Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 Cánh diều Bài 20: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin

Với tóm tắt lý thuyết Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Bài 20: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KTPL 11.

Lý thuyết KTPL 11 Cánh diều Bài 20: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin

Quảng cáo

1. Pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin

a. Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận

- Khái niệm: Quyền tự do ngôn luận là quyền của công dân được tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về tất cả các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước dưới hình thức bằng lời nói, văn bản bản điện tử (Facebook, Zalo,...), hoặc dưới hình thức khác.

Lý thuyết KTPL 11 Cánh diều Bài 20: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin

- Công dân có thể sử dụng quyền tự do ngôn luận để:

+ Đóng góp ý kiến với cơ quan, trường học, khu dân cư, nơi sinh sống, học tập và công tác,...;

+ Viết bài đăng báo phát biểu ý kiến của mình về tình hình đất nước và thế giới;

+ Tham gia ý kiến về chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước;

+ Góp ý kiến, phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí với cơ quan, tổ chức và cá nhân, cán bộ công chức nhà nước;

+ Góp ý kiến, kiến nghị với đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân trong những lần đại biểu tiếp xúc với cử tri.

- Nghĩa vụ của công dân khi thực hiện quyền tự do ngôn luận:

+ Tuân thủ pháp luật, thực hiện trong khuôn khổ quy định của pháp luật.

Quảng cáo

+ Không ai được lạm dụng quyền tự do ngôn luận để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân.

- Nhà nước, các cơ quan, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm tôn trọng quyền tự do ngôn luận của công dân.

b. Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do báo chí

- Quyền tự do báo chí là quyền của công dân được sáng tạo tác phẩm báo chí, tiếp cận thông tin báo chí, cung cấp thông tin cho báo chí, phản hồi thông tin trên báo chí.

- Tự do báo chí là một trong các quyền cơ bản của công dân, được pháp luật bảo vệ, thông qua phương tiện thông tin đại chúng, thể hiện ý kiến, quan điểm, tình cảm của mình trước các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước.

Lý thuyết KTPL 11 Cánh diều Bài 20: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin

Quyền tự do báo chí (minh họa)

- Đồng thời với việc thực hiện quyền, công dân có nghĩa vụ tuân thủ pháp luật nhằm bảo vệ chế độ xã hội, bảo vệ Nhà nước. Chỉ thực hiện quyền tự do báo chí trong khuôn khổ pháp luật, không được lợi dụng quyền để xuyên tạc sự thật, chống phá Nhà nước, xâm phạm quyền và lợi ích của Nhà nước và công dân.

Quảng cáo

- Nhà nước, các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tạo mọi điều kiện để công dân thực hiện quyền của mình.

c. Quyền và nghĩa vụ công dân về tiếp cận thông tin

- Quyền tiếp cận thông tin là quyền của công dân tiếp cận các thông tin do cơ quan nhà nước nắm giữ.

Lý thuyết KTPL 11 Cánh diều Bài 20: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin

- Quyền của công dân trong tiếp cận thông tin, bao gồm:

+ Được tiếp cận mọi thông tin của cơ quan nhà nước (trừ thông tin không được tiếp cận và thông tin được tiếp cận có điều kiện). Việc thực hiện quyền này phải theo Luật Tiếp cận thông tin.

+ Được tiếp cận thông tin bằng cách tự do tiếp cận thông tin được cơ quan nhà nước công khai hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước cung cấp thông tin.

+ Được cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời;

+ Khiếu nại, khởi kiện, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về tiếp cận thông tin.

Quảng cáo

- Khi thực hiện quyền tiếp cận thông tin, công dân có nghĩa vụ:

+ Tuân thủ quy định của pháp luật về tiếp cận thông tin;

+ Không làm sai lệch nội dung thông tin đã được cung cấp;

+ Không xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức hoặc của người khác khi thực hiện quyền tiếp cận thông tin.

Lý thuyết KTPL 11 Cánh diều Bài 20: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin

2. Hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin của công dân

- Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và tiếp cận thông tin là quyền tự do cơ bản của công dân, được Nhà nước, các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện nghiêm chỉnh trong cuộc sống. Bên cạnh đó, vẫn có những tổ chức, cá nhân luôn tìm mọi cách lợi dụng các quyền này trên báo chí và không gian mạng để tuyên truyền thông tin xấu, xuyên tạc sự thật của Nhà nước và công dân.

- Các hành vi vi phạm quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin xâm phạm lợi ích quốc gia, gây hậu quả nghiêm trọng:

+ Làm ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội;

+ Gây phương hại đến uy tín, danh dự, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, công dân, ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của Nhà nước.

- Các hành vi vi phạm, tuỳ theo mức độ, có thể bị xử lí kỉ luật, xử lí hành chính hoặc bị xử lí hình sự theo quy định của pháp luật.

3. Trách nhiệm của học sinh trong thực hiện các quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin

- Thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin là trách nhiệm của mọi công dân, trong đó có học sinh.

- Là công dân - học sinh, mỗi chúng ta cần:

+ Học tập, tìm hiểu các nội dung cơ bản về quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin.

+ Tự giác thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình; không được xâm phạm quyền của người khác, nhắc nhở bạn bè và những người xung quanh cùng thực hiện.

+ Biết bảo vệ quyền của mình; tố cáo, phê phán, đấu tranh với các hành vi trái pháp luật, xâm phạm quyền của mình và của người khác.

+ Nhắc nhở bạn bè xung quanh cùng thực hiện các quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin.

Lý thuyết KTPL 11 Cánh diều Bài 20: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin

Tuân thủ pháp luật, ứng xử có văn hóa trên không gian mạng

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 11 Cánh diều hay, ngắn gọn khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 11 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 11 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên