Giải Kinh tế Pháp luật 11 trang 109 Chân trời sáng tạo

Với Giải Kinh tế Pháp luật 11 trang 109 trong Bài 14: Quyền và nghĩa vụ công dân về bầu cử và ứng cử Kinh tế và Pháp luật lớp 11 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KTPL 11 trang 109.

Giải Kinh tế Pháp luật 11 trang 109 Chân trời sáng tạo

Quảng cáo

Luyện tập 1 trang 109 KTPL 11: Em đồng tình hay không đồng tình với nhận định nào sau đây? Vì sao?

a. Ứng cử là phương thức lựa chọn người đại diện, thay mặt cho công dân để làm lãnh đạo, thực hiện chức năng, nhiệm vụ nhất định.

b. Mọi công dân đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ mười tám tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân.

c. Trong một số trường hợp đặc biệt, cử tri được nhờ người khác bầu cử thay.

d. Việc bỏ phiếu phải được công khai trước sự chứng kiến của các thành viên Tổ bầu cử.

e. Người đang bị tạm giam, người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc thì bị tước quyền bầu cử.

Quảng cáo

Lời giải:

- Nhận định a. Không đồng tình với nhận định a vì ứng cử là một trong những quyền chính trị hiển định, cơ bản của công dân, được pháp luật bảo đảm. Ứng cử là quyền của công dân tự ghi tên vào danh sách ứng cử viên để có thể được bầu trong một cuộc bầu cử làm đại biểu các cơ quan dân cử.

- Nhận định b. Đồng tình với nhận định b vì theo quy định tại Điều 27 Hiến pháp năm 2013.

- Nhận định c. Không đồng tình với nhận định c vì cử tri phải tự mình đi bầu cử, không được nhờ người khác bầu cử thay.

- Nhận định d. Đồng tình với nhận định d vì quyền bầu cử, ứng cử của công dân được thực hiện theo nguyên tắc bầu cử phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Theo quy định tại khoản 7 Điều 69 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015, “Khi cử tri bỏ phiếu xong, Tổ bầu cử có trách nhiệm đóng dấu "Đã bỏ phiếu" vào thẻ cử tri

Quảng cáo

- Nhận định e.  Không đồng tình với nhận định e vì đối với cử tri là người đang bị tạm giam, người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc mà trại tạm giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc không tổ chức khu vực bỏ phiếu riêng hoặc cử tri là người đang bị tạm giữ tại nhà tạm giữ thì Tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến trại tạm giam, nhà tạm giữ, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc đề cử tri nhận phiếu bầu và thực hiện việc bầu cử.

Luyện tập 2 trang 109 KTPL 11: Em hãy đánh giá hành vi của các nhân vật sau:

a. Anh V (19 tuổi) tự mình ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân để ra sức giúp ích cho địa phương.

b. Cô Q vận động tất cả cử tri là thành viên trong gia đình và hàng xóm đi bầu cử.

c. Bà N phản bác những luận điệu xuyên tạc trên mạng xã hội về bầu cử, ứng cử trong quá trình tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.

Quảng cáo

d. Tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến chỗ ở riêng của chị P (một người khuyết tật vận động) để chị có thể bỏ phiếu bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.

Lời giải:

- Trường hợp a. Hành vi của anh V tự mình ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân đề ra sức giúp ích cho địa phương là đúng quy định của pháp luật.

- Trường hợp b.  Hành vi của cô Q vận động tất cả cử tri là thành viên trong gia đình và hàng xóm đi bầu cử là đúng quy định của pháp luật.

- Trường hợp c. Hành vi của bà N phân bác những luận điệu xuyên tạc trên mạng xã hội về bầu cử, ứng cử trong quá trình tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp là đúng quy định của pháp luật.

- Trường hợp d. Hành vi của Tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến chỗ ở riêng của chị P (một người khuyết tật vận động) để chị có thể bỏ phiếu bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân là đúng quy định của pháp luật.

Luyện tập 3 trang 109 KTPL 11: Em hãy cho biết trường hợp nào dưới đây được quyền bầu cử, ứng cử/ trường hợp nào không có quyền bầu cử, ứng cử và giải thích

a. Anh P (25 tuổi), bị bệnh tâm thần.

b. Bà G (90 tuổi) do sức yếu nên không thể đi lại được.

c. Ông C bị ung thư và đang điều trị nội trú tại Bệnh viện K.

d. Chị Q đang bị Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh T khởi tố bị can về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

e. Y bị đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc do có hành vi gây rối trật tự nơi công cộng theo quyết định của Toà án nhân dân huyện M.

Lời giải:

- Trường hợp a: Anh P không được quyền bầu cử, ứng cử.

- Trường hợp b: Bà G được quyền bầu cử.

- Trường hợp c: Ông C được quyền bầu cử.

- Trường hợp d: Chị Q được quyền bầu cử nhưng không được quyền ứng cử.

- Trường hợp e: Y dược quyền bầu cử nhưng không được quyền ứng cử.

Lời giải bài tập Kinh tế Pháp luật lớp 11 Bài 14: Quyền và nghĩa vụ công dân về bầu cử và ứng cử Chân trời sáng tạo hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 11 Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 11 hay khác:

Săn shopee giá ưu đãi :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 11 Chân trời sáng tạo khác
Tài liệu giáo viên