Giải Kinh tế Pháp luật 10 trang 130 Kết nối tri thức
Với Giải Kinh tế Pháp luật 10 trang 130 trong Bài 20: Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Kinh tế và Pháp luật lớp 10 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KTPL 10 trang 130.
Giải Kinh tế Pháp luật 10 trang 130 Kết nối tri thức
Luyện tập 1 trang 130 KTPL lớp 10: Em hãy cho biết các ý kiến sau đúng hay sai? Vì sao?
Lời giải:
a. Sai, vì chỉ có công dân Việt Nam, không bị giới hạn về năng lực xã hội (ví dụ: không bị giam giữ do vi phạm pháp luật) và đủ 21 tuổi trở lên mới có quyền ứng cử vào bộ máy nhà nước.
b. Đúng, vì tất cả cơ quan trong bộ máy nhà nước Việt Nam đều hoạt động vì mục đích chung là lợi ích của nhân dân, hoạt động theo quy định của pháp luật. Vì vậy, nhân dân có quyền khiếu nại, tố cáo nếu không đồng tình với các quyết định của các cơ quan trong bộ máy nhà nước.
c. Đúng, vì bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức phân cấp. Các cơ quan trong bộ máy nhà nước sử dụng quyền lực nhà nước được phân chia để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, cơ quan cấp dưới phải thực hiện chủ trương, quyết định của cơ quan cấp trên.
d. Sai, vì những vấn đề quan trọng trong hoạt động của các cơ quan nhà nước được quyết định bởi tập thể, người lãnh đạo không được quyền tự ý quyết định.
Luyện tập 2 trang 130 KTPL lớp 10: Em đồng tình hay không đồng tình với những hành vi nào sau đây? Vì sao?
Lời giải:
- Trường hợp a. Đồng tình vì hành vi của N là đúng. Chia sẻ, bày tỏ quan điểm ủng hộ các bài viết có nội dung mang tính thời sự của các cơ quan trong bộ máy nhà nước là việc làm giúp mọi người biết, ủng hộ và thực hiện tốt các chính sách của Nhà nước.
- Trường hợp b. Đổng tình vi hành vi của D là đúng. Các tài liệu có nội dung tiêu cực về bộ máy nhà nước thường được các đối tượng phản động sử dụng để chống phá Nhà nước, đây là hành vi pháp luật nghiêm cấm, D từ chối in tài liệu là từ chối tiếp tay cho những hành vi xấu.
- Trường hợp c. Không đồng tình vì hành vi của ông A là sai, không làm tròn trách nhiệm của một cán bộ nhà nước. Việc ông A giữ im lặng, không góp ý khiến lãnh đạo cơ quan không nhận ra sai phạm trong quyết định của mình để thu hổi, thay đổi. Điều đó có thể gây nên những hậu quả xấu về nhiều mặt, làm ảnh hưởng đến hoạt động của Cơ quan và lợi ích của nhân dân.
- Trường hợp d. Đồng tình về việc làm của chính quyền địa phương C là đúng. Việc xây dựng dự án cho trẻ em nên xuất phát từ lợi ích, mong muốn của trẻ em. Khi lấy ý kiến của học sinh vào hoạt động đó sẽ phát huy được quyền làm chủ của các em đối với những vấn đề quan trọng có liên quan đến bản thân.
Luyện tập 3 trang 130 KTPL lớp 10: Xử lí tình huống
a. Nếu là K, em sẽ làm gì?
b. Nếu là T, em sẽ làm gì?
c. Nếu chứng kiến tình huống trên, em sẽ làm gì?
Lời giải:
- Tình huống a. Hành vi đọc những tin tức có nội dung sai lệch về cán bộ lãnh đạo Cơ quan nhà nước trên mạng xã hội là sai trái. Vì vậy, K nên giải thích cho các bạn hậu quả của việc tuyên truyền những bài viết có nội dung xấu trên mạng xã hội (vi phạm pháp luật, gây ảnh hưởng xấu đến đất nước,...) và khuyên các bạn không nên tiếp tục thực hiện hành vi sai trái đó nữa. Hoặc K có thể chia sẻ vấn đề với GV chủ nhiệm và nhờ thầy cô hỗ trợ,...
- Tình huống b. Việc các cán bộ tiếp dân tỏ ra đang bận việc, không nhiệt tình trả lời thắc mắc của bác cao tuổi là sai, không thực hiện trách nhiệm của một cán bộ nhà nước. Do đó, T nên nói chuyện với các cán bộ tiếp dân, nhắc lại vấn đề mà bác cáo tuổi thắc mắc và đề nghị các cán bộ hỗ trợ. Hoặc T khiếu nại về thái độ của các cán bộ đó với các lãnh đạo xã để họ điều chỉnh, thay đổi.
- Tình huống c. Phòng cháy, chữa cháy là trách nhiệm chung của toàn xã hội. Việc một số hộ dân từ chối kí bản cam kết phòng cháy, chữa cháy là không nên. Do đó, nếu chứng kiến sự việc, em nên giải thích cho mọi người hiểu trách nhiệm của bản thân trong việc phòng cháy, chữa cháy và vận động mọi người kí bản cam kết.
Vận dụng 1 trang 130 KTPL lớp 10: Em hãy viết một bài luận về vai trò của người dân trong việc góp phần xây dựng bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vững mạnh.
Lời giải:
- Dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện là hai hình thức cơ bản để thực hiện quyền lực của nhân dân, đều có vai trò quan trọng trong nền dân chủ. Nền dân chủ phát triển thì dân chủ trực tiếp được mở rộng, ngược lại đẩy mạnh thực hiện dân chủ trực tiếp thì sẽ thúc đẩy nền dân chủ phát triển.
- Để Nhân dân thực sự là chủ thể của Nhà nước thì phải thực hiện tốt cả dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện. Trưng cầu dân ý, một nội dung quan trọng của hình thức dân chủ trực tiếp phải được luật hóa, trong đó quy định những việc gì phải do nhân dân bàn và quyết định, quy định rõ trình tự, thủ tục, cách thức tiến hành... Các cơ quan được Nhân dân trao quyền phải thực hiện tròn trách nhiệm của mình.
- Các đại biểu Quốc hội, HĐND phải thường xuyên tiếp xúc với nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân. Quốc hội và HĐND các cấp khi quyết định một vấn đề nào đó phải phù hợp với ý chí, nguyện vọng của nhân dân. Các cơ quan hành chính và tư pháp từ trung ương xuống địa phương, người có thẩm quyền trong các cơ quan đó phải tận tụy phục vụ nhân dân, tiến hành cải cách hành chính để tạo thuân lợi cho nhân dân, không được cửa quyền hách dịch với nhân dân.
Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo
Vận dụng 2 trang 130 KTPL lớp 10: Em hãy viết bài chia sẻ tác dụng tích cực của việc cải cách hành chính ở địa phương em.
Lời giải:
- Tác dụng tích cực của việc cải cách hành chính ở địa phương em
+ Giúp giảm chi phí, tiết kiệm thời gian cho người dân và doanh nghiệp.
+ Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lí nhà nước.
+ Tăng lòng tin của người dân và doanh nghiệp đối với bộ máy nhà nước.
Lời giải bài tập Kinh tế Pháp luật lớp 10 Bài 20: Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Kết nối tri thức hay khác:
Xem thêm lời giải bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 10 Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:
Kinh tế Pháp luật 10 Bài 22: Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân
Kinh tế Pháp luật 10 Bài 23: Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân
Kinh tế Pháp luật 10 Bài 1: Các hoạt động kinh tế cơ bản trong đời sống xã hội
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:
- Giải sgk Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Kinh tế và Pháp luật 10 Kết nối tri thức
- Giải SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Kết nối tri thức
- Giải lớp 10 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 10 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 10 Cánh diều (các môn học)
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 10 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - KNTT
- Giải sgk Toán 10 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Giải sgk Vật lí 10 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 10 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 10 - KNTT
- Giải sgk Địa lí 10 - KNTT
- Giải sgk Lịch sử 10 - KNTT
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - KNTT
- Giải sgk Tin học 10 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 10 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - KNTT