Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều Bài 10: Hỗn hợp, chất tinh khiết, dung dịch

Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều Bài 10: Hỗn hợp, chất tinh khiết, dung dịch

Video Giải KHTN 6 Bài 10: Hỗn hợp - Chất tinh khiết - Dung dịch - sách Cánh diều - Cô Phạm Thu Huyền (Giáo viên VietJack)

Với giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 10: Hỗn hợp, chất tinh khiết, dung dịch sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn giúp học sinh dễ dàng làm bài tập KHTN 6 Bài 10.

Quảng cáo

Giải KHTN 6 trang 55

Giải KHTN 6 trang 56

Quảng cáo

Giải KHTN 6 trang 57

Giải KHTN 6 trang 58

Quảng cáo

Giải KHTN 6 trang 59

Quảng cáo

Bên cạnh đó là Giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 6 Bài 10 sách Cánh diều chi tiết:

Xem thêm các bài giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:


Lý thuyết KHTN 6 Bài 10: Hỗn hợp, chất tinh khiết, dung dịch (hay, chi tiết)

I – Hỗn hợp, chất tinh khiết

1. Hỗn hợp

- Hai hay nhiều chất trộn lẫn vào nhau được gọi là hỗn hợp. Mỗi chất trong hỗn hợp được gọi là một chất thành phần.

Ví dụ: Nước muối sinh lí là một hỗn hợp với các chất thành phần là natri clorid, nước cất.

- Trong hỗn hợp các chất thành phần vẫn giữ nguyên tính chất của nó.

2. Hỗn hợp đồng nhất và hỗn hợp không đồng nhất

- Hỗn hợp đồng nhất không xuất hiện ranh giới giữa các thành phần.

- Hỗn hợp không đồng nhất xuất hiện ranh giới giữa các thành phần.

Ví dụ:

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 10: Hỗn hợp, chất tinh khiết, dung dịch | Cánh diều

- Hỗn hợp nước muối là hỗn hợp đồng nhất do không xuất hiện ranh giới giữa các thành phần.

- Hỗn hợp dầu ăn và nước là hỗn hợp không đồng nhất do xuất hiện ranh giới giữa các thành phần.

3. Chất tinh khiết

- Chất không lẫn chất nào khác là chất tinh khiết.

Ví dụ: Hầu hết các loại nước như nước sông, nước biển, kể các nước máy sinh hoạt đều có lẫn một số chất khác. Khi loại hết tất cả các chất đó ra khỏi nước thì thu được chất tinh khiết.

II – Huyền phù và nhũ tương

Huyền phù: các chất rắn lơ lửng trong lòng chất lỏng.

Ví dụ: Cốc nước cam vắt khi vừa mới pha xong, em sẽ thấy những phần chất rắn lơ lửng trong chất lỏng, nước cam đó là một huyền phù.

- Nhũ tương: chất lỏng lơ lửng trong chất lỏng khác.

Ví dụ: Hỗn hợp dầu ăn và nước là một nhũ tương.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 10: Hỗn hợp, chất tinh khiết, dung dịch | Cánh diều

III – Dung dịch

Dung dịch là một hỗn hợp đồng nhất của hai hay nhiều chất hòa tan vào nhau. Chất có lượng (chiếm phần) nhiều hơn thường được gọi là dung môi.

- Ví dụ: Muối tan vào nước tạo thành dung dịch nước muối. Nước muối là hỗn hợp đồng nhất, không phân biệt được đâu là muối, đâu là nước. 

Ta nói, muối là chất tan, nước là dung môi, nước muối là dung dịch.

- Nước là dung môi hòa tan nhiều chất rắn, chất lỏng, chất khí và tạo thành dung dịch.

- Nhiều chất lỏng khác như acetone, ethanol, … được sử dụng làm dung môi trong công nghiệp và trong phòng thí nghiệm.

IV – Chất rắn hòa tan và không hòa tan trong nước

1. Chất rắn hòa tan và chất rắn không hòa tan

- Trong thực tế, có chất rắn tan trong nước, có chất rắn không tan trong nước.

+ Chất rắn tan trong nước như: đường, muối ăn…

+ Chất rắn không tan trong nước như: sắt, nhôm …

2. Các yếu tố ảnh hưởng đến lượng chất rắn hòa tan trong nước

- Lượng chất rắn hòa tan trong nước phụ thuộc vào nhiệt độ, tỉ lệ chất rắn và nước.

Ví dụ: Khi tăng nhiệt độ hoặc thể tích nước, lượng đường ăn hòa tan trong nước càng nhiều.

- Để các chất rắn dễ hòa tan  hoặc hòa tan nhanh hơn, người ta thường khuấy hoặc nghiền nhỏ chất rắn trước khi hòa tan.

Lưu ý:

+ Một dung dịch vẫn có thể hòa tan thêm chất tan là dung dịch chưa bão hòa.

+ Một dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan được nữa là dung dịch bão hòa.

V – Tổng kết

 - Chất tinh khiết là chất không lẫn chất  nào khác.

- Hai hay nhiều chất thành phần trộn lẫn với nhau tạo thành hỗn hợp. Trong hỗn hợp, các chất thành phần vẫn giữ nguyên tính chất của chúng.

- Có hai loại hỗn hợp là hỗn hợp đồng nhất và hỗn hợp không đồng nhất.

- Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất giữ dung môi và chất tan.

- Các yếu tố nhiệt độ, tỉ lệ giữa chất rắn và nước ảnh hưởng đến lượng chất rắn hòa tan trong nước.


Trắc nghiệm KHTN 6 Bài 10: Hỗn hợp, chất tinh khiết, dung dịch(có đáp án)

Câu 1: Trường hợp nào dưới đây là chất tinh khiết?

A. Nước khoáng.                               B. Nước biển.

C. Sodium chloride.                           D. Không khí.

Câu 2: Trường hợp nào dưới đây không phải là hỗn hợp?

A. Nước muối sinh lí.

B. Bột canh.

C. Nước khoáng.

D. Muối ăn (sodium chloride).

Câu 3: Trong các hỗn hợp dưới đây, hỗn hợp nào là hỗn hợp không đồng nhất?

A. Hỗn hợp nước muối.

B. Hỗn hợp nước đường.

C. Hỗn hợp dầu ăn và nước.

D. Hỗn hợp nước và rượu.

Câu 4Khi cho bột sắn dây vào nước và khuấy đều, ta thu được

A. Dung dịch.                           

B. Huyền phù.

C. Dung môi.                            

D. Nhũ tương.

Câu 5: Hỗn hợp thu được khi cho dầu ăn vào giấm và khuấy đều là:

A. Dung dịch.                           

B. Huyền phù.

C. Dung môi.                            

D. Nhũ tương.

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài dựa trên đề bài và hình ảnh của sách giáo khoa Khoa học tự nhiên lớp 6 - bộ sách Cánh diều (Nhà xuất bản Đại học Sư phạm). Bản quyền lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 thuộc VietJack, nghiêm cấm mọi hành vi sao chép mà chưa được xin phép.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Các loạt bài lớp 6 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên