Cách giải bài tập Mối quan hệ giữa cấu hình e và vị trí, cấu tạo (hay, chi tiết)
Bài viết Cách giải bài tập Mối quan hệ giữa cấu hình e và vị trí, cấu tạo với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Mối quan hệ giữa cấu hình e và vị trí, cấu tạo.
Cách giải bài tập Mối quan hệ giữa cấu hình e và vị trí, cấu tạo (hay, chi tiết)
A. Phương pháp & Ví dụ
Lý thuyết và Phương pháp giải
Cần nhớ :
- Số thứ tự ô nguyên tố = tổng số e của nguyên tử.
- Số thứ tự chu kì = số lớp e.
- Số thứ tự nhóm:
+ Nếu cấu hình e lớp ngoài cùng có dạng nsanpb (a = 1 → 2 và b = 0 → 6): Nguyên tố thuộc nhóm (a + b)A.
+ Nếu cấu hình e kết thúc ở dạng (n - 1)dxnsy(x = 1 → 10; y = 1 → 2): Nguyên tố thuộc nhóm B:
* Nhóm (x + y)B nếu 3 ≤ (x + y) ≤ 7.
* Nhóm VIIIB nếu 8 ≤ (x + y) ≤ 10.
* Nhóm (x + y - 10)B nếu 10 < (x + y).
Ví dụ minh họa
Ví dụ 1. Xác định vị trí (số thứ tự, chu kỳ, nhóm, phân nhóm) các nguyên tố sau đây trong bảng tuần hoàn, cho biết cấu hình electron của nguyên tử các nguyên tố đó như sau:
1. 1s22s22p63s23p64s2 2. 1s22s22p63s23p63d54s2
Lời giải:
1. Số thứ tự 20, chu kì 4, nhóm IIA.
2. Số thứ tự 25, chu kì 4, nhóm VIIB.
Ví dụ 2. Giả sử nguyên tố M ở ô số 19 trong bảng tuần hoàn chưa được tìm ra và ô này vẫn còn được bỏ trống. Hãy dự đoán những đặc điểm sau về nguyên tố đó:
a. Tính chất đặc trưng.
b. Công thức oxit. Oxit đó là acidic oxide hay basic oxide?
Lời giải:
a, Cấu hình electron của nguyên tố đó là: 1s22s22p63s23p64s1
⇒ Electron lớp ngoài cùng là 1 nên tính chất đặc trưng của M là tính kim loại.
b, Nguyên tố đó nằm ở nhóm IA nên công thức oxit là M2O. Đây là một basic oxide.
Ví dụ 3. Ion M3+có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p63d5.
a, Xác định vị trí (số thứ tự, chu kỳ, nhóm) của M trong bảng tuần hoàn. Cho biết M là kim loại gì?
b, Trong điều kiện không có không khí, cho M cháy trong khí Cl2 thu được một chất A và nung hỗn hợp bột (M và S) được một hợp chất B. Bằng các phản ứng hóa học, hãy nhận biết thành phần và hóa trị của các nguyên tố trong A và B.
Lời giải:
a, Tổng số electron của nguyên tử M là 26. Số thứ tự 26, chu kì 4, nhóm VIIIB. M là Fe.
b, Fe cháy trong khí clo:
2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3
Hòa tan sản phẩm thu được vào nước thu được dung dịch. Lấy vài ml dung dịch cho tác dụng với dung dịch AgNO3, có kết tủa trắng chứng tỏ có gốc clorua:
FeCl3 + 3AgNO3 → Fe(NO3 ) 3 + 3AgCl
Lặp lại thí nghiệm với dung dịch NaOH, có kết tủa nâu đỏ chứng tỏ có Fe(III):
FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH) 3 + 3NaCl
- Nung hỗn hợp bột Fe và bột S:
Fe + S → FeS
Cho B vào dung dịch H2 SO4 loãng, có khí mùi trứng thối bay ra chứng tỏ có gốc sunfua:
FeS + H2 SO4 → FeSO4 + H2 S (trứng thối)
Nhỏ dung dịch NaOH vào dung dịch thu được, có kết tủa trắng xanh chứng tỏ có Fe(II):
FeSO4 + 2NaOH → Na2 SO4 + Fe(OH) 2 (trắng xanh)
Ví dụ 4. Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử X là 3s2. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố X là
A. 12. B. 13. C. 11. D. 14.
Lời giải:
Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử X là 3s2
Cấu hình e của X là: 1s22s22p63s2
X có 12 e nên có 12 p nên số hiệu nguyên tử của nguyên tố X là 12.
⇒ Chọn A
Ví dụ 5. Cho biết tổng số electron trong anion AB32-là 42. Trong các hạt nhân A và B đều có số proton bằng số neutron.
a. Tìm số khối của A và B
b. Cho biết vị trí của A, B trong bảng tuần hoàn
Lời giải:
a. Gọi số hạt proton của A là P và của B là P’, ta có:
P + 3P’ = 42 - 2. Ta thấy 3P’ < P + 3P’ = 40 nên P’ < 30/3= 13,3.
Do B tạo được anion nên B là phi kim. Mặt khác P’ < 13,3 nên B chỉ có thể là nitơ, oxi hay flo.
Nếu B là nitơ (P’ = 7) → P = 19 (K). Anion là KN32- -: loại
Nếu B là oxi (P’ = 8) → P = 16 (S). Anion là SO32- -: thỏa mãn
Nếu B là flo (P’ = 9) → P = 13 (Al). Anion là AF32- -: loại
Vậy A là lưu huỳnh, B là oxi.
b. O (P’ = 8) : 1s22s22p4 ⇒ ô số 8, chu kỳ 2, nhóm VIA.
S (P = 16) : 1s22s22p63s23p4 ⇒ ô số 16, chu kỳ 3, nhóm VIA.
Ví dụ 6. Nguyên tử R tạo được Cation R+. Cấu hình e của R+ở trạng thái cơ bản là 3p6. Tổng số hạt mang điện trong R là.
A.18 B.22 C.38 D.19
Lời giải:
Cấu hình của R+là 3p6
⇒ R sẽ là 3p64s1
⇒ R có cấu hình đầy đủ là 1s22s22p63s23p64s1
⇒ Tổng hạt mang điện trong R là ( p + e ) = 38
⇒ Chọn C
Ví dụ 7. Một hợp chất có công thức XY2 trong đó X chiếm 50% về khối lượng. Trong hạt nhân của X và Y đều có số proton bằng số neutron. Tổng số proton trong phân tử XY2 là 32.
a. Viết cấu hình electron của X và Y.
b. Xác định vị trí của X và Y trong bảng tuần hoàn.
Lời giải:
a. Gọi số hạt prroton, neutron, electron của nguyên tử X là P, N, E và của Y là P’, N’, E’.
Theo bài: P = N = E và P’ = N’ = E’ ⇒ Mx = 2P, My = 2P’
Trong hợp chất XY2, X chiếm 50% về khối lượng nên:
Mx /(2. My )= 50/50 =1 ⇒ 2P /2.2P’ =1 ⇒ P = 2P’.
Tổng số proton trong phân tử XY2 là 32 nên P + 2P’ = 32.
⇒ P = 16 (S) và P’ = 8 (O). ⇒ Hợp chất cần tìm là SO2.
Cấu hình electron của S: 1s22s22p63s23p4 và của O: 1s22s22p4
b. Lưu huỳnh ở ô số 16, chu kỳ 3, nhóm VIA.
Oxi ở ô số 8, chu kỳ 2, nhóm VIA.
Ví dụ 8. Cho biết cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố (thuộc chu kỳ 3) A, M, X lần lượt là ns1, ns2np1, ns2np5. Xác định vị trí của A, M, X trong bảng tuần hoàn và cho biết tên của chúng.
Lời giải:
A, M, X thuộc chu kỳ 3 nên n = 3.
Cấu hình electron, vị trí và tên nguyên tố:
A: 1s22s22p63s1(ô số 11, nhóm IA), A là kim loại Na.
M: 1s22s22p63s23p1(ô số 13, nhóm IIIA), M là kim loại Al.
X: 1s22s22p63s23p5(ô số 17, nhóm VIIA), X là phi kim Cl.
B. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1. Cho các nguyên tố có cấu hình electron như sau:
1s22s22p2, 1s22s22p5, 1s22s22p63s23p6, 1s22s22p63s1
a) Xác định số electron hóa trị của từng nguyên tử.
b) Xác định vị trí của chúng (chu kì, nhóm, phân nhóm trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học).
Lời giải:
Đáp án:
a) Xác định số electron hóa trị:
1s22s22p2: có 4 electron hóa trị.
1s22s22p5: có 7 electron hóa trị.
1s22s22p63s23p6: có 8 electron hóa trị.
1s22s22p63s1: có 1 electron hóa trị.
b) Xác định vị trí của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn:
1s22s22p2: Nguyên tố thuộc chu kì 2, nhóm IVA
1s22s22p5: Nguyên tố thuộc chu kì 2, nhóm VIIA
1s22s22p63s23p6: Nguyên tố thuộc chu kì 3, nhóm VIIIA
1s22s22p63s1: Nguyên tố thuộc chu kì 3, nhóm IA
Câu 2. Cho các hạt vi mô X+, Y- , Z2- và Q có cấu hình electron: ls22s22p6. Xác định vị trí các nguyên tố X, Y, Z và Q trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
Lời giải:
Đáp án:
- Nguyên tố Q cấu hình electron: ls22s22p6 nên Z = 10 là nguyên tố khí hiếm thuộc ô thứ 10, chu kì 2 nhóm VIIIA.
- Cation X+ hình thành do: X → X+ + 1e nên Z = 11; X có cấu electron: ls22s22p63s1. Vậy X ở ô thứ 11, chu kì 3 nhóm IA.
- Anion Y- hình thành do: Y + 1e → Y- nên Z = 9; Y có cấu hình electron: ls22s22p6. Vậy Y ở ô thứ 9, chu kì 2 nhóm VIIA.
- Anion Z2- hình thành do: Z + 2e → Z2- nên Z = 8. Z có cấu hình electron: ls22s22p4. Vậy Z ở ô thứ 8, chukì 2 nhóm VIA.
Câu 3. Một nguyên tố ở chu kì 2, nhóm VA trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Hỏi:
a. Nguyên tử của nguyên tố đó có bao nhiên electron ở lớp ngoài cùng?
b. Các electron ngoài cùng nằm ở lớp thứ mấy?
c. Viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố trên?
Lời giải:
Đáp án:
a) Vì thuộc nhóm VA nên nguyên tố có 5 electron ở lớp ngoài cùng.
b) Vì thuộc chu kì 2 nên các electron ngoài cùng nằm ở lớp thứ hai.
c) Cấu hình electron: 1s22s22p3
Câu 4. Xác định vị trí của nguyên tố có Z = 20 và nguyên tố có Z = 29.
Lời giải:
Đáp án:
- Với nguyên tố có Z = 20 thì cấu hình electron: 1s22s22p63s23p64s2 trong bảng tuần hoàn nguyên tố đó ở
+) Ô thứ 20.
+) Chu kì 4: vì có 4 lớp electron.
+) Nhóm IIA vì có 2 electron cuối cùng chiếm obitan 4s2 ở lớp ngoài cùng.
- Với nguyên tố có Z = 29 thì cấu hình electron: 1s22s22p63s23p63d104s1 trong bảng tuần hoàn nguyên tố đó ở.
+) Ô thứ 29.
+) Chu kì 4 vì có 4 lớp electron.
+) Nhóm IB vì có electron ứng với mức năng lượng cao nhất chiếm obitan 3d; tổng số electron ở (n - l)d và ns là 11 nên thuộc nhóm 11 - 10 = 1.
Câu 5. Biết nguyên tố R thuộc chu kì 2 nhóm VA của bảng tuần hoàn. Hãy viết cấu hình electron của nguyên tử R.
Lời giải:
Đáp án:
E thuộc chu kì 2 ⇒ Có 2 lớp electron. R thuộc nhóm VA ⇒ Có 5 electron lớp ngoài cùng ⇒ Cấu hình electron của R: ls32s22p3.
Câu 6. Một nguyên tố có cấu hình electron nguyên tử như sau:
1s22s22p4; 1s22s22p3;
1s22s22p63s23p1; 1s22s22p63s23p5.
a) Hãy xác định số electron hóa trị của từng nguyên tố.
b) Hãy xác định vị trí của chúng (chu kì, nhóm) trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
Lời giải:
Đáp án:
a) số electron hóa trị của từng nguyên tố:
+) 1s2 2s2 2p4: Có 6 electron hóa trị.
+) 1s2 2s2 2p3: Có 5 electron hóa tri
+) 1s2 2s2 2p6 3s2 3p1: Có 3 electron hóa trị
+) 1s2 2s2 2p6 3s2 3p5: Có 7 electron hóa trị
b) Ví trí (chu kỳ, nhóm) cửa các nguyên tố:
Dựa vào cấu hình electron của nguyên tử cho biết:
Số lớp electron suy ra số thứ tự của chu kì.
Các electron lớp ngoài cùng là electron s và electron p nên chúng đều là nguyên tố p, do vậy chúng thuộc nhóm A, vì thế số electron ngoài cùng cho biết số thứ tự của nhóm.
+) 1s2 2s2 2p4: Thuộc chu kì 2, nhóm VIA.
+) 1s2 2s2 2p3: Thuộc chu kì 2, nhóm VA.
+) 1s2 2s2 2p6 3s2 3p1: Thuộc chu kì , nhóm IIIA
+) 1s2 2s2 2p6 3s2 3p5: Thuộc chu kì 3, nhóm VIIA
Câu 7. Nguyên tử X, anion Y-, cation Z- đều có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là 4s24p6. Cho biết vị trí (chu kì, nhóm) và tính chất (phi kim hay kim loại) của X, Y, Z trong bảng hệ thống tuần hoàn.
Lời giải:
Đáp án:
Từ cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là 4s24p6 suy ra cấu hình electron đầy đủ là: ls22s22p63s23p63d104s24p6.
+) Nguyên tố X: ls22s22p63s23p63d104s24p6.
Thuộc chu kì 4, nhóm VIIIA; có 8e lớp ngoài cùng X là khí hiếm.
+) Nguyên tố Y: Từ Y + 1e = Y-
Nên cấu hình của Y là: ls22p22p63s23p63d104s24p6, thuộc chu kì 4, nhóm VIIA; có 7e lớp ngoài cùng ⇒ Y là phi kim.
+) Nguyên tố Z: Từ z = z+ + le
Nên cấu hình của z là: 1s22s22p63s23p63d104s24p65s1, thuộc chu kì 5, nhóm IA; có 1e lớp ngoài cùng z là kim loại.
Câu 8. Cation (ion dương) X+ có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 2p6.
a) Viết cấu hình electron và sự phân bố electron theo obitan của nguyên tố X.
b) Cho biết vị trí của X.
Lời giải:
Đáp án:
a) Viết cấu hình electron và sự phân bố electron vào obitan.
Vì cation X+ là do nguyên tử X mất đi 1 electron nên cấu hình electron của X: 1s22s22p62s2 3s1 và sự phân bố các obitan như sau:
b) X thuộc chu kì 3 vì có 3 lớp electron.
X thuộc nhóm IA vì có 1 electron ở lớp ngoài cùng.
X thuộc ô 11 vì có tổng điện tích 11.
C. Bài tập tự luyện
Câu 1: Cation R+ có cấu hình electron 1s22s22p63s23p6. Vị trí của nguyên tố R trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học là
A. chu kì 3, nhóm VIIIA.
B. chu kì 4, nhóm IIA.
C. chu kì 3, nhóm VIIA.
D. chu kì 4, nhóm IA.
Câu 2: Cation X3+ và anion Y2− đều có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 2p6. Vị trí của X và Y trong bảng tuần hoàn lần lượt là
A. X ở chu kì 2, nhóm IIIA và Y ở chu kì 2, nhóm IVA.
B. X ở chu kì 3, nhóm IIA và Y ở chu kì 3, nhóm VIA.
C. X ở chu kì 2, nhóm IIA và Y ở chu kì 3, nhóm VIA.
D. X ở chu kì 3, nhóm IIIA và Y ở chu kì 2, nhóm VIA.
Câu 3: Cho cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố X, Y, Z, T lần lượt là
X: [Ar]3d104s2; Y: [Ar]3d64s2; Z: [Ar]3d84s2; T: [Kr]5s2.
Những nguyên tố thuộc cùng một nhóm là
A. X và T.
B. Y và Z.
C. X, Y và Z.
D. X, Y, Z và T.
Câu 4: Cho nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron ở trạng thái cơ bản là [Ar]3d104s2. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về X?
A. X là nguyên tố thuộc chu kì 4.
B. X là kim loại chuyển tiếp.
C. Ion X2+ có 10 electron ở lớp ngoài cùng.
D. X thuộc nhóm IIB.
Câu 5: Cho 3 nguyên tố A, M, X có cấu hình electron lớp ngoài cùng (n = 3) tương ứng là ns1, ns2np1, ns2np5. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. A, M, X lần lượt ở các ô thứ 11, 13, 17 của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
B. A, M, X thuộc nhóm IA, IIIA, VIIA.
C. A, M, X đều thuộc chu kì 3.
D. Trong 3 nguyên tố, chỉ có X là nguyên tố kim loại.
Xem thêm các dạng bài tập Hóa học lớp 10 có trong đề thi Tốt nghiệp THPT khác:
Dạng 1: Xác định tên nguyên tố khi biết thành phần nguyên tố trong hợp chất
Dạng 3: Bài tập về sự biến thiên tính chất của các nguyên tố hóa học
Dạng 4: Xác định nguyên tố thuộc 2 nhóm A liên tiếp trong Bảng HTTH
Tổng hợp: Xác định tên nguyên tố dựa vào đặc điểm chu kì, nhóm
Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Lớp 10 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 10 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - KNTT
- Giải sgk Toán 10 - KNTT
- Giải sgk Vật lí 10 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 10 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 10 - KNTT
- Giải sgk Địa lí 10 - KNTT
- Giải sgk Lịch sử 10 - KNTT
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - KNTT
- Giải sgk Tin học 10 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 10 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - KNTT
- Lớp 10 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 10 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - CTST
- Giải Toán 10 - CTST
- Giải sgk Vật lí 10 - CTST
- Giải sgk Hóa học 10 - CTST
- Giải sgk Sinh học 10 - CTST
- Giải sgk Địa lí 10 - CTST
- Giải sgk Lịch sử 10 - CTST
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - CTST
- Lớp 10 - Cánh diều
- Soạn văn 10 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 10 - Cánh diều
- Giải sgk Vật lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Địa lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch sử 10 - Cánh diều
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - Cánh diều