Trắc nghiệm GDCD 9 Kết nối tri thức Bài 4 (có đáp án): Khách quan và công bằng
Với 21 câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân 9 Bài 4: Khách quan và công bằng sách Kết nối tri thức có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm GDCD 9.
Trắc nghiệm GDCD 9 Kết nối tri thức Bài 4 (có đáp án): Khách quan và công bằng
Câu 1. Nhìn nhận sự vật, hiện tượng chính xác, trung thực, không định kiến, thiên vị là biểu hiện của
A. khách quan.
B. công bằng.
C. bình đẳng.
D. nhân hậu.
Câu 2. Khách quan được biểu hiện ở việc nhìn nhận sự vật, hiện tượng
A. theo những quan điểm, định kiến của bản thân.
B. chính xác, trung thực, không định kiến, thiên vị.
C. theo quan điểm của đa số mọi người trong xã hội.
D. một cách thiên vị theo chiều hướng có lợi cho bản thân.
Câu 3. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của việc khách quan khi nhìn nhận, đánh giá các sự vật, hiện tượng?
A. Góp phần xây dựng và duy trì một xã hội công bằng, bình đẳng.
B. Giúp cá nhân đưa ra được những quyết định, ứng xử đúng đắn, chính xác.
C. Dẫn tới sai lầm, ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ giữa người với người.
D. Cung cấp cơ hội cho cá nhân mở rộng kiến thức và sự hiểu biết của bản thân.
Câu 4. Việc khách quan khi nhìn nhận, đánh giá các sự vật, hiện tượng sẽ
A. dẫn tới những sai lầm, thiếu sót trong các quyết định hoặc ứng xử.
B. giúp cá nhân đưa ra được những quyết định, ứng xử đúng đắn.
C. vi phạm pháp luật, gây ảnh hưởng đến an ninh - trật tự xã hội.
D. ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ giữa người với người.
Câu 5. Thiếu khách quan khi nhìn nhận, đánh giá các sự vật, hiện tượng sẽ
A. ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ giữa người với người.
B. giúp cá nhân đưa ra được những quyết định, ứng xử đúng đắn.
C. góp phần xây dựng và duy trì một xã hội công bằng, bình đẳng.
D. cung cấp cơ hội cho cá nhân mở rộng kiến thức và sự hiểu biết.
Câu 6. Đối xử bình đẳng, không thiên vị, không phân biệt đối xử là biểu hiện của
A. khách quan.
B. công bằng.
C. bình đẳng.
D. nhân hậu.
Câu 7. Công bằng được biểu hiện ở việc
A. ứng xử theo quan điểm, định kiến của bản thân.
B. đối xử bình đẳng, không thiên vị, không phân biệt.
C. kì thị, phân biệt, thiếu tôn trọng sự đa dạng văn hóa.
D. đối xử thiên vị theo chiều hướng có lợi cho bản thân.
Câu 8. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng giá trị của công bằng?
A. Góp phần xây dựng một xã hội bình đẳng, dân chủ, văn minh.
B. Tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp, đoàn kết giữa người với người.
C. Dẫn đến mâu thuẫn, bất công, bất bình đẳng trong các mối quan hệ xã hội.
D. Giúp mỗi cá nhân cảm thấy được tôn trọng, giúp họ tự tin trong cuộc sống.
Câu 9. Thiếu công bằng có thể dẫn đến hậu quả nào sau đây?
A. Xây dựng được một xã hội bình đẳng, dân chủ, văn minh.
B. Tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp, đoàn kết giữa người với người.
C. Làm mất niềm tin và động lực đối với những người bị ảnh hưởng.
D. Khiến mỗi cá nhân cảm thấy được tôn trọng, tự tin trong cuộc sống.
Câu 10. Để thực hiện khách quan và công bằng, mỗi người cần
A. nhìn nhận, đánh giá sự vật, hiện tượng một cách cảm tính cá nhân.
B. thể hiện định kiến, thiên vị khi nhận xét, đánh giá các sự vật, hiện tượng.
C. nhìn nhận, đánh giá sự vật, hiện tượng theo chiều hướng có lợi cho bản thân.
D. rèn luyện thái độ nhìn nhận, đánh giá sự vật, hiện tượng đúng như nó đang tồn tại.
Câu 11. Trước những hành vi thiếu khách quan, công bằng, chúng ta nên
A. thờ ơ, vô cảm.
B. học tập, noi gương.
C. phê phán, không đồng tình.
D. tuyên dương, khen thưởng.
Câu 12. Hành vi nào dưới đây không vi phạm nguyên tắc công bằng, bình đẳng giữa các công dân trong quan hệ pháp luật?
A. Nhà nước có chính sách miễn giảm học phí đối với học sinh là người dân tộc thiểu số.
B. Dù thuộc diện nhập ngũ, nhưng T được miễn gọi nhập ngũ vì là con của chủ tịch xã.
C. Dù vượt đèn đỏ, nhưng anh K không bị xử phạt vì anh là con chủ chủ tịch tỉnh B.
D. Trường trung học cơ sở X từ chối nhận học sinh C vì lý do: em C là người khuyết tật.
Câu 13. Tại một ngã tư giao thông, ông X (nhân viên) và ông N (thủ trưởng) cùng làm tại một cơ quan, do mải nói chuyện, không chú ý nên cả hai ông đều điều khiển xe máy vượt đèn đỏ nhưng không gây tai nạn giao thông. Khi bị anh T (cảnh sát giao thông) lập biên bản, ông N đã lợi dụng chức vụ và những mối quan hệ của mình để tác động tới anh T. Kết quả là: ông N không bị xử phạt trong khi ông X phải nộp phạt 400.000 đồng.
Câu hỏi. Chủ thể nào đã có hành vi vi phạm nguyên tắc công bằng, bình đẳng giữa các công dân trong quan hệ pháp luật?
A. ông N và anh T.
B. Ông X và ông N.
C. Anh T và ông X.
D. Ông X, N và anh T.
Câu 14. Bạn N và bạn K cùng tham gia một dự án học tập, với đề tài: Khảo sát thực tế mức độ ô nhiễm môi trường ở khu vực em đang sinh sống. Bạn N lên kế hoạch: “Bọn mình nên xây dựng mẫu phiếu để đi khảo sát, sau đó đi quan sát thực tế để lấy số liệu viết báo cáo” nhưng bạn K gạt đi: “không cần phải phiền phức thế, lấy tư liệu trên mạng xã hội để viết báo cáo là đủ rồi, bây giờ ở đâu mà chẳng ô nhiễm, cứ kết luận ô nhiễm là được”.
Câu hỏi: Hành vi của bạn K trong trường hợp trên cho thấy điều gì?
A. Bạn K thiếu sự khách quan trong quá trình làm phiếu khảo sát.
B. Bạn K rất chăm chỉ học tập, không ngại khó khăn, gian khổ.
C. Bạn K rất trung thực, khách quan trong quá trình làm dự án học tập.
D. Bạn K thiếu sự kiên trì và nỗ lực vươn lên trong quá trình học tập.
Câu 15. Vào dịp nghỉ hè, Bạn X rất hay về quê ngoại. Ở quê có nhiều chỗ vui chơi, lại được ông bà chiều chuộng. Mỗi lần về, X rất thích chơi với chị họ (chị T) cùng trạc tuổi. Tuy nhiên, thường chỉ chơi được một lúc là hai bạn lại xảy ra mâu thuẫn, khi thì tranh giành đồ ăn, lúc thì tranh giành đồ chơi, chỗ chơi, thậm chí còn giành tối được ngủ với bà. Những lúc như vậy, bà ngoại của X lại yêu cầu chị T nhường cho X và giải thích: “Em ở xa, lâu ngày mới về, cháu là chị phải nhường cho em mới đúng”.
Ỷ được bà bênh vực, Bạn X đắc ý, luôn tỏ thái độ tiêu cực với chị T. Một lần, bà đi chợ về và mua cho 2 chị em một gói bánh, X nhanh chóng chạy tới giành lấy và cất vào tủ đồ cá nhân của mình. Thấy vậy, chị T không bằng lòng, nhẹ nhàng nhắc X: “Bà mua bánh cho cả 2 chị em, em cần chia một nửa cho chị chứ”. X cười rồi ngúng nguẩy đáp: “Em thích ăn bánh này lắm, em không chia cho chị đâu. Chị mà mách bà thì rồi bà cũng bảo chị nhường em thôi. Hì hì!!!”
Câu hỏi: Trong tình huống trên chủ thể nào sau đây có hành vi thể hiện sự thiếu công bằng?
A. Bà ngoại Bạn X.
B. Chị T và Bạn X.
C. Bà ngoại và chị T.
D. Bà ngoại và Bạn X.
Câu 16. Câu ca dao nào dưới đây phản ánh về sự thiếu khách quan trong nhìn nhận, đánh giá các sự vật, hiện tượng?
A. “Khôn ngoan tính trọn mọi bề/ Chẳng cho ai lận, chẳng hề lận ai”.
B. “Những người ăn ở thật thà/ Đi đâu cũng được người ta tin dùng”.
C. “Yêu nhau xa mấy cũng gần/ Ghét nhau cách một bàn chân cũng lìa”.
D. “Thương em anh để trong lòng/ Việc quan anh cứ phép công anh làm”.
Câu 17. Câu ca dao nào sau đây phản ánh về sự công bằng?
A. “Thương nhau củ ấu cũng tròn/ Ghét nhau quả bồ hòn cũng vuông”.
B. “Yêu nhau vạn sự chẳng nề/ Một trăm chỗ lệch cũng kê cho bằng”.
C. “Nghĩ rằng trong đạo mẹ cha/ Con trai, con gái cũng là một thương”
D. “Yêu nhau xa mấy cũng gần/ Ghét nhau cách một bàn chân cũng lìa”.
Câu 18. Câu tục ngữ nào sau đây phản ánh về sự công bằng, khách quan trong nhìn nhận, đánh giá các sự vật, hiện tượng?
A. Nén bạc đâm toạc tờ giấy.
B. Quân pháp bất vị thân.
C. Chín bỏ làm mười.
D. Mập mờ đánh lận con đen.
Câu 19. Trong tình huống sau, nếu là người làm việc trong cùng phân xưởng với anh K, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?
Tình huống. Hai vợ chồng anh K làm cùng một phân xưởng của nhà máy. Phân xưởng của anh chị thường phải trực đêm. Anh K có nhiệm vụ phân công trực đêm cho mọi người. Khi thấy anh K thường không phân công trực đêm cho vợ, có người thắc mắc, anh K trả lời: “Tôi là người có quyền, tôi phân công thế nào là việc của tôi".
Câu hỏi. Nếu là người làm việc trong phân xưởng, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?
A. Im lặng, vì việc phân công trực đêm cho mọi người là nhiệm vụ của anh K.
B. Dùng lời nói và hành động tiêu cực để đáp trả sự thiếu công bằng của anh K.
C. Kiến nghị lên giám đốc: yêu cầu anh K thực hiện phân công trực đêm công bằng.
D. Lôi kéo công nhân khác trong công xưởng đình công, đập phá máy móc để phản đối.
Câu 20. Chủ thể nào trong trường hợp sau đã có thái độ và lời nói thiếu khách quan trong việc nhìn nhận, đánh giá các sự vật, hiện tượng?
Trường hợp. Chị V tình cờ gặp lại chị T sau 15 năm tốt nghiệp Trung học cơ sở. Chị V hăng say kể cho bạn nghe về công việc và những thành tích của mình. Kể xong, chị V quay sang hỏi chị T: “Bạn có nhớ bạn B hồi đó nghịch nhất lớp mình không? Vừa nghịch ngợm lại vừa lười học, suốt ngày ăn trứng ngỗng,… không biết giờ cuộc sống của bạn ấy ra sao nhỉ? Nhưng tớ nghĩ, chắc cũng sống khổ sở, vất vả thôi; những người như bạn ấy thường rất khó để thành công”.
A. Chị V.
B. Chị T.
C. Chị B.
D. Chị V và K.
Câu 21. Trong tình huống sau, nếu là ông S, em nên lựa chọn cách ứng xử như thế nào?
Tình huống. Trong cuộc họp nhân dân tại địa bàn xã X, khi cán bộ đang triển khai về chính sách cấp bảo hiểm y tế (BHYT) miễn phí cho người thuộc diện hộ nghèo thì có những ý kiến xì xào, bàn tán. Bà G nói nhỏ với ông S rằng: “Như vậy là không công bằng. Đã là bảo hiểm y tế thì ai cũng phải đóng như nhau, không nên có sự phân biệt như vậy”.
A. Chỉ trích gay gắt bà G vì bà không hiểu rõ chủ trương, chính sách của nhà nước.
B. Đồng tình, cảm thấy băn khoăn nhưng im lặng, không dám yêu cầu cán bộ giải thích.
C. Đồng tình, ngay lập tức đứng dậy phản đối và có hành động gây rối trật tự tại hội nghị.
D. Giải thích: việc cấp phát miễn phí BHYT cho hộ nghèo là việc làm thiết thực và ý nghĩa.
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:
Trắc nghiệm Giáo dục công dân 9 Bài 3: Tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng
Trắc nghiệm Giáo dục công dân 9 Bài 6: Quản lí thời gian hiệu quả
Trắc nghiệm Giáo dục công dân 9 Bài 7: Thích ứng với thay đổi
Trắc nghiệm Giáo dục công dân 9 Bài 9: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 Kết nối tri thức
- Giải SBT Giáo dục công dân 9 Kết nối tri thức
- Giải lớp 9 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 9 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 9 Cánh diều (các môn học)
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giải bài tập GDCD 9 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Giáo dục công dân 9 Kết nối tri thức (NXB Giáo dục).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 9 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 9 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 9 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 9 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - KNTT
- Giải sgk Tin học 9 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 9 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 9 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - KNTT