Giải Kinh tế Pháp luật 11 trang 133 Chân trời sáng tạo

Với Giải Kinh tế Pháp luật 11 trang 133 trong Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm Kinh tế và Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KTPL 11 trang 133.

Giải Kinh tế Pháp luật 11 trang 133 Chân trời sáng tạo

Quảng cáo

Luyện tập 1 trang 133 KTPL 11: Em đồng tình hay không đồng tình với nhận định nào sau đây? Vì sao?

a. Hành vi xâm phạm đến sức khoẻ của người khác thì luôn bị xử lí về hình sự. b. Chia sẻ các thông tin không đúng sự thật chi phải chịu trách nhiệm hành chính.

c. Ai cũng có quyền bắt người nếu có thông tin cho rằng người đó đã thực hiện hành vi phạm tội.

d. Cơ quan điều tra tạm giữ hình sự người phạm tội đúng pháp luật thì không xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể.

e. Pháp luật quy định quyền bất khả xâm phạm về thân thể là nhằm mục đích ngăn chặn hành vi bắt, giữ người tuỳ tiện.

Lời giải:

- Nhận định a. Không đồng tình với nhận định a vì hành vi xâm phạm đến sức khoẻ của người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tuỳ vào mức độ thiệt hại mà hành vi vi phạm gây ra.

Quảng cáo

- Nhận định b. Không đồng tình với nhận định b vì hành vi chia sẻ các thông tin không đúng sự thật nếu gây thiệt hại nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 156 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

- Nhận định c. Không đồng tinh với nhận định c vì chỉ được bắt người khi có căn cứ theo quy định pháp luật.

- Nhận định d. Đồng tình với nhận định d vì theo quy định của Hiến pháp năm 2013 và Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 thì việc tạm giữ người là được phép nếu có căn cứ và tiến hành theo trình tự luật định.

- Nhận định e. Đồng tình với nhận định e vì theo quy định của pháp luật: Mọi công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Toà án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang.

Quảng cáo

Luyện tập 2 trang 133 KTPL 11: Em có nhận xét gì về hành vi của các nhân vật trong những tình huống sau:

a. M vượt đèn đỏ, đâm xe vào ông N, khiến ông bị gãy chân.

b. Chị V trình báo với các cơ quan chức năng về hành vi thường xuyên đánh đập, hành hạ con mình của anh H.

c. Anh D do chưa đòi được khoản tiền mà chị C vay nên đã chặn đường bắt giữ chị C, đồng thời quay phim, chụp ảnh nói chị C lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

d. Chị A lên Cơ quan điều tra tố giác anh B có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của chị.

Lời giải:

- Tình huống a. Hành vi vượt đèn đỏ của M vi phạm quy định về an toàn giao thông, đồng thời xâm phạm quyền được bảo hộ về sức khoẻ của ông N (khiến ông bị gãy chân).

Quảng cáo

- Tình huống b. Hành vi trình báo với các cơ quan chức năng về việc anh H thường xuyên đánh đập, hành hạ con mình của chị V phù hợp quy định pháp luật vì góp phần bảo vệ quyền được bảo hộ về sức khoẻ của con chị V.

- Tình huống c. Hành vi chặn đường bắt giữ chị C của anh D xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể; hành vi quay phim, chụp ảnh nói chị C lừa đảo chiếm đoạt tài sản xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của chị C.

- Tình huống d. Hành vi lên Cơ quan điều tra tố giác anh B có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của chị A phù hợp với quy định pháp luật về việc tự bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của mình (danh dự, nhân phẩm) khi bị xâm hại.

Luyện tập 3 trang 133 KTPL 11: Em hãy chỉ ra hậu quả của hành vi trong các trường hợp sau:

a. Nghi ngờ anh M tổ chức cho người khác nhập cảnh trái phép, ông N là công an viên đã gửi giấy triệu tập, yêu cầu anh M tới trụ sở Cơ quan công an để lấy lời khai. Mặc dù anh M đã cung cấp các bằng chứng chứng minh mình ngoại phạm, không liên quan đến hành vi vi phạm nhưng ông N vẫn giữ anh M ở tại trụ sở Cơ quan công an trong 48 giờ mà không ra bất kì quyết định tạm giữ theo quy định của pháp luật. Việc làm của ông N đã xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của anh M.

b. Anh H và chị K là hàng xóm của nhau. Một hôm, thấy chị K vứt rác sang nhà mình nên anh H đã nhắc nhở. Hai bên lời qua tiếng lại. Nghe thấy cãi vã, vợ anh H chạy ra dùng hung khí đánh vào đầu chị K, khiến chị bị thương tật vĩnh viễn 15%. Hành vi của vợ anh H bị truy cứu trách nhiệm hình sự và bị phạt một năm tù giam.

Lời giải:

- Trường hợp a. Hậu quả hành vi của ông N

+ Đối với anh M: ông N đã xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể của anh M

+ Đối với bản thân ông N: có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình.

- Trường hợp b. Hậu quả hành vi của vợ anh H

+ Đối với chị K: gây thương tật vĩnh viễn 15% cho chị K

+ Đối với bản thân vợ anh H: bị truy cứu trách nhiệm hình sự và bị phạt một năm tù giam.

Lời giải bài tập Giáo dục KTPL 11 Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 11 Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 11 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 11 Chân trời sáng tạo khác
Tài liệu giáo viên