Giải Khoa học tự nhiên 9 trang 8 Kết nối tri thức

Với lời giải KHTN 9 trang 8 trong Bài 1: Nhận biết một số dụng cụ, hoá chất. Thuyết trình một vấn đề khoa học môn Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KHTN 9 trang 8.

Giải KHTN 9 trang 8 Kết nối tri thức

Quảng cáo

Câu hỏi 1 trang 8 KHTN 9: Phễu, phễu chiết, bình cầu trong thí nghiệm thường được làm bằng vật liệu gì? Cần lưu ý điều gì khi sử dụng chúng?

Trả lời:

- Phễu, phễu chiết, bình cầu trong thí nghiệm thường được làm bằng thủy tinh.

- Lưu ý khi sử dụng phễu:

+ Cần đặt phễu trong vòng sắt cặp trên giá sắt hoặc đặt trực tiếp trên dụng cụ để hứng như chai, lọ, bình tam giác, bình cầu...

+ Khi rót chất lỏng vào phễu để lọc nên lưu ý đừng để chất lỏng bắn lên, không được đổ chất lỏng đầy phễu sẽ khiến phễu dễ bị nghiêng làm chất lỏng tràn ra ngoài. Nên để chất lỏng ít nhất cách miệng giấy lọc khoảng 1 cm.

+ Không sử dụng các vật sắc nhọn làm hỏng bề mặt của phiễu, nếu muốn rửa các chất bẩn bám trên thành phiễu thì có thể dùng axit oxalic loãng.

+ Khi sử dụng tránh đổ vỡ, tránh bị thương vì toàn bộ phễu được làm từ thủy tinh.

Quảng cáo

- Lưu ý khi sử dụng phễu chiết:

+ Chú ý khi rót chất lỏng vào phễu cần rót từ từ, tránh trường hợp chất lỏng bắn lên có thể gây nguy hiểm cho người tiếp xúc với nó.

+ Không đổ chất lỏng đầy phễu, nên để bề mặt chất lỏng cách phễu ít nhất 1 cm để tạo khoảng không, giảm áp lực lên phễu.

- Lưu ý khi sử dụng bình cầu:

+ Vệ sinh bình cầu sau khi sử dụng bằng chổi rửa chuyên dụng.

+ Bảo quản bình cầu bằng cách để đứng sản phẩm trên khay hoặc giá đỡ bình cầu để tránh bể vỡ (đặc biệt là bình cầu đáy tròn không đứng được trên bề mặt phẳng, từ đó dễ bể vỡ hoặc mẻ miệng nếu như không bảo quản đúng cách).

+ Sử dụng bếp chuyên dụng cho bình cầu để nhiệt độ khi đun được phân bố đều cả bình, tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột. Theo dõi nhiệt độ bếp đun bằng nhiệt kế và điều chỉnh cho phù hợp dựa vào độ sôi của từng loại dung dịch.

+ Dùng kẹp cổ bình cầu để nối và cố định nhám nối giữa các sản phẩm, từ đó bảo đảm an toàn cho quá trình thí nghiệm.

Quảng cáo

Câu hỏi 2 trang 8 KHTN 9: Khi cần đun nóng dung dịch trong cốc thủy tinh, tại sao cần phải dùng lưới tản nhiệt?

Trả lời:

Khi cần đun nóng dung dịch trong cốc thủy tinh, cần phải dùng lưới tản nhiệt vì lưới tản nhiệt giúp nhiệt độ được phân bố đều cả bình, tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột sẽ làm hỏng bình.

Quảng cáo

Lời giải KHTN 9 Bài 1: Nhận biết một số dụng cụ, hoá chất. Thuyết trình một vấn đề khoa học hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải sgk KHTN 9 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 9 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên