân 6 Kết nối tri thức Bài 6: Tự nhận thức bản thân

Giải GDCD 6 Kết nối tri thức Bài 6: Tự nhận thức bản thân

Với soạn, giải bài tập Giáo dục công dân lớp 6 Bài 6: Tự nhận thức bản thân sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập GDCD 6 Bài 6.

Quảng cáo

Khởi động

Giải GDCD 6 trang 26

Khám phá

Giải GDCD 6 trang 27

Luyện tập

Quảng cáo

Giải GDCD 6 trang 29

Vận dụng

Quảng cáo

Xem thêm các bài giải bài tập Giáo dục công dân lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:


Lý thuyết GDCD 6 Bài 6: Tự nhận thức bản thân (hay, chi tiết)

1. Thế nào là tự nhận thức bản thân?

Tự nhận thức bản thân là biết nhìn nhận, đánh giá đúng về bản thân mình (khả năng, hiểu biết, tính cách, sở thích, thói quen, điểm mạnh, điểm yếu…)

Lý thuyết GDCD 6 Bài 6: Tự nhận thức bản thân | Kết nối tri thức

Quảng cáo

2. Ý nghĩa của tự nhận thức bản thân

- Tự nhận thức đúng đắn về bản thân giúp em:

+ Nhận ra điểm mạnh của bản thân để phát huy và điểm yếu để khắc phục.


Lý thuyết GDCD 6 Bài 6: Tự nhận thức bản thân | Kết nối tri thức

+ Biết rõ mong muốn, những khả năng, khó khăn, thách thức của bản thân để có thể đặt ra mục tiêu, ra quyết định và giải quyết vấn đề phù hợp.

3. Các cách tự nhận thức bản thân

- Đánh giá bản thân qua thái độ, hành vi, kết quả trong từng hoạt động, tình huống cụ thể.

- Quan sát phản ứng và lắng nghe nhận xét của người khác về mình.

Lý thuyết GDCD 6 Bài 6: Tự nhận thức bản thân | Kết nối tri thức

- So sánh những nhận xét, đánh giá của người khác về mình với tự nhận xét, đánh giá của mình.

- Thân thiện, cởi mở, tích cực tham gia các hoạt động để rèn luyện và phát triển bản thân.


Trắc nghiệm GDCD 6 Bài 6: Tự nhận thức bản thân (có đáp án)

I. Câu hỏi nhận biết

Câu 1: Biết nhìn nhận, đánh giá về khả năng, thái độ, hành vi, việc làm, điểm mạnh, điểm yếu…của bản thân được gọi là

A. thông minh.

B. tự nhận thức về bản thân.

C. có kĩ năng sống.

D. tự trọng.

Câu 2: Biết nhìn nhận, đánh giá đúng về bản thân mình là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

A. Tự nhận thức về bản thân.

B. Tư duy thông minh.

C. Có kĩ năng sống tốt.

D. Sống tự trọng.

Câu 3: Tự nhận thức về bản thân sẽ giúp chúng ta

A. sống tự do và không cần phải quan tâm tới bất kì ai.

B. bình tĩnh, tự tin hơn lôi cuốn sự quan tâm của người khác.

C. để mình sống không cần dựa dẫm vào người xung quanh.

D. biết rõ những mong muốn, những khả năng, khó khăn của bản thân.

Câu 4: Tự nhận thức về bản thân là 

A. biết nhìn nhận, đánh giá đúng về bản thân mình.

B. biết tư duy logic mọi tình huống trong đời sống.

C. có kĩ năng sống tốt trong mọi tình huống xảy ra.

D. sống tự trọng, biết suy nghĩ cho người xung quanh.

Câu 5: Tự nhận thức về bản thân sẽ giúp chúng ta

A. nhận ra điểm mạnh của bản thân để phát huy, điểm yếu để khắc phục.

B. tỏ ra thờ ơ, lạnh cảm với tình huống xảy ra trong đời sống xã hội.

C. bắt trước lối sống của người khác cho phù hợp với tất cả mọi người.

D. sống tự cao tự đại khi biết được những điểm mạnh của bản thân.

Câu 6: Tự nhận thức về bản thân là biết được

A. điểm mạnh của bản mình.

B. điểm yếu của bản mình.

C. khả năng của mình.

D. cả A, B, C.

Câu 7: Biết nhìn nhận, đánh giá đúng về bản thân mình (về khả năng, thái độ, hành vi, việc làm, điểm mạnh, điểm yếu…) là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

A. Tự nhận thức về bản thân.

B. Tố chất thông minh.

C. Đánh giá bản thân.

D. Lòng tự trọng.

Câu 8: Dựa vào yếu tố nào dưới đây để chúng ta nhận thức đúng về bản thân?

A. Vào thái độ, hành vi, kết quả trong từng hành động, tình huống cụ thể.

B. Quan sát phản ứng và lắng nghe nhận xét của người khác về mình.

C. So sánh nhận xét của người khác về mình với tự đánh giá của mình.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 9: Tự nhận thức về bản thân sẽ giúp chúng ta nhận ra điểm mạnh của bản thân để phát huy, điểm yếu để khắc phục; biết rõ những mong muốn, những khả năng, khó khăn của bản thân để có thể

A. đặt ra mục tiêu, ra quyết định và giải quyết vấn đề phù hợp.

B. bình tĩnh, tự tin hơn mọi tình huống xảy ra trong đời sống xã hội.

C. nhìn  nhận đúng và ứng phó được với tất cả người xung quanh.

D. tìm người phù hợp để giúp đỡ, hỗ trợ mình một cách tốt nhất.

Câu 10: Đây là một trong những việc chúng ta cần làm để nhận thức đúng về bản thân?

A. Quan sát phản ứng và lắng nghe nhận xét của người khác về mình. 

B. Bản thân mình tự ý thức không cần phải để ý người khác nói về mình.

C. Sống nội tâm, không cần phải chia sẻ những cảm nhận của mình.

D. Nhận thấy mình giỏi thì không cần phải rèn luyện hay học hỏi gì thêm nữa. 

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 6 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn, Giải bài tập Giáo dục công dân lớp 6 của chúng tôi được biên soạn bám sát chương trình sách giáo khoa Giáo dục công dân 6 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 6 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên