Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 Cánh diều Bài 10: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật

Với tóm tắt lý thuyết Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Bài 10: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KTPL 11.

Lý thuyết KTPL 11 Cánh diều Bài 10: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật

Quảng cáo

1. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ

- Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ:

+ Mọi công dân đều được hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội.

+ Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân.

- Công dân bình đẳng về quyền. Bất kì công dân nào nếu có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều được hưởng các quyền công dân như: quyền bầu cử, ứng cử; quyền khiếu nại, tố cáo; quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin; quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo; quyền sở hữu tài sản; quyền tự do kinh doanh, quyền học tập, quyền được đảm bảo an sinh xã hội,...

- Công dân bình đẳng về nghĩa vụ như: tuân theo Hiến pháp và pháp luật; nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc; nghĩa vụ bảo vệ môi trường, nghĩa vụ nộp thuế,...

- Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt, đối xử bởi lí do dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần và địa vị xã hội. Pháp luật không thừa nhận đặc quyền, đặc lợi của bất kì đối tượng, tầng lớp nào.

Quảng cáo

- Trong cùng một điều kiện, hoàn cảnh như nhau, công dân được hưởng quyền và có nghĩa vụ như nhau, nhưng mức độ sử dụng các quyền và nghĩa vụ đó đến đâu lại tuỳ thuộc vào điều kiện, khả năng và hoàn cảnh của mỗi người.

Lý thuyết KTPL 11 Cánh diều Bài 10: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật

Bầu cử là quyền và nghĩa vụ của công dân

2. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí

- Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí là bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và phải bị xử lí theo quy định của pháp luật, không phân biệt đó là người có chức, có quyền, có địa vị xã hội hay là một công dân bình thường, không phân biệt giới tính, tôn giáo,...

Quảng cáo

- Khi công dân vi phạm pháp luật với tính chất và mức độ vi phạm như nhau, trong một hoàn cảnh như nhau thì từ người lãnh đạo cho đến người lao động bình thường đều phải chịu trách nhiệm pháp lí như nhau, không phân biệt đối xử.

Lý thuyết KTPL 11 Cánh diều Bài 10: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật

3. Ý nghĩa của quyền bình đẳng của công dân đối với đời sống con người và xã hội

- Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật là một trong các quyền cơ bản của con người, của công dân được quy định trong Hiến pháp và luật, được thực hiện trong thực tế.

- Quyền bình đẳng trước pháp luật tạo điều kiện để công dân được sống một cuộc sống an toàn, lành mạnh, được phát triển đầy đủ và toàn diện, trên cơ sở đó có điều kiện và khả năng thực hiện được quyền và nghĩa vụ của mình, đảm bảo sự tôn nghiêm của pháp luật.

- Quyền bình đẳng trước pháp luật tạo ra sự công bằng giữa mọi công dân, không bị phân biệt đối xử trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, là cơ sở đảm bảo cho xã hội an toàn, ổn định và phát triển.

Quảng cáo

Lý thuyết KTPL 11 Cánh diều Bài 10: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật

Bình đẳng giúp cuộc sống của chúng ta tốt đẹp hơn

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 11 Cánh diều hay, ngắn gọn khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 11 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 11 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên