Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Chân trời sáng tạo Bài 5 (có đáp án): Cộng đồng ASEAN: Từ ý tưởng đến hiện thực
Với 20 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 5: Cộng đồng ASEAN: Từ ý tưởng đến hiện thực có đáp án chi tiết đầy đủ các mức độ sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh lớp 12 ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 12.
Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Chân trời sáng tạo Bài 5 (có đáp án): Cộng đồng ASEAN: Từ ý tưởng đến hiện thực
Câu 1. Ý tưởng xây dựng Cộng đồng ASEAN được các quốc gia thành viên chính thức khẳng định (1997) đã
A. tạo tiền đề để các quốc gia ASEAN mở rộng quan hệ đối ngoại trên toàn cầu.
B. tạo cơ sở cho sự hợp tác toàn diện giữa các nước phát triển lên một tầm cao mới.
C. đánh dấu chấm dứt sự chia rẽ trong nội bộ của các nước sáng lập tổ chức ASEAN.
D. đưa ASEAN trở thành tổ chức liên kết khu vực thành công nhất trên thế giới.
Câu 2. Nội dung nào sau đây không phải là cơ sở để xây dựng Cộng đồng Chính trị-An ninh ASEAN?
A. Thành quả hợp tác chính trị-an ninh đã đạt được.
B. Các nguyên tắc cơ bản tổ chức ASEAN xây dựng
C. Các cơ sở pháp lý mà các nước thành viên thông qua.
D. Sự tương đồng về thể chế chính trị giữa các nước.
Câu 3. “Toàn bộ Đông Nam Á sẽ là một cộng đồng ASEAN, nhận thức được các mối liên hệ lịch sử của mình, hiểu rõ di sản văn hóa của mình và gắn bó với nhau bằng một bản sắc chung của khu vực” là nội dung của văn kiện nào sau đây của tổ chức ASEAN?
A. Hiến chương ASEAN
B. Tuyên bố Băng Cốc
C. Tuyên bố Ba-li II
D. Tầm nhìn ASEAN 2020.
Câu 4. Cộng đồng Kinh tế ASEAN được thành lập nhằm mục tiêu nào sau đây?
A. Xây dựng ASEAN thành khu vực kinh tế ổn định, thịnh vượng, cạnh tranh cao.
B. Xây dựng ASEAN thành khu vực có nền kinh tế phát triển mạnh nhất thế giới.
C. Xây dựng ASEAN thành cộng đồng lấy con người và bình đẳng làm trung tâm.
D. Phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của khu vực, tạo dựng bản sắc ASEAN.
Câu 5. Năm 2020, tổ chức ASEAN đã có hoạt động nào sau đây?
A. Thông qua văn kiện Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau năm 2025.
B. Kết nạp Đông Ti-mo là quốc gia thành viên thứ 11.
C. Tuyên bố chính thức thành lập Cộng đồng ASEAN.
D. Thông qua văn kiện Tầm nhìn ASEAN 2020.
Câu 6. Sự chênh lệch về thu nhập, trình độ phát triển là một trong những thách thức của Cộng đồng ASEAN trên lĩnh vực nào sau đây?
A. Quân sự
B. Chính trị
C. Kinh tế
D. Văn hóa
Câu 7. Nội dung nào sau đây là điểm tương đồng về ý nghĩa sự ra đời của văn kiện Tầm nhìn ASEAN 2020 và Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau năm 2025?
A. Tạo cơ sở pháp lý để ASEAN mở rộng các nước thành viên trong khu vực.
B. Hoàn thiện về thể chế, chính sách để ASEAN mở rộng hợp tác với bên ngoài.
C. Định hướng cho hoạt động và phát triển của tổ chức ASEAN trong tương lai.
D. Đặt nền móng vững chắc để hoàn thành ý tưởng thành lập Cộng đồng ASEAN.
Câu 8. Việc Việt Nam gia nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN đã tạo ra thách thức nào sau đây?
A. Các loại hàng hóa, dịch vụ và thương mại bị đánh thuế cao.
B. Sự cạnh tranh quyết liệt về thị trường tiêu thụ hàng hóa.
C. Nguồn vốn đầu tư ra bên ngoài bị phân tán và manh mún.
D. Gia tăng xung đột và tranh chấp kinh tế ở khu vực Biển Đông.
Câu 9. Các nước ASEAN thông qua văn kiện Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau năm 2025 trong bối cảnh lịch sử nào sau đây?
A. Mọi tranh chấp trên Biển Đông đã được giải quyết triệt để.
B. Cộng đồng ASEAN đạt được nhiều thành tựu quan trọng.
C. Xu thế liên kết khu vực và toàn cầu hòa bắt đầu xuất hiện.
D. ASEAN đã kết nạp đủ tất cả các nước khu vực Đông Nam Á.
Câu 10. Ngay khi thành lập (1967), tổ chức ASEAN đã
A. kí Hiệp ước Thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á.
B. thông qua bản Hiến chương ASEAN.
C. đề ra ý tưởng xây dựng Cộng đồng ASEAN.
D. ra Tuyên bố về khu vực hòa bình, tự do và trung lập.
Câu 11. Cộng đồng ASEAN được xây dựng dựa trên ba trụ cột là Cộng đồng Chính trị-An ninh, Cộng đồng Kinh tế và Cộng đồng
A. Đối ngoại-Tiền tệ
B. Văn hóa-Xã hội
C. Thể thao-Du lịch
D. Giáo dục-Công nghệ
Câu 12. AEC là tên viết tắt bằng tiếng Anh của
A. Cộng đồng Kinh tế ASEAN.
B. Cộng đồng Chính trị-An ninh ASEAN.
C. Cộng đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN
D. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.
Câu 13. Cộng đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN được thành lập nhằm mục tiêu nào sau đây?
A. Xây dựng một khu vực có sức cạnh tranh cao và phát triển đồng đều
B. Xây dựng một khu vực năng động, có quan hệ rộng mở với bên ngoài.
C. Lấy con người làm trung tâm, xây dựng tình đoàn kết giữa các quốc gia.
D. Tạo ra sự di chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ đầu tư và luồng vốn.
Câu 14. Việc xây dựng Cộng đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN đã mang lại ý nghĩa nào sau đây?
A. Tạo thuận lợi để xây dựng hai trụ cột Kinh tế và Chính trị-An ninh.
B. Góp phần xóa bỏ sự khác biệt về thể chế chính trị và văn hóa các nước.
C. Là nhân tố quyết định thúc đẩy phát triển kinh tế và hội nhập của ASEAN.
D. Tạo tiền đề để triển khai mục tiêu nhất thế hóa toàn bộ khu vực Đông Nam Á.
Câu 15. Năm 1997, văn kiện nào sau đây của tổ chức ASEAN đã được thông qua?
A. Tuyên bố về khu vực hòa bình, tự do và trung lập.
B. Hiệp ước Thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á.
C. Tuyên bố Cua-la Lăm-pua.
D. Tầm nhìn ASEAN 2020.
Câu 16. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa sự thành lập Cộng đồng ASEAN?
A. Đáp ứng nguyện vọng phát triển của các quốc gia thành viên.
B. Đưa sự hợp tác toàn diện giữa các nước lên một nấc thang mới.
C. Góp phần định hướng cho sự phát triển của ASEAN trong tương lai.
D. Đánh dấu sự hoàn thiện về thể chế, chính sách hợp tác của ASEAN.
Câu 17. Trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2015, tổ chức ASEAN không có hoạt động nào sau đây?
A. Thông qua bản Hiến chương ASEAN.
B. Chính thức thành lập Cộng đồng ASEAN.
C. Thông qua Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN 2009-2015.
D. Thông qua văn kiện Tầm nhìn ASEAN 2020.
Câu 18. Cộng đồng Chính trị-An ninh ASEAN được thành lập nhằm mục tiêu nào sau đây?
A. Tạo ra một khối phòng thủ chung để bảo vệ các nước.
B. Tạo dựng môi trường hòa bình và an ninh ở khu vực.
C. Tạo ra một thị trường và nền tảng sản xuất thống nhất.
D. Nâng cao ý thức về cộng đồng và bản sắc chung ASEAN.
Câu 19. Trong giai đoạn 2009-2015, các quốc gia thành viên của tổ chức ASEAN đã
A. hoàn thiện đề xuất ý tưởng xây dựng Cộng đồng ASEAN.
B. tích cực chuẩn bị cho sự xác lập của Cộng đồng ASEAN.
C. xóa bỏ hàng rào thuế quan trong buôn bán giữa các nước.
D. xây dựng cơ sở pháp lý để thành lập Cộng đồng ASEAN.
Câu 20. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng ý nghĩa sự ra đời của văn kiện Tầm nhìn ASEAN 2020?
A. Định hướng cho sự phát triển trong tương lai của tổ chức ASEAN.
B. Lần đầu tiên xác định được nguyên tắc trong quan hệ giữa các nước.
C. Chứng tỏ việc triển khai xây dựng Cộng đồng ASEAN đã hoàn thành cơ bản.
D. Đánh dấu hoàn thành quá trình mở rộng ASEAN ra toàn khu vực Đông Nam Á.
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 12 Chân trời sáng tạo có đáp án hay khác:
Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 7: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954)
Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 8: Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975)
Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 10: Khái quát về công cuộc Đổi mới từ năm 1986 đến nay
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:
- Giải sgk Lịch Sử 12 Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề học tập Lịch Sử 12 Chân trời sáng tạo
- Giải SBT Lịch Sử 12 Chân trời sáng tạo
- Giải lớp 12 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 12 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 12 Cánh diều (các môn học)
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST