Lý thuyết Lịch Sử 7 Cánh diều Bài 13: Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Ngô, Đinh, Tiền Lê (939-1009)
Với tóm tắt lý thuyết Lịch Sử lớp 7 Bài 13: Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Ngô, Đinh, Tiền Lê (939-1009) sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Lịch Sử 7.
Lý thuyết Lịch Sử 7 Cánh diều Bài 13: Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Ngô, Đinh, Tiền Lê (939-1009)
Chỉ từ 100k mua trọn bộ lý thuyết Lịch Sử 7 Cánh diều (cả năm) bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
1. Những nét chính về thời Ngô
- Sau khi đánh tan quân Nam Hán, năm 939 Ngô Quyền xưng vương.
- Kinh đô: Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội)
- Tổ chức bộ máy nhà nước:
+ Đứng đầu nhà nước là Vua, quyết định mọi công việc chính trị, ngoại giao, quân sự
+ Bỏ chức Tiết độ sứ, đặt các chức quan văn, võ.
+ Cử các tướng có công trấn giữ, quản lý các châu.
Quang cảnh một góc khu di tích Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội)
2. Công cuộc thống nhất đất nước của Đinh Bộ Lĩnh và sự thành lập nhà Đinh
- Quá trình Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước:
+ Năm 944, Ngô Quyền mất, Dương Tam Kha tiếm quyền.
+ Năm 965, chính quyền trung ương tê liệt, hào trưởng các địa phương nổi dậy cát cứ tạo nên cục diện “loạn 12 sứ quân”.
+ Đinh Bộ Lĩnh lập căn cứ ở Hoa Lư liên kết được với sứ quân Trần Lãm, chiêu dụ được sứ quân Phạm Bạch Hổ và dẹp yên các sứ quân khác.
+ Cuối năm 967, tình trạng cát cứ chấm dứt, đất nước thống nhất.
Tranh minh họa Đinh Bộ Lĩnh thời nhỏ
- Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế (Đinh Tiên Hoàng), lấy niên hiệu là Thái Bình,đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư (Ninh Bình). Ông phong vương cho các con, cử tướng lĩnh thân cận nắm giữ các chức vụ chủ chốt, cho đúc tiền để lưu hành, xây dựng cung điện.
3. Tổ chức chính quyền thời Đinh, Tiền Lê
- Thời Đinh, tổ chức chính quyền về cơ bản vẫn được duy trì như thời Ngô. Năm 971, Đinh Tiên Hoàng bắt đầu quy định cụ thể các cấp bậc văn võ, tăng đạo.
- Cuối năm 979, Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn bị sát hại, con trai thứ là Đinh Toàn lên ngôi còn nhỏ tuổi. Trước ngu cơ xâm lược của nhà Tống, các tướng lĩnh suy tôn Lê Hoàn lên làm vua (Lê Đại Hành).
- Tổ chức bộ máy nhà nước thời Tiền Lê:
+ Triều đình trung ương do vua đứng đầu, nắm mọi quyền hành.
+ Dưới vua là một viên đại thần và hệ thống quan lại, gồm các chức quan văn, quan võ; tăng quan đạo quan.
+ Các con vua được phong vương và trấn giữ các vùng hiểm yếu.
+ Năm 1002, Lê Đại Hành đổi 10 đạo trong cả nước thành các lộ, phủ và châu.
4. Đời sống xã hội và văn hóa
- Xã hội tồn tại hai giai cấp chủ yếu là: giai cấp thống trị, giai cấp bị trị
+ Giai cấp thống trị gồm: vua, quan, địa chủ, quý tộc, một bộ phận nhà sư, đạo sĩ
+ Giai cấp bị trị gồm: nông dân, thợ thủ công, thương nhân, nô tì.
- Văn hóa
+ Giáo dục chưa phát triển.
+ Nho giáo bắt đầu xâm nhập, chưa có nhiều ảnh hưởng trong xã hội.
+ Đạo Phật được truyền bá rộng rãi.
+ Văn hóa dân gian như: ca hát, nhảy múa, đua thuyền, đánh vật,... phát triển.
Chùa Nhất Trụ ở Hoa Lư (Ninh Bình)
5. Cuộc kháng chiến chống Tống của nhà Tiền Lê (năm 981)
* Diễn biến:
- Đầu năm 981, Quân Tống tiến đánh nước ta theo hai đường thủy – bộ.
+ Quân bộ theo đường Lạng Sơn.
+ Quân thủy: theo đường sông Bạch Đằng.
- Lê Hoàn cho quân đóng cọc gỗ trên sông Bạch Đằng để ngăn chặn thuyền địch, buộc thủy quân của Tống phải rút lui.
- Trên bộ, quân dân Tiền Lê chặn đánh quyết liệt, buộc quân Tống phải rút về nước.
Lược đồ kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê
* Kết quả: cuộc kháng chiến chống Tống của quân dân Tiền Lê thắng lợi.
* Ý nghĩa:
- Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí quyết tâm chống ngoại xâm của dân tộc
- Chứng tỏ bước phát triển của đất nước và khả năng bảo vệ độc lập dân tộc của quân dân Đại Cồ Việt.
Xem thêm tóm tắt lý thuyết Lịch Sử lớp 7 Cánh diều hay khác:
Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 14: Công cuộc xây dựng đất nước thời Lý (1009-1225)
Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 15: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược của nhà Lý (1075-1077)
Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 16: Công cuộc xây dựng đất nước thời Trần (1226-1400)
Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 18: Nhà Hồ và cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược (1400-1407)
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:
- Giải sgk Lịch Sử 7 Cánh diều
- Giải SBT Lịch Sử 7 Cánh diều
- Giải lớp 7 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 7 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 7 Kết nối tri thức (các môn học)
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giải bài tập Lịch Sử lớp 7 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Lịch Sử lớp 7 bộ sách Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 7 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 7 - Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 7 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 7 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 7 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 7 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 7 - Cánh diều