Trắc nghiệm GDCD 9 Kết nối tri thức Bài 1 (có đáp án): Sống có lí tưởng
Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân 9 Bài 1: Sống có lí tưởng sách Kết nối tri thức có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm GDCD 9.
Trắc nghiệm GDCD 9 Kết nối tri thức Bài 1 (có đáp án): Sống có lí tưởng
Câu 1. Việc mỗi người xác định được mục đích cao đẹp, kế hoạch, hành động của bản thân và phấn đấu để đạt được mục đích đó nhằm đóng góp cho lợi ích của cộng đồng, quốc gia, nhân loại… được coi là
A. sống có lí tưởng.
B. sống chậm.
C. sống tối giản.
D. sống xanh.
Câu 2. Việc sống có lý tưởng không mang lại ý nghĩa nào sau đây?
A. Tạo ra động lực thúc đẩy hoàn thành mục tiêu cá nhân.
B. Thu được nhiều lợi ích vật chất cho bản thân và gia đình.
C. Góp phần thúc đẩy xã hội ngày càng phát triển.
D. Đóng góp tích cực cho nhân loại.
Câu 3. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng ý nghĩa của việc sống có lý tưởng?
A. Thu được nhiều lợi ích vật chất cho bản thân và gia đình.
B. Tạo lập được một không gian sống gọn gàng và đơn giản hơn.
C. Xây dựng đất nước giàu mạnh và đóng góp tích cực cho nhân loại.
D. Tăng thu nhập; từng bước cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Câu 4. Nhận định nào dưới đây không đúng khi bàn về vấn đề sống có lí tưởng?
Nhận định 1. Sống có lí tưởng là biết xác định mục đích của bản thân và có hướng phấn đấu để thực hiện mục đích đó. Nhận định 2. Sống có lí tưởng tạo ra động lực thúc đẩy hoàn thành mục tiêu cá nhân; góp phần thúc đẩy xã hội ngày càng phát triển. Nhận định 3. Sống có lí tưởng là sống vì bản thân mình trước rồi mới quan tâm đến lợi ích của người khác và xã hội. Nhận định 4. Cho dù ở giai đoạn lịch sử nào thì lí tưởng của thanh niên cũng giống nhau. |
A. Nhận định 1 và 2.
B. Nhận định 2 và 3.
C. Nhận định 3 và 4.
D. Nhận định 2 và 4.
Câu 5. Một trong những lí tưởng sống của thanh niên Việt Nam là
A. luôn tự tin vào năng lực của bản thân; hạ thấp vai trò và giá trị của người khác.
B. sống khép kín, hướng nội, hạn chế tham gia vào các hoạt động cộng đồng.
C. nỗ lực học tập và rèn luyện để trở thành người có năng lực và bản lĩnh.
D. luôn đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích của cộng đồng, quốc gia, nhân loại.
Câu 6. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng lí tưởng sống của thanh niên Việt Nam?
A. Nỗ lực học tập và rèn luyện để trở thành người có năng lực và bản lĩnh.
B. Luôn tự tin vào năng lực của bản thân; hạ thấp vai trò và giá trị của người khác.
C. Tích cực tham gia vào xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
D. Gương mẫu chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.
Câu 7. Hành động nào sau đây là biểu hiện lí tưởng sống cao đẹp?
A. Học tập tùy hứng, gặp khó khăn dễ dàng nản chí.
B. Có kế hoạch học tập cụ thể và điều chỉnh khi cần thiết.
C. Trốn tránh trách nhiệm khi phạm phải sai lầm, thiếu sót.
D. Sống buông thả, không có mục đích, kế hoạch rõ ràng.
Câu 8. Hành động nào sau đây không phải là biểu hiện của lí tưởng sống?
A. Học tập tùy hứng, gặp khó khăn dễ nản chí.
B. Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
C. Cần cù, sáng tạo trong học tập và lao động.
D. Tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện.
Câu 9. Hành động nào sau đây không phải là biểu hiện của lí tưởng sống?
A. Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
B. Cần cù, sáng tạo trong học tập và lao động.
C. Trốn tránh trách nhiệm khi phạm phải sai lầm.
D. Tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện.
Câu 10. Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:
Tình huống. Chi đoàn trường THCS B phát động cuộc thi viết về chủ đề “Lí tưởng sống của thanh niên Việt Nam trong thời đại ngày nay”. Khi bạn C (bí thư lớp 9A) phổ biến về nội dung, thể lệ cuộc thi cho các bạn trong lớp, M đã quay sang, nói nhỏ với V rằng: “Ui xời, học sinh THCS đang tuổi ăn chưa no, lo chưa tới thì nên tranh thủ ăn chơi hưởng thụ. Còn việc cống hiến cho đất nước là việc làm suốt đời. Ai tham gia thi thố thì cứ việc, còn tớ thì không rảnh để làm”.
Câu hỏi: Nếu là bạn V, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?
A. Không quan tâm vì không ảnh hưởng gì đến mình.
B. Đồng tình với bạn M vì ý kiến này rất hợp lí.
C. Chê bài M vì M chưa hiểu rõ và thiếu lí tưởng sống.
D. Giải thích rõ, khuyên M nên tích cực hưởng ứng cuộc thi.
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:
Trắc nghiệm Giáo dục công dân 9 Bài 3: Tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng
Trắc nghiệm Giáo dục công dân 9 Bài 4: Khách quan và công bằng
Trắc nghiệm Giáo dục công dân 9 Bài 6: Quản lí thời gian hiệu quả
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 Kết nối tri thức
- Giải SBT Giáo dục công dân 9 Kết nối tri thức
- Giải lớp 9 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 9 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 9 Cánh diều (các môn học)
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giải bài tập GDCD 9 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Giáo dục công dân 9 Kết nối tri thức (NXB Giáo dục).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 9 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 9 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 9 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 9 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - KNTT
- Giải sgk Tin học 9 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 9 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 9 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - KNTT