Trắc nghiệm GDCD 9 Kết nối tri thức Bài 3 (có đáp án): Tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân 9 Bài 3: Tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng sách Kết nối tri thức có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm GDCD 9.

Trắc nghiệm GDCD 9 Kết nối tri thức Bài 3 (có đáp án): Tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng

Câu 1. Hoạt động cộng đồng là những hoạt động được tổ chức bởi các cá nhân, tập thể, tổ chức…với mục tiêu

Quảng cáo

A. phát triển toàn diện con người.

B. mang lại lợi ích cho cộng đồng.

C. thu nhiều lợi nhuận cho ban tổ chức.

D. phát triển, mở rộng quy mô doanh nghiệp.

Câu 2. Hoạt động nào sau đây là hoạt động cộng đồng?

A. Kinh doanh mặt hàng thời trang.

B. Đóng thuế thu nhập cá nhân.

C. Cho vay tiền với lãi suất cao.

D. Bảo vệ môi trường.

Quảng cáo

Câu 3. Hoạt động nào sau đây không phải là hoạt động cộng đồng?

A. Đền ơn đáp nghĩa.

B. Bảo vệ môi trường.

C. Buôn bán hàng cấm.

D. Hiến máu nhân đạo.

Câu 4. Hoạt động cộng đồng nào được đề cập đến trong bức tranh sau?

Trắc nghiệm GDCD 9 Kết nối tri thức Bài 3 (có đáp án): Tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng

A. Bảo tồn di sản văn hóa.

B. bảo vệ môi trường.

C. Đền ơn đáp nghĩa.

D. Hiến máu nhân đạo.

Câu 5. Thông điệp nào dưới đây phản ánh về hoạt động hiến máu nhân đạo?

Quảng cáo

A. “Một giọt máu đào, hơn ao nước lã”.

B. “Một thế giới trong sạch, vạn tâm hồn trong xanh”.

C. “Nước là máu của sự sống”.

D. “Một giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại”.

Câu 6. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng sự cần thiết của việc tham gia hoạt động cộng đồng?

A. Là nhân tố duy nhất giúp ổn định tình hình chính trị - xã hội của các quốc gia.

B. Tạo dựng mối quan hệ đoàn kết, thân ái, chung tay xây dựng đất nước giàu mạnh.

C. Cải thiện điều kiện sống của cộng đồng và thúc đẩy sự phát triển toàn diện của xã hội.

D. Tạo cơ hội để mỗi cá nhân được rèn luyện các kĩ năng, mở rộng sự hiểu biết về mọi mặt.

Câu 7. Đối với các hành vi thiếu trách nhiệm với các hoạt động cộng đồng, chúng ta cần

A. thờ ơ, vô cảm.

B. học tập, noi gương.

C. phê phán.

D. tuyên dương, khen thưởng.

Quảng cáo

Câu 8. Hằng năm, trường Trung học cơ sở H thường tổ chức cho học sinh đến thăm và tặng quà các gia đình thương binh, liệt sĩ ở địa phương.

Theo em, Trường THCS T đã tổ chức hoạt động cộng đồng nào sau đây?

A. Bảo vệ môi trường.

B. Đền ơn đáp nghĩa.

C. Hiến máu nhân đạo.

D. Phong trào kế hoạch nhỏ.

Câu 9. Trong trường hợp sau, chính quyền địa phương M đã tổ chức hoạt động cộng đồng nào sau đây?

Trường hợp.Chính quyền địa phương M thường tổ chức các chương trình tuyên truyền bảo vệ các loài động vật hoang dã; vận động người dân: phân loại rác thải tại nguồn, giữ gìn sạch đẹp đường làng, ngõ xóm,...

A. Bảo vệ môi trường.

B. Đền ơn đáp nghĩa.

C. Hiến máu nhân đạo.

D. Phong trào kế hoạch nhỏ.

Câu 10. Đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi:

Trường hợp. Các bạn học sinh lớp 9B cùng thực hiện dự án nuôi heo đất, thu gom phế liệu (giấy, đồ nhựa đã qua sử dụng,...) để bán; dùng kinh phí đó để ủng hộ học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.

Theo em, các bạn học sinh lớp 9B đã thực hiện hoạt động cộng đồng nào sau đây?

A. Bảo vệ môi trường.

B. Đền ơn đáp nghĩa.

C. Hiến máu nhân đạo.

D. Phong trào kế hoạch nhỏ.

Câu 11. Chủ thể nào sau đây đã có thái độ và hành vi tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng?

A. Chị D nói dối là bị ốm để từ chối tham gia ngày hội Hiến máu nhân đạo.

B. Anh T ngăn bố tham gia các hoạt động của địa phương vì ông đã lớn tuổi.

C. Học sinh trường THCS A sôi nổi tham gia phong trào trồng cây gây rừng.

D. Bạn H từ chối tham gia dọn dẹp đường làng ngõ xóm, vì ngại: “nhiều rác, bẩn”.

Câu 12. Chủ thể nào sau đây đã có thái độ và hành vi thiếu tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng?

A. Chị K tham gia hỗ trợ phát cơm miễn phí cho bệnh nhân, người nghèo.

B. Học sinh lớp 9A quyên góp, ủng hộ cho đồng bào miền Trung bị lũ lụt.

C. Anh M nói dối là bị ốm để từ chối tham gia ngày hội Hiến máu nhân đạo.

D. Học sinh trường THCS H sôi nổi tham gia phong trào trồng cây gây rừng.

Câu 13. Trong tình huống sau, chủ thể nào đã có thái độ và hành vi thiếu tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng?

Bà X là thành viên của Hội Khuyến học, Hội Người cao tuổi và rất tích cực tham gia các hoạt động tại địa phương. Thấy bà dành thời gian quá nhiều cho hoạt động cộng đồng, anh T (con trai bà) đã khuyên ngăn bà với lý do “mẹ tuổi đã cao, nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi”. Chị M (hàng xóm nhà bà X) cũng nói thêm vào: “Úi xời, cháu thấy: những việc đấy bà không tham gia thì vẫn có người khác làm. Thế thì hơi đâu mà bà phải mua việc vào người, bà cứ ở nhà nghỉ ngơi, chăm lo cho bản thân và gia đình là được bà ạ”.

A. Bà X, anh T, chị M.

B. Anh T và bà X.

C. Chị M và bà X.

D. Anh T và chị M.

Câu 14. Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:

Tình huống. Trường THCS B phát động phong trào “Ngày Chủ nhật Xanh”. Theo kế hoạch: vào ngày chủ nhật hàng tuần, học sinh của trường sẽ phối hợp với lực lượng thanh niên tình nguyện của địa phương để tham gia dọn dẹp đường làng, ngõ xóm. Khi bạn K (bí thư lớp 9A) phổ biến về kế hoạch “Ngày Chủ nhật Xanh” tới các bạn trong lớp, bạn G đã quay sang nói nhỏ với V rằng: “Nhà bao việc, rảnh đâu mà tham gia mấy hoạt động vô bổ đấy”. V không đồng ý với quan điểm của G, nhưng vẫn nhẹ nhàng đáp lại bạn: “Việc chúng mình tham gia vào phong trào Ngày Chủ Nhật xanh là đóng góp sức lực, góp phần bảo vệ môi trường sống tại địa phương mình. Đây là hoạt động rất ý nghĩa!”

Câu hỏi: Trong tình huống trên, chủ thể nào đã thiếu tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng?

A. Trường THCS B.

B. Bạn K.

C. Bạn G.

D. Bạn V.

Câu 15. Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:

Tình huống. Trường THCS A phát động phong trào thiện nguyện mang tên “Đồ cũ - yêu thương mới”. Theo kế hoạch, nhà trường sẽ vận động giáo viên và học sinh toàn trường thu gom sách vở cũ, quần áo cũ trong gia đình mình và những người xung quanh, để gửi tặng các em học sinh vùng cao. Khi thông tin của phong trào “Đồ cũ - yêu thương mới” được phổ biến về các lớp, nhiều bạn học sinh đã tích cực hưởng ứng. Tuy nhiên, bạn Q lại cho rằng: “hoạt động này là vô bổ; sách và quần áo cũ thì có giá trị gì đâu mà đem tặng”.

Câu hỏi: Trong tình huống trên, nếu là bạn thân của Q, em nên lựa chọn cách ứng xử nào?

A. Không quan tâm vì không ảnh hưởng gì đến mình.

B. Khuyên Q nên tích cực hưởng ứng phong trào.

C. Đồng tình với bạn Q vì ý kiến này rất hợp lí.

D. Chỉ trích Q gay gắt vì Q thiếu lòng nhân ái.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập GDCD 9 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Giáo dục công dân 9 Kết nối tri thức (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 9 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên