Giải Khoa học tự nhiên lớp 6 trang 59 Cánh diều

Với Giải KHTN lớp 6 trang 59 trong Bài 10: Hỗn hợp, chất tinh khiết, dung dịch Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KHTN lớp 6 trang 59.

Giải Khoa học tự nhiên lớp 6 trang 59 Cánh diều

Hình thành kiến thức, kĩ năng 6 trang 59 KHTN lớp 6: Kể tên một số chất rắn hòa tan và một số chất rắn không hòa tan trong nước mà em biết?

Quảng cáo

Trả lời:

Chất rắn hòa tan trong nước: đường kính, muối ăn …

Chất rắn không hòa tan trong nước: đồng, chì, kẽm, cát đá …

Hình thành kiến thức, kĩ năng 7 trang 59 KHTN lớp 6: Kiểm tra tính tan của bột đá vôi (calcium carbonate) và muối ăn qua hai thí nghiệm sau:

- Thí nghiệm 1: Lấy một lượng nhỏ bột đá vôi, cho vào cốc nước cất, khuấy đều. Lọc lấy phần nước trong. Nhỏ vài giọt nước đó lên tấm kính sạch. Hơ tấm kính trên ngọn lửa đèn cồn đến khi nước bay hơi hết.

- Thí nghiệm 2: Thay bột đá vôi bằng  muối ăn rồi làm như thí nghiệm 1.

So sánh mặt trên hai tấm kính sau khi tiến hành thí nghiệm và rút ra kết luận.

Quảng cáo

Trả lời:

- Mặt trên tấm kính ở thí nghiệm 1 không xuất hiện hiện tượng gì.

- Mặt trên tấm kính ở thí nghiệm 2 xuất hiện lớp chất rắn, màu trắng.

Nhận xét: 

Bột đá vôi không tan trong nước, muối ăn tan trong được trong nước.

Vận dụng 5 trang 59 KHTN lớp 6: Tiến hành thí nghiệm để biết than bột là chất tan hay không tan trong nước.

Quảng cáo

Trả lời:

Thí nghiệm: Đổ 1 thìa than bột vào 1 cốc nước, khuấy đều

Sau một khoảng thời gian, than đọng dưới đáy cốc

Chứng tỏ than bột không tan trong nước

Hình thành kiến thức, kĩ năng 8 trang 59 KHTN lớp 6: Tiến hành hai thí nghiệm sau để tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến lượng đường ăn hòa tan trong nước.

- Thí nghiệm 1: Cho từ từ lượng đường  nhỏ vào hai cốc: cốc 1 chứa 10 ml nước ở nhiệt độ thường, cốc 2 chứa 10ml nước ấm, khuấy đều để đường tan hoàn toàn ở mỗi cốc. Tiếp tục cho thêm đường vào hai cốc cho đến khi đường không thể hòa tan trong dung dịch.

- Thí nghiệm 2: Tiếp tục thêm 5ml nước vào cốc 1, khuấy nhẹ. Quan sát lượng đường còn lại ở cốc 1 trước và sau khi thêm nước.

Nhận xét về lượng đường hòa tan ở mỗi ống nghiệm.

Quảng cáo

Trả lời:

Ở thí nghiệm 1: 10 ml nước ấm hoàn tan đường nhiều hơn so với 10ml nước lạnh.

Ở thí nghiệm 2: Sau khi thêm nước, đường lại tiếp tục tan thêm.

Vận dụng 6 trang 59 KHTN lớp 6: Để pha cà phê hòa tan nhanh hơn, em sẽ sử dụng nước nóng, nước ở nhiệt độ phòng hay nước lạnh? Vì sao?

Trả lời:

Để pha cà phê hòa tan nhanh hơn, ta dùng nước nóng vì lượng đường hay lượng chất rắn có trong cà phê hòa tan sẽ tan nhanh hơn.

Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 10: Hỗn hợp, chất tinh khiết, dung dịch Cánh diều hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 6 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài dựa trên đề bài và hình ảnh của sách giáo khoa Khoa học tự nhiên lớp 6 - bộ sách Cánh diều (Nhà xuất bản Đại học Sư phạm). Bản quyền lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 thuộc VietJack, nghiêm cấm mọi hành vi sao chép mà chưa được xin phép.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 6 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên