Giải Khoa học tự nhiên 9 trang 212 Kết nối tri thức

Với lời giải KHTN 9 trang 212 trong Bài 49: Khái niệm tiến hoá và các hình thức chọn lọc môn Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KHTN 9 trang 212.

Giải KHTN 9 trang 212 Kết nối tri thức

Quảng cáo

Hoạt động trang 212 KHTN 9: Quan sát Hình 49.1, thực hiện các yêu cầu sau:

1. Nhận xét về sự thay đổi kích thước và hình thái xương chi ở ngựa qua thời gian.

2. Những thay đổi đó phù hợp với nơi sống và cách di chuyển của ngựa như thế nào?

Quan sát Hình 49.1, thực hiện các yêu cầu sau

Trả lời:

1. Sự thay đổi kích thước và hình thái xương chi ở ngựa qua thời gian như sau:

- Ở ngựa Eohippus: cơ thể nhỏ; xương chi nhỏ, ngắn, có 4 ngón.

- Ở ngựa Mesohippus: cơ thể lớn hơn; xương chi dài hơn, xương ngón ngắn lại, còn 3 ngón.

Quảng cáo

- Ở ngựa Merychippus: cơ thể lớn hơn; xương chi dài hơn ngựa Mesohippus, ngón phân hóa, ngón giữa phát triển to hơn 2 ngón còn lại.

- Ở ngựa Equus: cơ thể lớn hơn; xương chi còn 1 ngón, xương to hơn về chiều ngang và dài hơn so với các nhóm trước đó.

→ Qua thời gian, ngựa có kích thước lớn hơn, xương chi từ bốn ngón tiêu giảm còn một ngón.

2. Kích thước cơ thể và xương chi của ngựa thay đổi theo thời gian phù hợp với môi trường sống. Với môi trường sống là thảo nguyên rộng lớn, các cá thể ngựa có kích thước lớn hơn và chạy nhanh hơn sẽ thích nghi hơn. Sự thay đổi của ngựa hướng đến việc phi bước dài, sau nhiều thế hệ và thời gian, xương chi của ngựa chỉ có một ngón thay vì nhiều ngón để tiếp xúc.

Câu hỏi 1 trang 212 KHTN 9: Trong Hình 49.2, cây nào là nguồn gốc của các loại rau cải phổ biến ngày nay? Tại sao lại có nhiều loại rau cải như ngày nay?

Quảng cáo

Trong Hình 49.2, cây nào là nguồn gốc của các loại rau cải phổ biến ngày nay

Trả lời:

Cây mù tạc hoang dại là nguồn gốc của các loại rau cải phổ biến ngày nay. Hiện nay có nhiều loại rau cải vì con người tiến hành chọn lọc theo nhiều hướng khác nhau (chọn lá, chọn hoa,…), phù hợp mục đích của con người.

Câu hỏi 2 trang 212 KHTN 9: Mục đích chọn lọc của con người ở đối tượng trong Hình 49.3 là gì?

Mục đích chọn lọc của con người ở đối tượng trong Hình 49.3 là gì

Trả lời:

Mục đích chọn lọc của con người ở đối tượng trong Hình 49.3 là nâng cao khối lượng gà.

Quảng cáo

Câu hỏi 3 trang 212 KHTN 9: Kể tên ba loại cây trồng khác cũng đã được chọn lọc nhân tạo làm thực phẩm mà em biết.

Trả lời:

Ba loại cây trồng khác cũng đã được chọn lọc nhân tạo làm thực phẩm: giống chuối thường chọn lọc theo nhiều hướng cho ra chuối lùn, chuối cảnh, chuối ngự; chọn lọc các giống ngô từ cỏ teosinte; chọn lọc nhân tạo theo các tiêu chí khác nhau đã tạo ra khoảng 120 000 giống lúa hiện nay từ loài lúa hoang;…

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải sgk KHTN 9 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 9 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên