Hệ thống hóa kiến thức Hóa 10 Kết nối tri thức Chương 6

Với Hệ thống hóa kiến thức Hóa 10 Chương 6: Tốc độ phản ứng sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ tóm tắt lý thuyết trọng tâm Hóa học 10 Chương 6 để giúp học sinh học tốt môn Hóa học 10.

Hệ thống hóa kiến thức Hóa 10 Kết nối tri thức Chương 6

Quảng cáo

Hệ thống hóa kiến thức:

1. Khái niệm tốc độ phản ứng hóa học

- Tốc độ phản ứng của một phản ứng hóa học là đại lượng đặc trưng cho sự thay đổi nồng độ của chất phản ứng hoặc sản phẩm phản ứng trong một đơn vị thời gian: giây (s), phút (min), giờ (h), ngày (d), …

- Tốc độ phản ứng kí hiệu là v, đơn vị tốc độ phản ứng là (đơn vị nồng độ) (đơn vị thời gian)-1, ví dụ: mol L-1 s-1 hay M s-1.

2. Tốc độ trung bình của phản ứng

- Tốc độ trung bình của phản ứng (v¯) là tốc độ tính trung bình trong một khoảng thời gian phản ứng.

- Cho phản ứng tổng quát: aA + bB dD + eE

Tốc độ phản ứng được tính dựa theo thay đổi nồng độ của một chất bất kì trong phản ứng theo quy ước sau:

v¯=1aΔCAΔt=1bΔCBΔt=1dΔCDΔt=1eΔCEΔt.

Trong đó: CA; CB; CD; CE lần lượt là biến thiên lượng các chất A, B, D, E trong khoảng thời gian Dt.

Quảng cáo


3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng

- Ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ phản ứng:

+ Thông thường, khi nồng độ tăng, tốc độ phản ứng sẽ tăng.

+ Giải thích: Khi nồng độ các chất phản ứng tăng lên, số va chạm giữa các hạt tăng lên, làm số va chạm hiệu quả cũng tăng lên và dẫn tới tốc độ phản ứng tăng.

- Ảnh hưởng của áp suất đến tốc độ phản ứng

+ Việc tăng áp suất hỗn hợp khí cũng tương tự như tăng nồng độ, sẽ làm tốc độ phản ứng tăng.

+ Việc thay đổi áp suất không làm ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng không có chất khí tham gia.

- Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng

+ Khi tăng nhiệt độ, các hạt (phân tử, nguyên tử hoặc ion) sẽ chuyển động nhanh hơn, động năng cao hơn. Khi đó, số va chạm hiệu quả giữa các hạt tăng lên, dẫn đến tốc độ phản ứng tăng.

+ Mối liên hệ của hệ số Van’t Hoff với tốc độ và nhiệt độ như sau:

v1v2=γ(T2T110)

Quảng cáo

Trong đó, v2 và v1 là tốc độ phản ứng ở nhiệt độ T2 và T1 tương ứng.

- Ảnh hưởng của diện tích bề mặt đến tốc độ phản ứng

+ Khi tăng diện tích bề mặt tiếp xúc, số va chạm giữa các chất đầu tăng lên, số va chạm hiệu quả cũng tăng theo, dẫn đến tốc độ phản ứng tăng.

+ Nếu kích thước hạt càng nhỏ thì tổng diện tích bề mặt càng lớn, nên có thể tăng diện tích tiếp xúc bằng cách đập nhỏ hạt.

- Ảnh hưởng của chất xúc tác đến tốc độ phản ứng

+ Chất xúc tác làm tăng tốc độ phản ứng.

+ Sau phản ứng, khối lượng và bản chất của chất xúc tác không đổi, tuy nhiên, kích thước, hình dạng hạt, độ xốp, … có thể thay đổi.

Quảng cáo

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Hóa học lớp 10 Kết nối tri thức hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 10 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên