Các dạng bài toán cho H+ vào muối carbonate và ngược lại hay nhất



Với Các dạng bài toán cho H+ vào muối carbonate và ngược lại hay nhất sẽ giúp học sinh nắm vững lý thuyết, biết cách làm bài tập từ đó có kế hoạch ôn tập hiệu quả để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Hóa 11.

Các dạng bài toán cho H+ vào muối carbonate và ngược lại hay nhất

Các dạng bài toán cho H+ vào muối carbonate và ngược lại hay nhất

I. Lý thuyết và phương pháp giải

1. Nhỏ từ từ dung dịch H+ vào dung dịch gồm CO32-  và HCO3- 

Đầu tiên CO32- sẽ phản ứng với H+ trước:

CO32- + H+ → HCO3-                 (1)

Hết CO32- thì HCO3- mới phản ứng với H+

HCO3- +  H+ → CO2 + H2O      (2)

Chú ý: 

+ Nếu nCO32- < nH+ < 2nCO32-  + nHCO3- thì phản ứng (1) xảy ra hoàn toàn, phản ứng (2) xảy ra một phần, ta có:  nH= nCO32- + nCO2 

  + Nếu nHCl < nCO32- thì phản ứng (1) xảy ra một phần, H+ hết  và không thoát ra khí CO2.

+ Nếu nHCl < nCO32- + nHCO3-  thì phản ứng (1) và (2) xảy ra hoàn toàn, H+ dư.

2. Nhỏ từ từ dung dịch gồm CO32-  và HCO3- vào dung dịch H+

Khi nhỏ từ từ dung dịch gồm CO32-  và HCO3- vào dung dịch H+ thì cả hai CO32-  và HCO3- đồng thời phản ứng với H+ theo đúng tỉ lệ mol

H+ HCO3- → CO2↑ + H2O

2H+ CO32- → CO2↑ + H2O

Phương pháp giải

+ Đặt ẩn số mol HCO3- và CO32-  phản ứng lần lượt là a, b.

+ Biểu diễn hai ẩn theo số mol H+ và số mol khí CO2 thoát ra

Các dạng bài toán cho H+ vào muối carbonate và ngược lại hay nhất

3. Hòa tan muối carbonate hoặc muối hydrocarbon?t bằng axit loãng

Phương trình:

H+ HCO3- → CO2↑ + H2O

2H+ CO32- → CO2↑ + H2O

Từ phương trình ta thấy:

nCO2 = nHCO3- = nCO32-

nH+ = nHCO3- = 2nCO32-

II. Ví dụ minh họa

Câu 1: Nhỏ từ từ từng giọt đến hết 30ml dung dịch HCl 1M vào 100ml dung dịch hỗn hợp gồm Na2CO3 0,2 M và NaHCO3 0,3M. Sau phản ứng thu được số mol CO2 là:

A. 0,01mol

B. 0,015 mol

C. 0,03 mol

D. 0,02 mol

Hướng dẫn

Ta có : nHCl = 0,03mol; nNa2CO3 = 0,02mol; nNaHCO3 = 0,03mol

Đầu tiên CO32- sẽ phản ứng với H+ trước:

CO32- +  H→ HCO3- (1)

Hết CO32- thì HCO3- mới phản ứng với H+

HCO3 + H+  → CO2 + H2O (2)

Nhận thấy: nNa2CO3 < nHCl < 2nNa2CO3 + nNaHCO3 nên phản ứng (1) xảy ra hoàn toàn, phản ứng (2) xảy ra một phần

Ta có: nH+ = nCO32- + nCO2

⇒ nCO2 = nHCl - nNa2CO3 = 0,03 - 0,02 = 0,01 mol

Đáp án A

Câu 2: Nhỏ từ từ 200ml dung dịch X ( K2CO3 1M và NaHCO3 0,5 M) vào 200ml dung dịch HCl 2M thì thể tích khí CO2 thu được (đktc) là:

A.4,48 lít

B. 8,96 lít

C. 5,376 lít

D. 4,48 lít

Hướng dẫn

Ta có: nK2CO3 = 0,2 mol; nNaHCO3 = 0,1 mol; nHCl = 0,4 mol

Phương trình phản ứng

H+ + HCO3- → CO2↑ + H2O

2H+ + CO32- → CO2↑ + H2O

Tỉ lệ Các dạng bài toán cho H+ vào muối carbonate và ngược lại hay nhất= 2 nên gọi nNaHCO3pu = a ⇒  nK2CO3 = 2a mol

nH+ = nNaHCO3 + 2nK2CO3

⇒ 0,4 = a + 2.2a

⇒ a = 0,08 mol

⇒ nCO2 = nNaHCO3pu + nK2CO3 = 3a = 0,24 mol

⇒ VCO2 = 5,376 lít

Đáp án C

Câu 3: Cho 34,4 gam hỗn hợp Na2CO3, K2CO3, CaCO3 phản ứng với dung dịch HCl dư thu được dung dịch X và 6,72 lít CO2 (đktc). Cô cạn X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:

A.37,7 gam

B. 33,7 gam

C. 27,7 gam

D. 35,5 gam

Hướng dẫn

Phương trình hóa học

2H+ + CO32- → CO2 + H2O

 nCO2 = 0,3 mol

⇒ nHCl = 2nCO2 = 0,06 mol; nH2O = nCO2 = 0,3 mol

Bảo toàn khối lượng cho phương trình ta được

mhh + mHCl = mm + mCO2  + mH2O

34,4 + 0,6.36,5 = mm + 0,3.44 + 0,13.18

⇒ mm = 37,7

Đáp án A

Các dạng bài toán cho H+ vào muối carbonate và ngược lại hay nhất

III. Bài tập tự luyện

Câu 1: Dung dịch X chứa hỗn hợp gồm Na2CO3 1,5M và KHCO3 1M. Nhỏ từ từ 200 ml dung dịch HCl 1M vào 100 ml dung dịch X sinh ra V lít khí ở đktc. Giá trị của V là: 

A. 4,48 

B. 1,12 

C. 2,24 

D. 3,36

Câu 2: Nhỏ từ từ dd H2SO4 loãng vào dd X chứa 0,1 mol Na2CO3 và 0,2 mol NaHCO3 , thu được dd Y và 4,48 lít khí CO2 (đktc). Tính khối lượng kết tủa thu được khí cho dd Ba(OH)2 dư vào dd Y? 

A. 54,65 gam 

B. 46,60 gam 

C. 19,70 gam 

D. 66,30 gam

Câu 3: Hai cốc đựng dung dịch HCl đặt trên hai đĩa cân A, B . Cân ở trạng thái cân bằng. Cho 10 gam CaCO3 vào cốc A và 8,221 gam M2CO3 vào cốc B . Sau khi hai muối đã tan hết, cân trở lại vị trí cân bằng. Kim loại M là: 

A. Li. 

B. K. 

C. Na. 

D. Rb

Câu 4: Cho từ từ 150ml dung dịch HCl 1M vào 500ml dung dịch A gồm Na2CO3 và KHCO3 thì thu được 1,008 lít khí (đktc) và dung dịch Y. Cho dung dịch tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư thì thu được 29,55g kết tủa. Nồng độ của Na2CO3 và KHCO3 trong dung dịch lần lượt là: 

A. 0,2 và 0,4M 

B. 0,18 và 0,26M 

C. 0,21 và 0,37M 

D. 0,21 và 0,18

Câu 5: Nhỏ từ từ từng giọt cho đến hết 550 ml dung dịch HCl 1M vào 100 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm Na2CO3 2M  và KHCO3 2M sinh ra số mol CO2 là:

A. 0,12.

B. 0,35.

C. 0,20.

D. 0,18.

Câu 6: Nhỏ từ từ từng giọt dung dịch X chứa 0,3 mol K2CO3 và 0,6 mol NaHCO3 vào 500 ml dung dịch HC1 2M cho đến khi không còn khí thoát ra thì ngừng lại. Số mol  khí CO2 sinh ra là:

A 0,750

B. 0,292.

C. 0,420.

D. 0,315.

Câu 7: Nhỏ từ từ từng giọt dung dịch X chứa 0,2 mol Na2CO3 và 0,6 mol KHCO3 vào 400 ml dung dịch HC1 2M cho đến khi không còn khí thoát ra thì ngừng lại. Thể tích khí CO (đktc) thoát ra là:

A. 14,336 lít

B. 10,08 lít

C. 9,408 lít

D. 7,84 lít

Câu 8: Cho 18,8 (g) hỗn hợp 2 muối carbonate và hydrocarbon?t của một kim loại kiềm , tác dụng với lượng dư dung dịch H2SO4 sau phản ứng thu được 3,36 lít khí (đktc). Xác định kim loại kiềm. 

A. Li 

B. Rb 

C. K 

D. Na

Câu 9: Thêm từ từ từng giọt 100 ml dung dịch chứa Na2CO3 1,2M và NaHCO3 0,6M vào 200 ml dung dịch HCl 1 M. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X. Cho dung dịch BaCl2 đến dư vào X thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là: 

A. 9,85 

B. 7,88 

C. 23,64 

D.11,82

Câu 10: Dung dịch X chứa hỗn hợp gồm Na2CO3 1,5M và KHCO3 1M. Nhỏ từ từ từng giọt và khuấy đều cho đến hết 350 ml dung dịch HCl 1M vào 100 ml dung dịch X, sinh ra V lít khí ( ở đktc). Giá trị của V là: 

A. 3,36. 

B. 1,12. 

C. 4,48. 

D. 2,24

Câu 11: Thêm từ từ 100 ml dung dịch HCl 0,5M vào 200 ml dung dịch Na2CO3 0,2M, thu được dung dịch X và V lít khí CO2 (đktc). Cho X tác dụng dung dịch Ba(OH)dư thu được m gam kết tủa. Giá trị của V và m lần lượt là:
A. 0,224 lít và 7,88 gam.
B. 0,560 lít và 7,88 gam.
C. 0,56 lít và 4,925 gam.
D. 0,224 lít và 5,91 gam.

Đáp án tham khảo

1.B

2. A

3. B

4. D

5. B

6. A

7. A

8. C

9. B

10. C

11. D


Xem thêm các dạng bài tập Hóa học lớp 11 có trong đề thi Tốt nghiệp THPT khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


nhom-cacbon-silic.jsp


Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên