Giải Khoa học tự nhiên 9 trang 45 Kết nối tri thức

Với lời giải KHTN 9 trang 45 trong Bài 8: Thấu kính môn Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KHTN 9 trang 45.

Giải KHTN 9 trang 45 Kết nối tri thức

Quảng cáo

Hoạt động trang 45 KHTN 9:

1. Vật AB được đặt vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ có tiêu cự f, điểm A nằm trên trục chính. Gọi d là khoảng cách từ vật đến quang tâm thấu kính. Hãy dựng ảnh A’B’ của AB ứng với các trường hợp d>f và d<f.

Nhận xét đặc điểm ảnh của vật trong các trường hợp trên theo mẫu Bảng 8.1.

Vật AB được đặt vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ có tiêu cự f

2. Vẽ ảnh của một vật AB đặt vuông góc với trục chính của thấu kính phân kì có tiêu cự f trong các trường hợp d>f và d<f. Nhận xét đặc điểm ảnh của vật theo mẫu Bảng 8.2.

Vật AB được đặt vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ có tiêu cự f

Quảng cáo

Trả lời:

1.

Vật AB được đặt vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ có tiêu cự f

- Nhận xét đặc điểm ảnh của vật trong các trường hợp trên theo mẫu Bảng 8.1.

Khoảng cách từ vật đến thấu kính

Đặc điểm ảnh của vật

Ảnh thật hay ảnh ảo

Cùng chiều hay ngược chiều với vật

Lớn hơn hay nhỏ hơn vật

d > f

Ảnh thật

Ngược chiều vật

Lớn hơn vật

d < f

Ảnh ảo

Cùng chiều vật

Lớn hơn vật

Quảng cáo

Chú ý: Với trường hợp d > 2f thì ảnh nhỏ hơn vật.

Vật AB được đặt vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ có tiêu cự f

2.

Vật AB được đặt vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ có tiêu cự f

- Nhận xét đặc điểm ảnh của vật trong các trường hợp trên theo mẫu Bảng 8.2.

Quảng cáo

Khoảng cách từ vật đến thấu kính

Đặc điểm ảnh của vật

Ảnh thật hay ảnh ảo

Cùng chiều hay ngược chiều với vật

Lớn hơn hay nhỏ hơn vật

d > f

Ảnh ảo

Cùng chiều vật

Nhỏ hơn vật

d < f

Ảnh ảo

Cùng chiều vật

Nhỏ hơn vật

Hoạt động trang 45 KHTN 9:

Chuẩn bị: Bộ thí nghiệm như Hình 8.12:

- Đèn chiếu sáng (1);

- Vật sáng bằng kính mờ hình chữ F (2);

- Thấu kính hội tụ hoặc thấu kính phân kì (3);

- Màn chắn (4);

- Giá quang học (5);

- Nguồn điện và dây nối (6).

Tiến hành:

Thí nghiệm 1.

- Bố trí thí nghiệm như Hình 8.12.

- Đặt vật ở vị trí d > f.

- Từ từ dịch chuyển màn chắn cho đến khi thu được ảnh của vật rõ nét trên màn chắn.

- Nhận xét đặc điểm ảnh của vật.

- Lặp lại thí nghiệm trong trường hợp d < f và rút ra nhận xét đặc điểm ảnh của vật trong trường hợp đó.

Trả lời các câu hỏi sau:

1. Đặt vật trong khoảng nào thì hứng được ảnh rõ nét trên màn chắn. Ảnh đó là ảnh thật hay ảnh ảo?

2. Khi đặt vật trong khoảng tiêu cự, quan sát ảnh ảo bằng cách nào? Ảnh ảo có hứng được trên màn chắn không?

Thí nghiệm 2.

- Thay thấu kính hội tụ bằng thấu kính phân kì.

- Đặt vật ở các vị trí d > f và d < f. Đặt mắt quan sát ảnh của vật qua thấu kính.

Thực hiện các yêu cầu sau:

1. Hãy cho biết ảnh ảo tạo bởi thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì có gì giống và khác nhau.

2. Nêu các cách phân biệt thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì.

Trả lời:

Thí nghiệm 1:

1. Đặt vật trong khoảng d thỏa mãn 2f > d > f thì ảnh sẽ hứng được trên màn chắn, ảnh đó là ảnh thật, ngược chiều và lớn hơn vật.

Nếu di chuyển vật ra vị trí cách thấu kính hội tụ một khoảng d > 2f thì thu được ảnh thật, ngược chiều vật và nhỏ hơn vật.

2. Muốn nhìn được ảnh ảo thì chúng ta sẽ nhìn qua thấu kính. Ảnh ảo không hứng được trên màn chắn.

Thí nghiệm 2:

1.

Ảnh ảo tạo bởi thấu kính hội tụ

Ảnh ảo tạo bởi thấu kính phân kì

Giống nhau

+ Cùng là ảnh ảo, không hứng được trên màn chắn

+ Cùng chiều với vật

Khác nhau

Lớn hơn vật

Nhỏ hơn vật

2. Các cách phân biệt thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì:

- Cách 1: Phân biệt qua hình dạng

+ Nếu phần rìa ngoài mỏng hơn phần chính giữa thì đó là thấu kính hội tụ

+ Nếu phần rìa ngoài dày hơn phần chính giữa thì đó là thấu kính phân kì.

- Cách 2: Quan sát đường truyền tia sáng qua thấu kính

Chiếu một chùm sáng song song vào thấu kính nếu các tia ló hội tụ tại 1 điểm trên trục chính thì đây là thấu kính hội tụ.

- Cách 3: Hứng ảnh trên màn chắn

Cho một vật bất kì đặt trước thấu kính ở nhiều vị trí, nếu không hứng được ảnh trên màn chắn thì đó là thấu kính phân kì (vì thấu kính phân kì luôn tạo ảnh ảo).

Lời giải KHTN 9 Bài 8: Thấu kính hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải sgk KHTN 9 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 9 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên