Giáo dục thể chất 10 Kết nối tri thức Bài 1: Kỹ thuật đập cầu thuận tay - Cầu lông 10

Với giải bài tập Giáo dục thể chất 10 Bài 1: Kỹ thuật đập cầu thuận tay phần Cầu lông sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn giúp học sinh dễ dàng làm bài tập & trả lời câu hỏi GDTC 10 Bài 1.

Giải GDTC 10 Kết nối tri thức Bài 1: Kỹ thuật đập cầu thuận tay

Quảng cáo

Vận dụng 1 trang 65 Giáo dục thể chất 10: Vận dụng kỹ thuật đập cầu thuận tay và trò chơi vận động để rèn luyện sức khỏe, vui chơi hàng ngày.

Trả lời:

Học sinh tự vận dụng.

Kỹ thuật đập cầu thuận tay:

- Tư thế chuẩn bị (TTCB): Chân trái đặt ở phía trước, trọng lượng cơ thể dồn nhiều lên chân trái. Chân phải đặt ở phía sau, chạm sân bằng nửa trước bàn chân. Thân trên hơi ngả ra trước, tay phải cầm vợt ở phía trước, đầu vợt cao hơn trán, mắt quan sát cầu.

- Thực hiện: Từ TTCB, chuyển trọng lượng cơ thể lên chân sau, đồng thời tay phải đưa vào từ trước lên cao, ra sau. Sau đó chuyển trọng lượng cơ thể lên chân trước, đồng thời tay phải đưa vợt từ sau lên cao, ra trước để đập cầu. Mặt vợt tiếp xúc cầu ở thời điểm cơ thể vươn cao nhất, tay duỗi thẳng ở trên cao trước trán một cánh tay cộng vợt.

Quảng cáo


- Kết thúc: Đưa vợt xuống dưới sang trái, bước nhanh chân phải về trước để giữ thăng bằng, sau đó trở về TTCB.

Vận dụng kỹ thuật đập cầu thuận tay và trò chơi vận động để rèn luyện sức khỏe

Vận dụng 2 trang 65 Giáo dục thể chất 10: Nêu sự khác nhau giữa kỹ thuật đập cầu thuận tay và kỹ thuật đánh cầu cao thuận tay.

Trả lời:

- Kỹ thuật đập cầu thuận tay: Mặt vợt tiếp xúc cầu ở thời điểm cơ thể vươn cao nhất, tay duỗi thẳng ở trên cao trước trán một cánh tay cộng với vợt.

- Kỹ thuật đánh cầu cao thuận tay: Tay phải đưa vượt từ sau lên cao để đánh cầu. Khi vợt tiếp xúc cầu, tay duỗi thẳng ở trên cao, chếch sang phải.

Vận dụng 3 trang 65 Giáo dục thể chất 10: Cùng bạn thảo luận những lỗi sai thường gặp khi thực hiện kỹ thuật đập cầu và cách sửa sai.

Quảng cáo

Trả lời:

- Lỗi sai thường gặp khi thực hiện kỹ thuật đập cầu:

+ Chưa kết hợp được lực toàn thân khi đập cầu dẫn đến lực đập không mạnh.

+ Gồng tay và dồn quá nhiều lực làm mỏi cơ và gây tiêu tốn nhiều năng lượng.

- Cách sửa sai: Luyện tập và lặp lại bài tập mô phỏng.

Quảng cáo

Xem thêm lời giải bài tập Giáo dục thể chất lớp 10 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 10 Kết nối tri thức khác