Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng tạo Bài 22: Vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng của sinh vật

Với tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 22: Vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng của sinh vật sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KHTN 7.

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng tạo Bài 22: Vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng của sinh vật

Xem thử

Chỉ từ 150k mua trọn bộ lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng tạo (cả năm) bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

1. Khái niệm trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật

Quảng cáo

1.1. Trao đổi chất

- Trao đổi chất ở sinh vật gồm: quá trình trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường và chuyển hóa các chất diễn ra trong tế bào.

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 22: Vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng của sinh vật | Khoa học tự nhiên 7

Trao đổi chất ở người

- Trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường:

+ Khái niệm: Trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường là quá trình cơ thể lấy các chất cần thiết từ môi trường và thải các chất không cần thiết ra ngoài môi trường.

+ Ví dụ: Trong quá trình hô hấp, cơ thể lấy vào khí oxygen và thải ra khí carbon dioxide.

Quảng cáo

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 22: Vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng của sinh vật | Khoa học tự nhiên 7

Sự trao đổi khí trong quá trình hô hấp

- Chuyển hóa các chất trong tế bào:

+ Khái niệm: Chuyển hóa các chất trong tế bào là tập hợp tất cả các phản ứng hóa học diễn ra trong tế bào, được thể hiện qua quá trình tổng hợp và phân giải các chất.

+ Ví dụ: Tổng hợp đường glucose từ nước và carbon dioxide trong quá trình quang hợp ở thực vật; phân giải đường glucose trong quá trình hô hấp tế bào.

Quảng cáo

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 22: Vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng của sinh vật | Khoa học tự nhiên 7

Quá trình phân giải đường glucose trong hô hấp tế bào

1.2. Chuyển hóa năng lượng

- Khái niệm: Chuyển hóa năng lượng là sự biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác.

- Ví dụ: Trong quá trình quang hợp, năng lượng ánh sáng mặt trời (quang năng) được chuyển hóa thành năng lượng được tích lũy trong các liên kết hóa học (hóa năng).

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 22: Vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng của sinh vật | Khoa học tự nhiên 7

Quang năng chuyển hóa thành hóa năng trong quang hợp

Quảng cáo

- Dạng năng lượng chính trong cơ thể sinh vật: Hóa năng là dạng năng lượng chủ yếu dùng để cung cấp cho các hoạt động sống của cơ thể.

- Mối quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng: Trong hoạt động sống của tế bào, quá trình trao đổi chất luôn đi kèm với chuyển hóa năng lượng.

2. Vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong cơ thể

Quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng có nhiều vai trò quan trọng giúp đảm bảo cho sinh vật có thể duy trì sự sống, sinh trưởng, phát triển và sinh sản bao gồm:

- Cung cấp nguyên liệu cấu tạo, thực hiện chức năng của tế bào và cơ thể.

+ Ví dụ: Sản phẩm của các quá trình chuyển hóa trong tế bào tạo nên nguồn nguyên liệu tham gia cấu tạo nên tế bào và cơ thể như cung cấp protein để cấu tạo nên màng sinh chất của tế bào, lipid cấu tạo nên mô mỡ,…; tham gia thực hiện chức năng của tế bào như diệp lục tham gia quá trình quang hợp;…

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 22: Vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng của sinh vật | Khoa học tự nhiên 7

Protein và lipid tham gia cấu trúc màng sinh chất

- Cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của cơ thể: Quá trình phân giải các chất hữu cơ giải phóng năng lượng để cung cấp cho các hoạt động sống của cơ thể.

+ Ví dụ: Trong quá trình hô hấp tế bào, glucose được phân giải tạo ra năng lượng được tích lũy trong ATP và cung cấp cho các hoạt động của cơ thể như vận động, vận chuyển các chất,…

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 22: Vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng của sinh vật | Khoa học tự nhiên 7

Khi chạy cơ thể sử dụng năng lượng tạo ra từ quá trình hô hấp

- Đào thải các chất không cần thiết để ổn định môi trường trong cơ thể.

+ Ví dụ: Khí carbon dioxide được thải ra từ hoạt động hô hấp tế bào được thải ra ngoài môi trường nhờ hoạt động của hệ hô hấp, tránh tình trạng tích lũy carbon dioxide gây ngộ độc tế bào.

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 22: Vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng của sinh vật | Khoa học tự nhiên 7

Cơ thể người hít vào khí O2 và thải ra khí CO2

Xem thử

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo hay khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Khoa học tự nhiên lớp 7 bộ sách Chân trời sáng tạo (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 7 Chân trời sáng tạo khác
Tài liệu giáo viên