Giải Kinh tế Pháp luật 10 trang 145 Kết nối tri thức

Với Giải Kinh tế Pháp luật 10 trang 145 trong Bài 22: Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân Kinh tế và Pháp luật lớp 10 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KTPL 10 trang 145.

Giải Kinh tế Pháp luật 10 trang 145 Kết nối tri thức

Luyện tập 1 trang 145 KTPL lớp 10: Em hãy cho biết các ý kiến sau đây đúng hay sai. Vì sao?

a. Người dân có thể nộp đơn ở bất cứ Toà án nào đề yêu cầu giải quyết những vấn đề của mình.

b. Khi không đồng tình với quyết định của Viện kiểm sát, người dân có thể khiếu nại lên Viện kiểm sát cấp cao hơn đề được giải quyết.

c. Một số phiên toà xét xử các vụ án liên quan đến trẻ em sẽ không được xét xử công khai.

d. Bản án của Toà án luôn luôn đúng và không bao giờ bị huỷ.

Quảng cáo

Lời giải:

a. Sai, vì Toà án nhân dân được phân chia thành các cấp (Toà án nhân dân huyện, Toà án nhân dân tỉnh, Toà án nhân dân cấp cao, Toà án nhân dân tối cao,... và Toà án chuyên trách), do đó khi cần, người dân cần nộp đơn ở toà án phù hợp để được giải quyết vấn đề của bản thân.

b. Đúng, vì Viện kiểm sát nhân dân là một bộ phận của bộ máy nhà nước, được tổ chức và hoạt động theo pháp luật. Viện kiểm sát cấp trên có trách nhiệm kiểm tra, xử lý nghiêm minh vi phạm pháp luật của Viện kiểm sát cấp dưới. Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên có quyền rút, đình chỉ, huỷ bỏ quyết định trái pháp luật của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp dưới. Do đó, nếu không chấp thuận, đồng tình với quyết định của Viện kiểm sát, người dân có thể khiếu nại lên Viện kiểm sát cấp cao hơn.

c. Đúng, vì một số phiên toà liên quan đến trẻ em cần bảo mật những thông tin liên quan đến trẻ em để tránh gây ảnh hưởng tới cuộc sống hoặc tương lai sau này của trẻ em nên được xét xử kín.

d. Sai, vì trong một số trường hợp, bản án của Toà án có thể xảy ra sai sót và sẽ được huỷ bỏ.

Luyện tập 2 trang 145 KTPL lớp 10: Em đồng tình hay không đồng tình với hành vi nào sau đây?

a. Cán bộ Viện kiểm sát A kể lại diễn biến quá trình điều tra vụ án mà mình đang tham gia với mọi người trong gia đình.

b. Là thư kí Toà án, chị B luôn tận tình hướng dẫn người dân các thủ tục cần thiết để nộp cho Toà án khi có yêu cầu giải quyết tranh chấp.

c. Trường C tổ chức các phiên toà giả định về những vụ án liên quan đến bạo lực học đường để học sinh theo dõi.

d. Không đồng tình với một số quan điểm của kiểm sát viên tại phiên toà nên ông N đã gửi thư góp ý dù vụ án đó không liên quan gì đến mình.

Quảng cáo


Lời giải:

a. Không đồng tình vì hành vi của cán bộ Viện kiểm sát A là sai, vi phạm pháp luật, đáng bị phê phán. Hành vi đó đã tiết lộ các thông tin của vụ án, có thể sẽ gây ảnh hưởng xấu đến quá trình điều tra vụ án.

b. Đồng tình vì hành vi của chị B là đúng, thực hiện tốt trách nhiệm của bản thân trong công việc, đảm bảo quyền lợi của nhân dân.

c. Đồng tình vì thông qua các phiên toà giả định về bạo lực học đường, học sinh được cung cấp kiến thức bổ ích về pháp luật, nâng cao ý thức trong phòng, chống bạo lực học đường.

d. Đồng tình về việc làm của ông N có thể sẽ hỗ trợ kiểm sát viên phát hiện một số sai sót (nếu có) và đưa ra những quyết định chính xác hơn.

Luyện tập 3 trang 145 KTPL lớp 10: Xử lí tình huống

Xử lí tình huống Luyện tập 3 trang 145 Kinh tế và Pháp luật 10

a. Nếu là N, em sẽ làm gì để B thay đổi ý định?

b. Nếu là H, em sẽ làm gì để mẹ thay đổi ý định?

Quảng cáo

Lời giải:

- Xử lí tình huống a. Suy nghĩ của B là không đúng, N nên giải thích cho B hiểu việc đi xem xét xử vụ án ma tuý sẽ giúp nâng cao nhận thức về pháp luật và những vấn đề liên quan, có thể giúp bản thân và những người xung quanh tránh phạm phải những sai lầm tương tự trong tương lai. N nên thuyết phục B cùng đi xem.

- Tình huống b. Suy nghĩ của mẹ H là sai lầm và có thể dẫn đến hành vi vi phạm pháp luật. H nên giải thích để mẹ hiểu anh trai đã làm sai nên cần phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, đây cũng là cơ hội để anh được uốn nắn, thay đổi hành vi, sống tích cực hơn. Khuyến mẹ không nên nhờ người làm giả giấy tờ, cung cấp lời khai giả vì đây là những hành vi trái với quy định của pháp luật và nếu mẹ H cố tinh thực hiện thì có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Vận dụng 1 trang 145 KTPL lớp 10: Em hãy viết bài luận tuyên truyền nhiệm vụ bảo vệ công lí của Tòa án nhân dân và chia sẻ với thầy cô cùng các bạn.

Quảng cáo

Lời giải:

(*) Bài viết tham khảo về nhiệm vụ bảo vệ công lý của tòa án:

- Tòa án có nhiệm vụ bảo vệ công lý có nghĩa là tòa án phải đem đến lẽ phải, sự công bằng trong các vụ tranh chấp mà mình xét xử. Quan trọng hơn, tòa án cũng phải cho xã hội thấy rằng lẽ phải, sự công bằng đã được thực thi trong mỗi vụ tranh chấp mà nó phân xử. Đó là chân lý hiển nhiên, đã trở thành khẩu hiệu của Tư pháp hiện đại: “không những công lý phải được thực thi mà mọi người phải thấy rằng công lý đã được thực thi”, Nếu tòa án thực hiện tốt nhiệm vụ này, mỗi người dân sẽ nhận thức được rằng trong bộ máy nhà nước Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam luôn có một loại cơ quan xét xử chuyên nghiệp để đem lại lẽ phải, lẽ công bằng cho mình mỗi khi có tranh chấp, mỗi khi quyền lợi của mình bị xâm phạm và cần được bảo vệ; rằng cơ quan đó được giao sứ mệnh đem lại công lý cho mình dù kẻ xâm phạm tới quyền lợi của mình có sức mạnh, sự côn đồ hay ngông cuồng tới đâu, thậm chí là cơ quan nhà nước, bởi lẽ phán quyết của cơ quan đó được bảo đảm bằng cưỡng chế nhà nước và tất cả các bên, kể cả các cơ quan nhà nước có liên quan, đều phải tuân phục. Mặt khác, khi đưa tranh chấp ra xét xử trước tòa án, cho dù phán quyết cuối cùng có đúng với ý muốn vị kỉ của các bên hay không các bên cũng phải công nhận rằng đó là công lý đối với mình. Như vậy, tòa án phải thực hiện hoạt động xét xử cùa mình sao cho đối với người dân, tòa án và công lý là một, như chân lý, không thể tách rời.

- Trong bộ máy nhà nước Việt Nam hiện nay, chỉ có tòa án, chứ không phải cơ quan nhà nước nào khác, có nhiệm vụ bảo vệ công lý. Sở dĩ như vậy là vì chỉ có tòa án là cơ quan xét xử chuyên nghiệp, được Hiến pháp giao thực hiện quyền tư pháp. Tòa án phân xử để tìm ra lẽ phải, lẽ công bằng trong những tranh cãi và xung đột lợi ích giữa các bên. Hoạt động xét xử của tòa án được thực hiện một cách công khai và tuân thủ các quy trình tố tụng chặt chẽ. Thẩm phán, những người trực tiếp xét xử, được đào tạo pháp luật bài bản, được trả lương từ ngân sách và không có lợi ích cá nhân liên quan tới vụ việc tranh chấp. Các cơ quan khác như Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân... đều không có chức năng này. Tham gia các thủ tục tố tụng tư pháp còn có một số cơ quan nhà nước khác như cơ quan điều tra, viện kiểm sát nhân dân. Song các cơ quan này không có thẩm quyền đưa ra quyết định phân xử đối với tranh chấp mà chúng có những chức năng riêng. Cơ quan điều tra có chức năng điều tra làm rõ các tình tiết khách quan của vụ án hình sự. Viện kiểm sát nhân dân đại diện Nhà nước thực hiện quyền công tố trong các vụ án hình sự và tiến hành kiểm sát các hoạt động tư pháp. Tuy nhiên, do không được trao thẩm quyền đưa ra quyết định phân xử cuối cùng nên các cơ quan này không được giao nhiệm vụ bảo vệ công lý mà chỉ đóng vai trò nhất định trong quá trình tố tụng để từ đó tòa án thực hiện nhiệm vụ bảo vệ công lý.

- Như vậy, sẽ là không chính xác nếu nói rằng “tòa án có nhiệm vụ trừng trị vi phạm pháp luật và trấn áp tội phạm”. Trong một vụ án hình sự, cho dù người phạm tội đã nhận được hình phạt thích đáng với hành vi phạm tội của mình thì đó cũng không phải là do tòa án đã “trừng trị” họ mà đó là do tòa án đã thực thi công lý đối với họ, sau khi đã tiến hành quá trình xét xử dựa trên các nguyên tắc tố tụng công bằng. Với nhiệm vụ thi hành công lý, tòa án càng thể hiện rõ vị trí trung tâm của hệ thống tư pháp Việt Nam.

- Thực hiện được nhiệm vụ bảo vệ công lý cũng là cơ sở để tạo ra lòng tin của người dân đối với tòa án. Tòa án không bảo vệ được công lý là điều tồi tệ nhất. Khi đó người dân sẽ nghĩ rằng tòa án không phải là nơi có thể bảo vệ quyền và lợi ích của mình và họ sẽ không tìm đến tòa án mỗi khi có tranh chấp. Nói cách khác họ mất niềm tin vào tòa án. Từ đó, họ mất đi niềm tin vào công lý trong xã hội. Mất đi lòng tin của người dân, sự tồn tại của tòa án sẽ trở thành vô nghĩa đối với xã hội. Tóm lại, chỉ khi nào hoàn thành được nhiệm vụ “bảo vệ công lý” thì tòa án mới có thể giành được niềm tin của xã hội.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

Vận dụng 2 trang 145 KTPL lớp 10: Em hãy viết bài luận tuyên truyền chức năng thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân nhằm đảm bảo xét xử kịp thời, nghiêm chỉnh, đúng pháp luật.

Lời giải:

(*)  Bài tham khảo

- Thực hành quyền công tố là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội, được thực hiện ngay từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự.

-  Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố nhằm bảo đảm:

+ Mọi hành vi phạm tội, người phạm tội phải được phát hiện, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử kịp thời, nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan người vô tội, không để lọt tội phạm và người phạm tội;

+ Không để người nào bị khởi tố, bị bắt, tạm giữ, tạm giam, bị hạn chế quyền con người, quyền công dân trái luật.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

Lời giải bài tập Kinh tế Pháp luật lớp 10 Bài 22: Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân Kết nối tri thức hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 10 Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 10 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên