Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức Bài 44: Lực ma sát

Giải Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức Bài 44: Lực ma sát

Video Giải KHTN lớp 6 Bài 44: Lực ma sát - sách Kết nối tri thức - Cô Phạm Thị Hằng (Giáo viên VietJack)

Với giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 44: Lực ma sát sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn giúp học sinh dễ dàng làm bài tập KHTN 6 Bài 44.

Quảng cáo

Giải Khoa học tự nhiên lớp 6 trang 157

Giải Khoa học tự nhiên lớp 6 trang 158

Quảng cáo

Giải Khoa học tự nhiên lớp 6 trang 159

Quảng cáo

Bên cạnh đó là Giải sách bài tập, vở thực hành Khoa học tự nhiên 6 Bài 44 sách Kết nối tri thức chi tiết:

Quảng cáo

Xem thêm các bài giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:


Lý thuyết KHTN 6 Bài 44: Lực ma sát (hay, chi tiết)

I. Lực ma sát là gì?

Lực ma sát là lực tiếp xúc xuất hiện ở bề mặt tiếp xúc giữa hai vật.

Ví dụ: 

Khi trượt từ trên cầu trượt xuống đất, giữa lưng ta và mặt cầu trượt có lực ma sát.

Lực ma sát | Kết nối tri thức

Ta đẩy thùng hàng chuyển động trên mặt sàn, giữa mặt sàn và thùng hàng có lực ma sát. Lực này xuất hiện làm cản trở chuyển động của thùng hàng.

Lực ma sát | Kết nối tri thức

II. Lực ma sát nghỉ và lực ma sát trượt

- Lực ma sát nghỉ là lực giữ cho vật đứng yên ngay cả khi nó bị kéo hoặc đẩy.

Ví dụ:

Ô tô đậu được trên mặt đường nghiêng là nhờ có ma sát nghỉ.

Lực ma sát | Kết nối tri thức

Cậu bé tác dụng lực kéo lên thùng hàng mà thùng hàng vẫn đứng yên là nhờ có lực ma sát nghỉ.

Lực ma sát | Kết nối tri thức

- Lực ma sát trượt là lực xuất hiện khi vật trượt trên bề mặt của vật khác.

Ví dụ: 

Khi giáo viên viết phấn lên bảng, giữa viên phấn và bảng xuất hiện lực ma sát trượt.

Lực ma sát | Kết nối tri thức

Khi trượt từ trên cầu trượt xuống đất, giữa lưng ta và mặt cầu trượt xuất hiện lực ma sát trượt.

Lực ma sát | Kết nối tri thức

- Ngoài ra còn có lực ma sát lăn. Lực ma sát lăn xuất hiện khi một vật lăn trên bề mặt của vật khác.

Lực ma sát | Kết nối tri thức

Khi sơn tường bằng rulô, giữa rulô với mặt tường xuất hiện lực ma sát lăn.

III. Tác dụng của lực ma sát đối với chuyển động

- Lực ma sát có thể thúc đẩy hoặc cản trở chuyển động của các vật.

Ví dụ:

Rãnh, gai trên vỏ lốp xe giúp tăng ma sát giữa bánh xe mà mặt đường khiến xe chuyển động dễ dàng hơn về phía trước. Trong trường hợp này, lực ma sát làm thúc đẩy chuyển động của xe.

Lực ma sát | Kết nối tri thức

Lực ma sát giúp xe không bị trơn trượt hay sa lầy khi đi trên những đoạn đường trơn hay sa lầy khi đi trên đoạn đường bùn lầy. Trong trường hợp này, lực ma sát làm thúc đẩy chuyển động của xe.

                               Lực ma sát | Kết nối tri thức

Khi trượt từ trên cầu trượt xuống đất, giữa lưng ta và mặt cầu trượt có lực ma sátLực ma sát trượt lúc này có tác dụng cản trở chuyển động của ta.

                                                              Lực ma sát | Kết nối tri thức

Khi ta đẩy một thùng hàng, giữa mặt đất và thùng hàng xuất hiện lực ma sát trượt. Lực ma sát trượt lúc này có tác dụng cản trở chuyển động của thùng hàng.

                                                             Lực ma sát | Kết nối tri thức

IV. Ma sát trong an toàn giao thông

- Lực ma sát có vai trò quan trọng trong an toàn giao thông.

Ví dụ:

Lực ma sát | Kết nối tri thức


Trắc nghiệm KHTN 6 Bài 44: Lực ma sát (có đáp án)

Câu 1: Khi xe đang chuyển động, muốn dừng xe lại, người ta dùng phanh để

A. Tạo ra ma sát trượt giữa má phanh và vành bánh xe để cản trở chuyển động của xe.

B. Tạo ra ma sát lăn giữa má phanh và vành bánh xe để cản trở chuyển động của xe.

C. Tạo ra ma sát nghỉ giữa má phanh và vành bánh xe để cản trở chuyển động của xe.

D. Tăng mức quán tính của xe làm xe dừng lại nhanh hơn.

Câu 2: Trường hợp nào sau đây lực xuất hiện không phải là lực ma sát?

A. Xe đạp đi trên đường

B. Đế giày lâu ngày đi bị mòn

C. Lò xo bị nén

D. Người công nhân đẩy thùng hàng mà nó không xê dịch chút nào

Câu 3: Chọn phát biểu đúng?

A. Lực ma sát là lực xuất hiện khi một vật trượt trên bề mặt một vật khác.

B. Lực ma sát là lực xuất hiện khi một vật lăn trên bề mặt một vật khác.

C. Lực ma sát vừa có lợi vừa có hại.

D. Lực ma sát là lực không tiếp xúc.

Câu 4: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào lực ma sát có ích?

A. Bảng trơn không viết được phấn lên bảng.

B. Xe đạp đi nhiều nên xích, líp bị mòn.

C. Người thợ trượt thùng hàng trên mặt sàn rất vất vả.

D. Giày dép sau thời gian sử dụng đế bị mòn.

Câu 5: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào lực ma sát có hại?

A. Em bé đang cầm chai nước trên tay.

B. Ốc vít bắt chặt vào với nhau.

C. Con người đi lại được trên mặt đất.

D. Lốp xe ôtô bị mòn sau một thời gian dài sử dụng.

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài dựa trên đề bài và hình ảnh của sách giáo khoa Khoa học tự nhiên lớp 6 - bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống (NXB Giáo dục). Bản quyền lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 thuộc VietJack, nghiêm cấm mọi hành vi sao chép mà chưa được xin phép.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Các loạt bài lớp 6 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên