Giải Kinh tế Pháp luật 11 trang 76 Chân trời sáng tạo

Với Giải Kinh tế Pháp luật 11 trang 76 trong Bài 10: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật Kinh tế và Pháp luật lớp 11 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KTPL 11 trang 76.

Giải Kinh tế Pháp luật 11 trang 76 Chân trời sáng tạo

Quảng cáo

Luyện tập 2 trang 76 KTPL 11: Em hãy cho biết hành vi nào dưới đây vi phạm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật

a. Công ty X buộc chị M thôi việc trong thời gian đang nuôi con tám tháng tuổi.

b. Chính sách miễn giảm học phí của Nhà nước đã tạo điều kiện giúp đỡ nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn được đến trường.

c. Cảnh sát giao thông xử phạt người tham gia giao thông đường bộ vi phạm trật tự an toàn giao thông, bất kể người đó là ai.

d. Toà án nhân dân tỉnh T xét xử vụ án kinh tế trong tỉnh, không phụ thuộc vào người bị xét xử là cán bộ lãnh đạo hay nhân viên.

e. Công ty K đã xếp anh M được hưởng mức lương cao hơn anh N mặc dù vị trí công việc, trình độ, kinh nghiệm của cả hai giống nhau, mà không có thoả thuận lao động tập thể.

Quảng cáo

Lời giải:

- Hành vi không vi phạm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật là: b, c, d.

- Hành vi vi phạm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật là: a, e. Vì:

+ Trường hợp a. Hành vi buộc chị M thôi việc trong thời gian đang nuôi con tám tháng tuổi của Công ty X là vi phạm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật. Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 17 Bộ luật Lao động năm 2019, người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động vì lí do nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ các trường hợp đặc biệt khác.

+ Trường hợp e. Hành vi Công ty K xếp anh M được hưởng mức lương cao hơn anh N mặc dù vị trí công việc, trình độ, kinh nghiệm của cả hai giống nhau mà không có thoả thuận lao động tập thể đã vi phạm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.

Quảng cáo

Luyện tập 3 trang 76 KTPL 11: Em hãy thực hiện các bài tập sau:

a. Theo khoản 2 Điều 7 Thông tư số 08/2022/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 06 - 6 - 2022, các thí sinh người dân tộc thiểu số, con thương binh, con liệt sĩ khi xét tuyển Đại học sẽ được cộng hai điểm.

Quy định điểm ưu tiên trong thông tin trên có vi phạm quyền bình đẳng của công dân trong học tập không? Vì sao?

b. Anh T là giám đốc doanh nghiệp tư nhân có nhiều đóng góp cho địa phương X. Một lần, do trễ giờ làm, anh đã vượt đèn đỏ, lấn vạch khi tham gia giao thông. Hành vi của anh T đã bị cảnh sát giao thông lập biên bản và xử phạt hành chính. Anh T đề nghị bỏ qua vì cho rằng mình có vị trí trong xã hội và có nhiều đóng góp cho sự phát triển của địa phương. Cảnh sát giao thông không đồng ý và yêu cầu anh T phối hợp thực hiện.

Quảng cáo

- Theo em, lời đề nghị của anh T trong trường hợp trên có phù hợp không? Vì sao?

- Cảnh sát giao thông không đồng ý với đề nghị của anh T có đảm bảo quyền bình đẳng của công dân về trách nhiệm pháp lí không? Vì sao?

c. Chị B là thư kí giám đốc của Công ty Y. Do phải thường xuyên đi công tác, chị B ít có thời gian chăm sóc gia đình. Sau khi chị kết hôn với anh T được một năm, anh T yêu cầu chị phải nghỉ việc. Anh chia sẻ, phụ nữ phải có trách nhiệm chăm lo cho gia đình. Kiếm tiền là công việc của đàn ông. Chị B không đồng ý. Anh T tuyên bố, trong gia đình, người chồng là chủ, mọi việc vợ phải nghe và làm theo lời chồng.

Việc anh T yêu cầu chị B nghỉ việc có vi phạm quyền bình đẳng của công dân không? Vì sao?

Lời giải:

- Bài tập a. Quy định điểm ưu tiên không vi phạm quyền bình đẳng của công dân trong học tập vì đây là quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo để tạo công bằng cho các thí sinh vùng miền/ thí sinh có hoàn cảnh khó khăn nhưng có tinh thần hiếu học. Chính sách cộng điểm ưu tiên đã mở ra cơ hội trúng tuyển đại học cho nhiều HS để được học tập, phát triển bản thân, góp phần phát triển kinh tế, xã hội cho đất nước

- Bài tập b.

+ Lời đề nghị của anh T không phù hợp vì vi phạm về quyền công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí. Cho dù ở vị trí nào, làm nghề gì, khi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lí, hành chính, dân sự, hình sự, kỷ luật về hành vi vi phạm của mình và bị xử lí theo quy định của pháp luật. Công dân vi phạm pháp luật với tính chất và mức độ như nhau thì phải chịu trách nhiệm pháp lí như nhau.

+ Cảnh sát giao thông không đồng ý với đề nghị của anh T là đảm bảo quyền bình đẳng của công dân về trách nhiệm pháp lí vì Cảnh sát giao thông được Nhà nước trao quyền thực hiện đúng quy định của pháp luật, đảm bảo công bằng cho xã hội.

- Bài tập c. Anh T yêu cầu chị B nghỉ việc vi phạm quyền bình đẳng của công dân vì theo Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định “vợ, chồng bình đẳng về quyền và nghĩa vụ”.

Lời giải bài tập Kinh tế Pháp luật lớp 11 Bài 10: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật Chân trời sáng tạo hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 11 Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:

Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Tài liệu giáo viên