Bài tập về sự hình thành liên kết sigma, liên kết pi lớp 10 (cách giải + bài tập)

Chuyên đề phương pháp giải bài tập về sự hình thành liên kết sigma, liên kết pi lớp 10 chương trình sách mới hay, chi tiết với bài tập tự luyện đa dạng giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập về sự hình thành liên kết sigma, liên kết pi.

Bài tập về sự hình thành liên kết sigma, liên kết pi lớp 10 (cách giải + bài tập)

Quảng cáo

I. Kiến thức cần nắm vững

Liên kết cộng hóa trị được hình thành khi các orbital nguyên tử của hai nguyên tố xen phủ lẫn nhau. Sự xen phủ này có thể xảy ra theo hai cách là xen phủ trục và xen phủ bên, hình thành nên hai loại liên kết cộng hóa trị tương ứng là liên kết sigma (σ) và liên kết pi (π).

Chú ý: Liên kết cộng hóa trị được hình thành từ cặp electron dùng chung. Để tạo nên một cặp electron chung, hai AO chứa electron độc thân (hoặc giữa 1 AO trống và 1 AO bão hòa electron) cần xen phủ với nhau.

1. Sự hình thành liên kết sigma (σ)

Liên kết sigma (σ) là loại liên kết cộng hóa trị được hình thành do sự xen phủ trục của hai orbital. Vùng xen phủ trục nằm trên đường nối tâm hai nguyên tử.

Quảng cáo

Phần tài liệu này chỉ xét đến sự xen phủ của AO s và AO p.

Xen phủ trục là xen phủ giữa hai AO dọc theo trục nối (trục z) của hai nguyên tử. Có ba khả năng xen phủ trục:

- Xen phủ giữa AO s với AO s:

Bài tập về sự hình thành liên kết sigma, liên kết pi lớp 10 (cách giải + bài tập)

- Xen phủ giữa AO s với AO p:

Bài tập về sự hình thành liên kết sigma, liên kết pi lớp 10 (cách giải + bài tập)

- Xen phủ giữa AO p với AO p:

Bài tập về sự hình thành liên kết sigma, liên kết pi lớp 10 (cách giải + bài tập)

Quảng cáo

2. Sự hình thành liên kết pi (π)

Sự xen phủ, trong đó trục của các orbital tham gia liên kết song song với nhau và vuông góc với đường nối tâm của hai nguyên tử liên kết, được gọi là xen phủ bên. Sự xen phủ bên tạo ra liên kết π (pi).

Bài tập về sự hình thành liên kết sigma, liên kết pi lớp 10 (cách giải + bài tập)

Liên kết pi (π) là loại liên kết cộng hóa trị được hình thành do sự xen phủ bên của hai orbital. Vùng xen phủ nằm hai bên đường nối tâm hai nguyên tử.

Nhận xét:

Các liên kết cộng hóa trị đơn đều là liên kết σ. Trong liên kết s, mật độ xác suất tìm thấy electron lớn nhất dọc theo trục liên kết.

Liên kết đôi gồm một liên kết σ và một liên kết π. Liên kết ba gồm một liên kết σ và hai liên kết π.

Quảng cáo

Liên kết σ bền vững hơn liên kết π bởi vùng xen phủ AO chứa electron chung chắn giữa hai hạt nhân, làm giảm lực đẩy giữa chúng. Để phân tử bền vững thì trong phân tử phải luôn có liên kết σ.

II. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Mô tả sự tạo thành liên kết bằng sự xen phủ các orbital nguyên tử trong

a) phân tử hydrogen (H2).

b) phân tử fluorine (F2).

Hướng dẫn giải

a) Phân tử hydrogen (H2).

Cấu hình electron của nguyên tử H (Z = 1): 1s1.

Cấu hình electron theo ô orbital của H: Bài tập về sự hình thành liên kết sigma, liên kết pi lớp 10 (cách giải + bài tập).

AO 1s của hai nguyên tử H xen phủ với nhau theo trục liên kết, hình thành liên kết σ trong phân tử H2.

Bài tập về sự hình thành liên kết sigma, liên kết pi lớp 10 (cách giải + bài tập)

b) Phân tử fluorine (F2).

Cấu hình electron theo orbital của F (Z = 9): Bài tập về sự hình thành liên kết sigma, liên kết pi lớp 10 (cách giải + bài tập).

AO 2p (còn electron độc thân) của hai nguyên tử F xen phủ với nhau theo trục liên kết (trục z), hình thành liên kết σ trong phân tử F2.

Bài tập về sự hình thành liên kết sigma, liên kết pi lớp 10 (cách giải + bài tập)

Ví dụ 2: Mô tả sự tạo thành liên kết bằng sự xen phủ các orbital nguyên tử trong phân tử hydrogen fluoride (HF).

Hướng dẫn giải

Cấu hình electron theo orbital của H (Z = 1): Bài tập về sự hình thành liên kết sigma, liên kết pi lớp 10 (cách giải + bài tập)

Cấu hình electron theo orbital của F (Z = 9): Bài tập về sự hình thành liên kết sigma, liên kết pi lớp 10 (cách giải + bài tập)

AO 1s của nguyên tử hydrogen (H) xen phủ với AO 2p (orbital còn electron độc thân) của nguyên tử fluorine (F) hình thành liên kết σ trong phân tử hydrogen fluoride (HF).

Bài tập về sự hình thành liên kết sigma, liên kết pi lớp 10 (cách giải + bài tập)

Ví dụ 3: Mô tả sự tạo thành liên kết bằng sự xen phủ các orbital nguyên tử trong phân tử oxygen (O2).

Hướng dẫn giải

Cấu hình electron theo orbital của O (Z = 8): Bài tập về sự hình thành liên kết sigma, liên kết pi lớp 10 (cách giải + bài tập)

Vậy:

Mỗi nguyên tử O dùng một AO 2pz (quy ước lấy trục z làm trục liên kết) để tạo liên kết giữa hai nguyên tử theo kiểu xen phủ trục tạo liên kết σ.

Mỗi nguyên tử O dùng một AO 2py để tạo liên kết giữa hai nguyên tử theo kiểu xen phủ bên tạo liên kết π.

Bài tập về sự hình thành liên kết sigma, liên kết pi lớp 10 (cách giải + bài tập)

Công thức cấu tạo của O2: O=O (liên kết đôi: gồm một liên kết σ và một liên kết π).

III. Bài tập vận dụng

Câu 1. Liên kết cộng hóa trị được hình thành từ cặp electron dùng chung. Để tạo nên một cặp electron chung,

A. hai AO chứa electron độc thân (hoặc giữa 1 AO trống và 1 AO bão hòa electron) cần xen phủ với nhau.

B. hai AO chứa electron bão hòa (hoặc giữa 1 AO trống và 1 AO bão hòa electron) cần xen phủ với nhau.

C. hai AO s chứa electron bão hòa cần xen phủ với nhau.

D. hai AO p chứa electron bão hòa cần xen phủ với nhau.

Câu 2. Liên kết sigma (σ) là loại liên kết cộng hóa trị được hình thành do

A. sự xen phủ bên của hai orbital, vùng xen phủ nằm hai bên đường nối tâm hai nguyên tử.

B. sự xen phủ bên của hai orbital, vùng xen phủ trục nằm trên đường nối tâm hai nguyên tử.

C. sự xen phủ trục của hai orbital, vùng xen phủ nằm hai bên đường nối tâm hai nguyên tử.

D. sự xen phủ trục của hai orbital, vùng xen phủ trục nằm trên đường nối tâm hai nguyên tử.

Câu 3. Nhận xét nào sau đây không đúng khi nói về liên kết pi (π)?

A. Liên kết pi (π) là liên kết ion.

B. Liên kết pi (π) được hình thành do sự xen phủ bên của hai orbital.

C. Vùng xen phủ của hai orbital nằm hai bên đường nối tâm hai nguyên tử.

D. Liên kết pi (π) kém bền hơn liên kết sigma (σ).

Câu 4. Các liên kết cộng hóa trị đơn

A. đều là liên kết σ.

B. đều là liên kết π.

C. có thể là liên kết σ hoặc liên kết π.

D. phần lớn là liên kết σ.

Câu 5. Liên kết đôi gồm

A. hai liên kết σ.

B. hai liên kết π.

C. một liên kết σ và hai liên kết π.

D. một liên kết σ và một liên kết π.

Câu 6. Phân tử nào dưới đây có chứa liên kết ba?

A. Cl2.

B. HCl.

C. O2.

D. N2.

Câu 7. Sự xen phủ có sự tham gia của orbital nào luôn là xen phủ trục?

A. Orbital s.

B. Orbital p.

C. Orbital d.

D. Orbital f.

Câu 8. Vùng xen phủ giữa các orbital càng lớn thì

A. liên kết càng bền.

B. liên kết càng kém bền.

C. liên kết tạo thành thường là liên kết σ.

D. liên kết tạo thành thường là liên kết π.

Câu 9. Khi hình thành phân tử giữa hai nguyên tử, vị trí của các AO như sau:

Bài tập về sự hình thành liên kết sigma, liên kết pi lớp 10 (cách giải + bài tập)

Sự xen phủ giữa hai orbital p trong trường hợp nào sẽ tạo thành liên kết σ? Trong trường hợp nào sẽ tạo thành liên kết π?

A. Hai AO pz xen phủ với nhau tạo liên kết π; hai AO px hoặc hai AO py xen phủ với nhau tạo liên kết σ.

B. Hai AO pz xen phủ với nhau tạo liên kết σ; hai AO px hoặc hai AO py xen phủ với nhau tạo liên kết π.

C. Hai AO px xen phủ với nhau tạo liên kết σ; hai AO py hoặc hai AO pz xen phủ với nhau tạo liên kết π.

D. Hai AO px xen phủ với nhau tạo liên kết π; hai AO py hoặc hai AO pz xen phủ với nhau tạo liên kết σ.

Câu 10. Liên kết trong phân tử H2 tạo ra là do

A. sự xen phủ của AO 2s và AO 2p.

B. sự xen phủ của AO 1s và AO 2p.

C. sự xen phủ giữa hai AO p (trục z).

D. sự xen phủ giữa hai AO 1s.

Câu 11. Liên kết σ trong phân tử Cl2 được tạo ra do

A. sự xen phủ giữa hai AO 3s.

B. sự xen phủ giữa hai AO 3p (trục z).

C. sự xen phủ giữa hai AO 3p (trục y).

D. sự xen phủ giữa AO 3s và AO 3p.

Câu 12. Liên kết σ trong phân tử HF tạo thành do

A. sự xen phủ của AO 1s của H và hai AO 2p của F.

B. sự xen phủ của AO 1s của H và AO 1s của F.

C. sự xen phủ của AO 1s của H và AO 2p của F.

D. sự xen phủ của AO 1s của H và AO 2s của F.

Câu 13. Các liên kết trong phân tử nitrogen (N2) được tạo thành là do sự xen phủ của

A. các orbital s với nhau và các orbital p với nhau.

B. 3 orbital p với nhau.

C. 1 orbital s và 2 orbital p với nhau.

D. 3 orbital p giống nhau về hình dạng và kích thước nhưng khác nhau về định hướng không gian với nhau.

Câu 14. Trong phân tử: CHCl=CHCl, số liên kết σ và liên kết π lần lượt là

A. 2 và 3.

B. 4 và 1.

C. 5 và 1.

D. 3 và 3.

Câu 15. Số liên kết σ và liên kết π trong phân tử C2H2 lần lượt là

A. 1 và 2.

B. 2 và 2.

C. 4 và 1.

D. 3 và 2.

Xem thêm các dạng bài tập Hóa học 10 hay, chi tiết khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên