Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều Bài 6: Tính chất và sự chuyển thể của chất
Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều Bài 6: Tính chất và sự chuyển thể của chất
Video Giải KHTN 6 Bài 6: Tính chất và sự chuyển thể của chất - Cánh diều - Cô Phạm Thu Huyền (Giáo viên VietJack)
Với giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 6: Tính chất và sự chuyển thể của chất sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn giúp học sinh dễ dàng làm bài tập KHTN 6 Bài 6.
Mở đầu trang 33 KHTN lớp 6: Có ba bình: một bình chứa nước, một bình chứa rượu uống ....
Luyện tập 1 trang 33 KHTN lớp 6: Hãy kể tên một số tính chất vật lí khác của chất mà em biết ....
Hình thành kiến thức, kĩ năng 5 trang 35 KHTN lớp 6: Sự nóng chảy là gì, sự đông đặc là gi ....
Vận dụng 1 trang 35 KHTN lớp 6: Vì sao cần bảo quản những chiếc kem trong ngăn đá của tủ lạnh ....
Vận dụng 2 trang 36 KHTN lớp 6: Trong sản xuất muối từ nước biển, quá trình chuyển thể nào ....
Hình thành kiến thức, kĩ năng 6 trang 36 KHTN lớp 6: Sự bay hơi và sự sôi khác nhau ở điểm nào ....
Bên cạnh đó là Giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 6 Bài 6 sách Cánh diều chi tiết:
Bài giảng: Bài 6: Tính chất và sự chuyển thể của chất - Cô Nguyễn Thị Thu (Giáo viên VietJack)
Xem thêm các bài giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Lý thuyết KHTN 6 Bài 6: Tính chất và sự chuyển thể của chất (hay, chi tiết)
I. Tính chất của chất
- Để nhận ra chất hoặc phân biệt chất này với chất khác ta dựa vào tính chất của chúng.
- Tính chất của chất bao gồm: tính chất vật lí và tính chất hóa học.
+ Một số tính chất vật lí của chất: thể, màu sắc, mùi vị, khối lượng, thể tích, tính tan, tính dẻo, tính cứng, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, nhiệt độ sôi …
Ví dụ: Đồng có một số tính chất vật lí sau: thể rắn, màu đỏ, có ánh kim, dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt…
+ Tính chất hóa học là khả năng chất bị biến đổi thành chất khác.
Ví dụ: Khả năng cháy, khả năng bị phân hủy, khả năng tác dụng được với chất khác (như nước, acid, oxyen…)
II – Sự chuyển thể của chất
1. Sự nóng chảy và sự đông đặc
- Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng được gọi là sự nóng chảy.
Ví dụ: Những viên nước đá bị tan thành nước khi để ở nhiệt độ phòng và tan nhanh hơn khi đun nóng.
- Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn được gọi là sự đông đặc.
Ví dụ: Khi nước được đưa vào ngăn làm đá của tủ lạnh, nước chuyển thành nước đá.
Hình 6.5. Sự chuyển thể từ thể rắn sang thể lỏng và ngược lại.
2. Sự bay hơi và ngưng tụ
- Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi (khí) được gọi là sự bay hơi.
Ví dụ: Sau trận mưa các vũng nước trên đường sẽ dần biến mất, đó là do một phần nước đã chuyển thành hơi nước.
- Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng được gọi là sự ngưng tụ.
Ví dụ: Mặt ngoài cốc nước đá có những giọt nước đọng, đó là do hơi nước trong không khí gặp lạnh, chuyển thành nước.
- Sự chuyển từ thể lỏng sang thể khí (hơi) và ngược lại còn được biểu diễn bằng sơ đồ sau:
3. Sự sôi
- Sự sôi là là sự hóa hơi xảy ra trên bề mặt và cả trong lòng khối chất lỏng.
Ví dụ: Khi đun nước, nhiệt độ nước tăng dần, hơi nước bốc lên càng nhiều, ở đáy cốc xuất hiện các bọt khí. Nhiệt độ càng tăng bọt khí xuất hiện càng nhiều và nổi dần lên, càng đi lên càng to ra. Đến khi nước đạt một nhiệt độ xác định, các bọt khí lên đến mặt nước sẽ vỡ, làm mặt nước xao động mạnh. Khi đó nước đã sôi.
- Chú ý:
Sự sôi là sự bay hơi đặc biệt. Dưới đây là bảng so sánh giữa sự sôi và sự bay hơi:
Sự sôi |
Sự bay hơi |
- Xảy ra cả trong lòng và trên bề mặt chất lỏng - Sự sôi diễn ra ở nhiệt độ xác định |
- Xảy ra trên bề mặt chất lỏng - Bay hơi ở mọi nhiệt độ |
III – Tổng kết
- Một số tính chất vật lí của chất: thể (rắn, lỏng, khí), màu sắc, mùi vị, tính tan, thể tích, khối lượng, tính dẻo, tính cứng, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, nhiệt độ sôi …
- Một số tính chất hóa học của chất: khả năng cháy, khả năng phân hủy, khả năng tác dụng dược với chất khác.
- Sự chuyển thể từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy. Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc.
- Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi được gọi là sự bay hơi. Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng được gọi là sự ngưng tụ.
- Sự hơi là sự bay hơi đặc biệt. Trong suốt thời gian sôi, nước vừa bay hơi tạo thành các bọt khí, vừa bay hơi trên mặt thoáng, đồng thời nhiệt độ của nước không thay đổi. Đối với một số chất lỏng khác, sự sôi cũng diễn ra tương tự.
Trắc nghiệm KHTN 6 Bài 6: Tính chất và sự chuyển thể của chất (có đáp án)
Câu 1: Quá trình nào sau đây thể hiện tính chất hóa học?
A. Hòa tan muối vào nước.
B. Đun nóng sôi nước.
C. Đun nóng đường ở thể rắn để chuyển sang đường ở thể lỏng
D. Gỗ cháy thành than.
Câu 2: Dãy gồm các tính chất vật lí của chất?
A. Tính tan, tính dẻo, màu sắc, tính dẫn điện, nhiệt độ sôi.
B. Nhiệt độ nóng chảy, tính cứng, thể tích, năng năng cháy, tính dẫn nhiệt.
C. Khả năng bị phân hủy, tính dẻo, mùi vị, nhiệt độ sôi, tính cứng.
D. Khả năng cháy, khả năng bị phân hủy, tính dẫn điện, tính tan, thể tích.
Câu 3: Quá trình nào sau đây thể hiện tính chất vật lí của chất?
A. Nước vôi trong bị vẩn đục khi sục khí carbon dioxide.
B. Gỗ cháy thành than.
C. Dây xích xe đạp bị gỉ.
D. Hòa tan đường thành nước đường.
Câu 4: Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng được gọi là:
A. Sự ngưng tự.
B. Sự bay hơi.
C. Sự nóng chảy.
D. Sự đông đặc.
Câu 5: Điều nào sau đây không đúng?
A. Sự bay hơi là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí (hơi) ở bề mặt chất lỏng.
B. Sự nóng chảy là quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng.
C. Sự ngưng tụ là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.
D. Sự sôi là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí xảy ra ở cả bên trong và trên bề mặt chất lỏng.
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 6 hay khác:
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều
- Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều
- Giải lớp 6 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 6 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 6 Chân trời sáng tạo (các môn học)
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài dựa trên đề bài và hình ảnh của sách giáo khoa Khoa học tự nhiên lớp 6 - bộ sách Cánh diều (Nhà xuất bản Đại học Sư phạm). Bản quyền lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 thuộc VietJack, nghiêm cấm mọi hành vi sao chép mà chưa được xin phép.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn Văn 6 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn Văn 6 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 6 - Cánh diều
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Explore English
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 6 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 6 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 6 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 6 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 6 - Cánh diều